NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Nhà tâm lý Burrhus Frederic Skinner(1904-1990)

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

Nhà tâm lý Burrhus Frederic Skinner(1904-1990) Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhà tâm lý Burrhus Frederic Skinner(1904-1990)   Nhà tâm lý Burrhus Frederic Skinner(1904-1990) Icon_minitimeWed Jul 15, 2009 8:44 pm

Nhà tâm lý Burrhus Frederic Skinner(1904-1990) SkinnerBurrhus Frederic Skinner(1904-1990) sinh ngày 20 tháng 3 tại Susquehanna, Pennsylvania, trong một gia đình trung lưu ổn định, đầm ấm. Cha ông là một luật sư và mẹ ông là bà nôi trợ. Skinner được giáo dục theo các chuẩn mực đạo đức nghiêm khắc nhưng chỉ bị đánh phạt một lần duy nhất.

Giống như Hull, hồi nhỏ Skinner có thiên khiếu chế tạo máy móc. Ở trung học, Skinner giỏi về môn văn học nhưng kém về môn khoa học, và ông kiếm được tiền nhờ chơi trong một ban nhạc jazz và một dàn nhạc hoà tấu. Skinner tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Hamilton College và không hề qua một khoá học nào về tâm lý học. Ông bỏ ghế nhà trường với một niềm say mê trở thành nhà văn. Một phần niềm say mê này được khích lệ bởi sự kiện nhà thơ nổi tiếng Robert Fost đánh giá cao ba truyện ngắn của ông.

Nhưng sau nhiều lần cố gắng, Skinner đều thất bại trong nghề viết văn. Thời gian ở Greenwich Village, Skinner có dịp đọc các tác phẩm của Pavlov và Watson và ông bị ấn tượng rất mạnh. Khi từ châu Âu trở về năm 1928, ông ghi danh học chương trình tốt nghiệp tâm lý học tại Harvard. Cảm thấy cuối cùng đã tìm được tổ ấm của mình, Skinner hoàn toàn dốc sức vào việc học tập.

Tôi thường thức dậy lúc sau giờ sáng, học cho tới khi ăn sáng, đến lớp, phòng thí nghiệm, thư viện và trong ngày không còn một chút giờ rãnh quá mười lăm phút, học cho tới 9 giờ tối rồi đi ngủ. Tôi không xem phim hay kịch, ít khi đi dự hoà tấu, hiếm có các cuộc hẹn hò, và không đọc gì khác ngoài tâm lý học và sinh lý học.

Kỷ luật cao độ này tiêu biểu cho các thói quen làm việc của Skinner trong suốt đời ông.

Ông đậu bằng Thạc sĩ sau hai năm học(1930) và Tiến sĩ sau ba năm(1931), rồi ở lại Harvard làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ suốt năm năm. Skinner bắt đấu sự nghiệp nhà giáo tại Đại Học Minnesota năm 1936 và ở lại đây cho đến năm 1945. Trong thời gian ở Minnesota, Skinner xuất bản Hành vi của các Sinh vật (1938), và tác phẩm này đã khiến ông được nhìn nhận là nhà tâm lý học thực nghiệm lỗi lạc cấp quốc gia. Năm 1945 ông chuyển sang Đại học Indiana làm trưởng khoa tâm lý học, và ở lại đây đến năm 1948 thì ông trở về lại Harvard. Ông ở lại Harvard cho tới khi qua đời năm 1990.

Ngày 10 tháng 8, 1990, Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ (APA) trao tặng Skinner Huân chương chưa từng có về sự cống hiến cả đời của ông cho tâm lý học, với lời tuyên dương. Tám ngày sau khi đón nhận lời tuyên dương này, Skinner qua đời, thọ 86 tuổi.

Skinner là một nhà Tánh hạnh học (behaviorist) rất nổi tiếng, người ta đã chối bỏ sự hiện diện của các nhân tố gây xung đột thuộc vô thức, các mẫu hình tâm lý, các nét đặc điểm như là hiện hữu giả định thuộc các nhân tố nội tâm quyết định tánh hạnh con người, Skinner đã viết:
‘Tôi định nghĩa lý thuyết là một nỗ lực cắt nghĩa tánh hạnh con người như là cái gì sẽ tiếp tục hiện hữu ở thế giới khác, như là cái tâm con người hay là hệ thống thần kinh. Tôi không tin tưởng các lý thuyết như thế sẽ là đặc biệt và hữu ích. Hơn thế, chúng nguy hiểm, chúng gây ra mọi thứ rối loạn. Nhưng tôi mong đợi một lý thuyết về tánh hạnh con người, trên tất cả các lý thuyết trên, sẽ tập hợp lại nhiều thực hiện và sẽ trình bày các thực hiện ấy theo một cách thể tổng quát hơn. Tôi rất thích đề bạt loại lý thuyết này, và tôi tự xem mình là một lý thuyết gia.
Skinner tiếp:
- ‘Tôi không cần phải nỗ lực để khám phá thực sự là gì các loại Nhân Tính, các trạng thái (hay cảnh giới) tâm thức, các cảm thọ các nét đặc biệt về đức tính về các dự tính, mục đích, các ý định, hay các điều tiên quyết của con người, để thích nghi với sự phân tích khoa học về tánh hạnh’.
- ‘Trong sự phân tích tánh hạnh, con người là một sinh vật... vốn có một kho tánh hạnh... Con người không phải là một nhân tố khởi đầu, mà là nơi nhiều nhân duyên thuộc môi sinh và di truyền hội họp cùng chung một mục đích (skinner, 1974).
Như thế, lý thuyết của Skinner xem Nhân Tính không là gì khác hơn một nhóm mẫu các tánh hạnh là các đặc tính của cá nhân và xem tán hạnh của cá nhân như là sản phẩm của nhiều sự củng cố, hỗ trợ có trước: chúng ta làm những gì chúng ta được hỗ trợ, củng cố để làm.
Ðấy là sự đóng góp rất thực tế của Skinner vào ngành tâm lý giáo dục trong việc hiểu biết các tánh hạnh của con người, và đấy cũng là sự hạn chế của lý thuyết Nhân Tính của Skinner trong việc thể nhận con người như thật, bởi vì các tánh hạnh của con người thì khác xa với con người chính nó.
Là một nhà tánh hạnh học, B. F. Skinner không thể làm điều gì tốt đẹp hơn để giúp con người nhận rõ chính mình, các nguyên nhân phiền não và con người đi vào hạnh phúc và an tịnh của tâm hồn trong hiện tại và tại đây. Hầu hết các lý thuyết về tánh hạnh đều xây dựng trên cơ sở quan điểm triết lý của ‘Khoa học Thực tại luận’ (Scientific Realism) bị chế ngự bởi tư duy hữu ngã và bởi sự hạn chế của sáu giác quan con người, là những gì mà tác giả có thể rút ra được từ ngành Tâm Lý giáo dục của Hoa Kỳ. Mặt khác, ở ngành Tâm lý giáo dục này, các lý thuyết Nhân Tính thuộc nhân bản luận thì lại xây dựng trên cơ sở quan điểm triết lý của Hiện sinh thuyết (Existentialism) và Hiện tượng luận (Phenomenology), xem ra tốt đẹp hơn nhiều, nhưng chúng cũng không nói lên được sự thật của con người, cuộc đời và đường vào hạnh phúc.
Trích dẫn theo sách theory of personality
Về Đầu Trang Go down
 
Nhà tâm lý Burrhus Frederic Skinner(1904-1990)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» HỌC THUYẾT CỦA B.F.SKINNER

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Dòng chảy tâm lý-
Chuyển đến