NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 nhà tâm lý học Erick Fromm (1900- 1980)

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

nhà tâm lý học Erick Fromm (1900- 1980) Empty
Bài gửiTiêu đề: nhà tâm lý học Erick Fromm (1900- 1980)   nhà tâm lý học Erick Fromm (1900- 1980) Icon_minitimeWed Jul 15, 2009 8:51 pm

nhà tâm lý học Erick Fromm (1900- 1980) Fromm2gSMALL Erich Fromm sinh ra ở Frankfurt, Đức, tại một gia đình do thái chính thống. Ông chào đời cùng năm mà Freud xuất bản cuốn chuyên đề đầu tiên của mình "Giải thích các giấc mơ".

Cha ông là một người nội tâm, cách biệt lo lắng và buồn rầu, mẹ ông thì thường xuyên ủ rũ. Ông mô tả mình là một đứa trẻ “ không thể chịu nổi và ám ảnh” . Khi Fromm 12 tuổi, ông thực sự bị sốc bởi hành vi của một người bạn của bố mẹ, một hoạ sĩ 25 tuổi_người chọn từ bỏ nghiệp vẽ của mình để giành cả cuộc đời mình cho người cha goá bụa. Có thể đơn giản chỉ là Fromm ghen tuông, nhưng mà ông không thể hiểu nổi tại sao người phụ nữ trẻ kia thích người đàn ông già chẳng có gì là thu hút kia. Một thời gian ngắn sau đó cha cô ta chết và người phụ tự kết liễu cuộc đời mình. Cô ta mong mỏi sẽ được chôn với người cha trong cùng một mồ. Ám ảnh bởi vụ tự tử, Fromm day dứt về quyết định của cô gái và sức hút của cô về phía người cha.
Năm 1922, sau khi nhận bằng tiến sỹ của đại học Heidelberg, Ông được đào tạo phân tâm học ở Viện Phân tâm học ở Berlin.


Năm 1933, ông đến Hoa Kỳ dạy ở Viện Phân tâm học chicago và sau đó trở thành một người hành nghề tư ở thành phố NewYork. Sau đó, ông chuyển đến Mexico, gia nhập đội ngũ các giảng viên của đại học Quốc Gia và trở thành giám đốc của Viên phâm tâm học Mexico.


Điểm khởi đầu từ những khó khăn bản thân ông đã trải qua đó là cuộc sống gia đình bất ổn, vụ tự tử, cách cư xử của cả một cuốc gia trong chiến tranh đã khiến Fromm mong muốn lý giải về nguyên nhân của những bất hợp lý này. Ông viết: “ Niềm say mê chính của tôi là lập kế hoạch một cách rõ ràng. Tôi muốn hiểu những quy luật điều khiển cuộc sống cá nhân con người, và những quy luật cuả xã hội” (Fromm,1962, Trang 9). Ông hoài nghi rằng nhân cách con người bị ảnh hưởng một cách sâu sắc bởi áp lực xã hội, kinh tế, chính trị và lịch sử, và một xã hội ốm yếu sinh ra những cá nhân ốm yếu. Vì vậy, quan điểm của ông về nhân cách được hình thành dựa trên những phương hướng trực giác, hình thành từ kinh nghiệm của chính bản thân ông và sau đó được trau chuốt theo những phương hướng có tính thực nghiệm.
Fromm bắt đầu nghiên cứu về những nguyên nhân của những hành vi bất hợp lý ở trường đại học Heidelberg, nơi mà ông nghiên cứu tâm lý học, xã hội học và triết học. Ông cưới nhà phân tích tâm lý đầu tiên của ông, Freida Reichmann, người lớn hơn ông 10 tuổi. Một nhà viết tiểu sử của Horney viết rằng Fromm ở giai đoạn này đã có sự cuôn hút về người đàn phụ nữ hơn tuổi đó, những cử chỉ của người mẹ...Cha của Erich đã nói với Freida Reichmann trong ngày cưới rằng: Ta rất vui vì bây giờ con sẽ chăm sóc con ta. Là đứa con yêu của mẹ, Erich rất phụ thuộc, một hoàng tử cẩn được chăm nom”.


Vào những năm 30, Fromm đã viết những bài phê bình tranh luận về sự phủ nhận của Freud đối với việc thừa nhận ảnh hưởng kinh tế xã hội tới nhân cách. Cũng giống Horney, ngay từ lúc đầu Fromm tin tưởng những bài phê bình của ông về phân tâm học Freud chỉ là để trình bày chi tiết về vị trí cảu Freud chứ không phải để thay thế nó. Ông coi bản thân mình “như một học sinh và một nhà phiên dịch về Freud người dang cố gắng đem tất cả những khám phá quan trọng nhất của mình để làm giàu thêm chúng và nghiên cứu sâu thêm bằng cách giải phóng chúng khỏi một vaì thuyết libido hạn hẹp”. Tuy nhiên Fromm tiến xa hơn tầm nhìn của Freud trong việc phát triển việc tiếp cận của ông tới nhân cách đến nỗi ông trở nên “ ghét trong sự thiết lập học thuyết Frued với một niềm say mê đặc biệt”.


Vào năm 1934, Fromm di cư tới Mỹ để trốn mối đe doạ của Đức quốc xã ở Đức. Ông tới Chicago làm việc với Horney và sau đó theo bà tới Newyork. Ông ly dị vợ và cặp bồ với Horney. Trong những năm đó, những ý tưởng của Horney tác động rất lớn đến công việc của Fromm, cái ơn mà ông ít khi đền đáp.


Fromm giới thiệu học thuyết của mình trong một vài cuốn sách được viết với văn phong phổ thông với ý định cho công chúng hơn là cho các trường đại học. Ông dạy tại các trường đại học ở Columpia và Yale và thiết lập trụ sở đào tạo phân tâm học tại trường dược của Đaij học quốc gia Mexico. Ông hoạt động tích cực trong hoạt động vì hoà bình vào những năm 1960 và 1970 và giúp đỡ thiết lập SANE , tổ chức về một chính sách hạt nhân lành mạnh. Ông chống lại chiến tranh lạnh, trang bị vũ khí hạt nhân và chiến tranh Việt Nam. Ông mất tại nhà riêng ở Thuỵ Điển vào năm 1980. “Tôi thực sự là một người có vấn đề, người bị ám ảnh bởi câu hỏi về chiến tranh có thể như thế nào, bởi ước muốn hiểu sự vô lý của hành vi của hàng loạt người, bởi niềm đam mê ước muốn hoà bình và hiểu về thế giới”.
Về Đầu Trang Go down
 
nhà tâm lý học Erick Fromm (1900- 1980)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nhà Tâm lý học Jean Piaget (1896 - 1980)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Dòng chảy tâm lý-
Chuyển đến