NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Nhà Tâm lý học Lép Xê-mi-ôn-vích Vư-gôt-xki

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

Nhà Tâm lý học Lép Xê-mi-ôn-vích Vư-gôt-xki Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhà Tâm lý học Lép Xê-mi-ôn-vích Vư-gôt-xki   Nhà Tâm lý học Lép Xê-mi-ôn-vích Vư-gôt-xki Icon_minitimeWed Jul 15, 2009 9:11 pm

Nhà Tâm lý học Lép Xê-mi-ôn-vích Vư-gôt-xki View_thumb5_120Lép Xê-mi-ôn-vích Vư-gôt-xki sinh ngày 5-11-1896 ở thị trấn Ooc-sa, nước Cộng hoà Bạch Nga, sau chuyển về sinh sống ở thị trấn Gô-men, gần biên giới Bạch Nga - Ba Lan và tốt nghiệp phổ thông trung học (lớp 10) ở đó.
Cho đến năm 1913 thì ông được vào trường Đại học tổng hợp Mát-xcơ-va. Tốt nghiệp Đại học tổng hợp Mát-xcơ-va ông lại quay về Gô-men làm giáo viên. Bố là một nhân viên ngân hàng, mẹ là người có học thức.

Khi học phổ thông trung học, ông đã khởi xướng tổ chức các cuộc hội thảo về văn học, lịch sử và triết học, đề xướng các chủ đề hội thảo thường được tập thể tán thưởng, điều khiển các hội thảo tất thành công, bản thân trình bày các báo cáo có nội dung sâu sắc và hấp dẫn, kết luận hội thảo rất rành mạch, đầy thuyết phục. Nhờ vậy, sau này ông đã trở thành một nhà giáo dục nổi tiếng và người tổ chức giỏi, nghiên cứu khoa học.

Ngay từ phổ thông trung học, Vư-gôt-xki đã rất quan tâm đến tri thức lịch sử và mặt triết học của lịch sử. Ông sớm đi sâu nghiên cứu tác phẩm “Đạo đức học” của Spi-nô-da và sau này ông nhiều lần quay lại tác phẩm này. Ông rất thích môn nghệ thuật và thơ, nhất là thơ của Pus-kin, nhà thơ Nga vĩ đại, kịch “Hăm-lét” của Sếch-pia. Sau này, lúc mới gần 30 tuổi, ông đã hoàn thành tác phẩm đồ sộ “Tâm lý học nghệ thuật” rất nổi tiếng, đã dịch sang tiếng Việt và xuất bản hai lần. Ông cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của tác phẩm “Ý tưởng và ngôn ngữ” của A.A. Po-tep-nhi-a.

Năm 1913 Vư-gốt-xki thi vào đại học tổng hợp Mat-xcơ-va. Đúng năm đó, Viện Tâm lý học được thành lập trong khoa sử-văn, do Su-kin tài trợ và G.I Tren-pa-nốp làm viện trưởng.

Cùng một lúc, Vư-gốt-xki học cả trường Đại học Tổng hợp Mát-xcơ-va và cả trường Đại học tư thục của Sa-nhi-áp-xki. Vư-gốt-xki đi sâu vào lịch sử, triết học và phê bình văn học. Công trình khoa học đầu tiên của ông phân tích tác phẩm “A-na Ka-rê-ni-a” của Tôn-xtôi và tác phẩm “Phê-ô-đo” của Đốt-xtô-ép-ki. Ngay từ lúc còn là sinh viên, ông đã công bố một số bài viết về trường phái tượng trưng cho nghệ thuật Nga và phê bình một số vở kịch.

Những năm ông học ở đại học là những năm sau cách mạng 1905 và trước cách mạng 1917.

Từ trường phổ thông trung học, ông đã chú ý đọc và nghiên cứu “Hăm-let”, bây giờ là sinh viên lại càng nghiên cứu nhiều hơn lẽ sống và cái chết của nhân vật trong kịch Sếch-pia.

Năm 1917, trước khi cách mạng tháng 10 đại thắng, Vư-gốt-xki tốt nghiệp khoa luật trường Đại học tổng hợp Mát-xcơ-va. Ông rời thủ đô về Gô-men. Ở đây bị bọn Bạch vệ Ba-lan đe dọa, đầu 1918, quân Đức tấn công và chiếm đóng. Nước Nga nội chiến. Vài tháng sau đó Gô-men được giải phóng, chính quyền Xô Viết được thiết lập, ông trở về quê hương, bắt đầu làm giáo viên dạy môn văn, đồng thời cùng với người em họ D.I. Vư-gốt-xki và bạn S.F.Đốp-kin mở nhà xuất bản “Các thế kỷ trước và hôm nay”.

Vư-gốt-xki vẫn tiếp tục dạy học, dạy văn, lịch sử nghệ thuật, tâm lý học. Nhưng phần lớn năng lực của mình ông vẫn tập trung vào tâm lý học, nhất là tâm lý học sư phạm. Ông được cử làm giảng viên thường trực về tâm lý học duy vật và giáo dục học Mác-xít hiện đại, dạy văn ở các khoa công nông. Đây cũng là thời kỳ ông có những thay đổi cực kỳ quan trọng trong thế giới quan theo quan điểm duy vật biện chứng.

Tháng 8-1922, ông có tham luận tại Hội nghị khoa học thành phố “Về phương pháp giảng dạy văn ở trường trung học”. Ông đã đặt vấn đề phương pháp giảng dạy văn theo các đặc điểm ý thức của trẻ, nhấn mạnh khía cạnh giáo dục đạo đức trong dạy văn (ví dụ qua các bài thơ ngụ ngôn), chú ý nghiên cứu cơ chế tâm lý, khí chất của trẻ trong các tranh vẽ của các em.

Trong thời kỳ này, ông đã đi vào một đề tài nghiên cứu cụ thể: mối quan hệ giữa các sự kiện ý thức với các sự kiện ngôn ngữ, mối quan hệ giữa ý tưởng và ngôn từ. Ý tưởng thì không thấy được nhưng ngôn từ thì lại là một hiện tượng có thể phân tích khách quan được. Chính ở đây đã hé ra một con đường tiến tới thực nghiệm phân tích thế giới tâm lý bên trong.

Năm 1924, ông viết ‘Tóm tắt tâm lý học sư phạm”, “Lý thuyết phản xạ có điều kiện”.

Năm 1926, vừa tròn 30 tuổi, ông viết cuốn sách đầu tiên là “Tâm lý học sư phạm” phản ánh kết quả nghiên cứu và những suy nghĩ về khoa học này từ hồi ở Gô-men.

Năm 1925, Lu-na-tra-xki, bộ trưởng Bộ giáo dục, cử Vư-gôt-xki sang Anh dự hội nghị khoa học quốc tế về đào tạo và giáo dục trẻ em câm - điếc. Tại hội nghị này, ông đã có một báo cáo khoa học trình bày các nguyên tắc của nhà trường lao động dạy các em học sinh khuyết tật, nói lên sự thống nhất tinh thần khoa học sâu sắc, sáng tạo với tinh thần trách nhiệm xã hội rất cao, luôn luôn gắn khoa học phục vụ cuộc sống, gắn sinh mệnh của bản thân với sự phát triển của xã hội.

Năm 1925-1926, Vư-gôt-xki sáng lập phòng thí nghiệm tâm lý học trẻ em có khuyết tật đặt trong trạm y tế học đường của Bộ giáo dục. Sau đến năm 1929, phòng thí nghiệm này chuyển thành Viện nghiên cứu thực nghiệm tật học trực thuộc Bộ giáo dục (nay là Viện tật học thuộc Viện hàn lâm giáo dục Nga).
Về Đầu Trang Go down
 
Nhà Tâm lý học Lép Xê-mi-ôn-vích Vư-gôt-xki
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Dòng chảy tâm lý-
Chuyển đến