NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Vấn đề nhân cách trong TLH phương Tây

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

Vấn đề nhân cách trong TLH phương Tây Empty
Bài gửiTiêu đề: Vấn đề nhân cách trong TLH phương Tây   Vấn đề nhân cách trong TLH phương Tây Icon_minitimeThu Sep 10, 2009 7:47 pm

A. Vấn đề nhân cách trong Tâm lý học thế giới và Tâm lý học phương tây
Sự phát triển và hoàn thiện nhân cách con người đang trở thành trung tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay, nhân tố con người trở lên cấp bách thì sự hiểu biết về vấn đề nhân cách là tiền đề của việc đầu tư có hiệu quả vào sự phát triển con người - yếu tố quyết định mọi sự phát triển trong xã hội.
Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách là một vấn đề quan trọng bậc nhất và nghiên cứu gặp nhiều khó khăn nhất vì những lý do, thứ nhất là việc nghiên cứu đụng chạm đến những quan tâm chính trị của xã hội. Vì vậy, nhiều lý thuyết được tạo ra tuỳ thuộc vào sự định hướng của các tác giả mà mang tính chất duy tâm hay duy vật. Thứ hai là nhân cách là một cấu tạo rất phức tạp, vì vậy các hướng tiếp cận nghiên cứu nhân cách rất đa dạng dựa trên những quan điểm, quan niệm về nhân cách khác nhau. Ngay từ năm 1949, G.Allport đã dẫn ra 50 định nghĩa khác nhau về nhân cách. Ngày nay đã có tới hàng trăm định nghĩa.
Trong Tâm lý học Xô viết có một khối lượng lớn các lý thuyết nghiên cứu về nhân cách có thể chia thành 4 nhóm sau:
- Hướng tiếp cận đối với nhân cách từ góc độ cơ cấu bên trong của nó có các quan niệm của các nhà tâm lý học như A.G. Côvaliốp, K.K.Platônốp,V.M.Blâykhe, L.Ph. Burơchúc. Nhiều nhà nghiên cứu về nhân cách cho rằng nhân cách là một hệ thống có cấu trúc phức tạp, bao gồm 4 bộ phận: xu hướng, những khả năng, phong cách hành vi và hệ thống điều khiển của nhân cách.
Nghiên cứu vấn đề thái độ của con người trong cấu trúc nhân cách V.V.N. Miaxisép và các cộng sự của ông cho rằng: các quan hệ ( thái độ) qui định tính nhiều mặt và sự phong phú của nhân cách. Sự thể hiện cơ động của nhân cách được qui định không chỉ bởi đặc điểm của hoạt động thần kinh cấp cao, mà còn bởi những mối quan hệ ( thái độ) nảy sinh trong quá trình sống của con người
- Nhóm nghiên cứu của L.I. Bôgiôvit, nghiên cứu sự hình thành nhân cách, cho rằng vai trò chủ đạo trong cấu trúc nhân cách thuộc về hệ thống các nhu cầu và ý hướng của chủ thể. Những cái đó quyết định hành vi của con người, bộ mặt tâm lý cá nhân và đặc điểm lứa tuổi của nó. Sự hài hoà giữa yêu cầu của môi trường với thái độ của chủ thể đối với những yêu cầu đó có ý nghĩa quyết định trong sự hình thành nhân cách.
- BM, Chéplốp trong lý thuyết về năng lực cho rằng năng lực là phẩm chất của nhân cách. Sự phát triển năng lực ở một chừng mực nhất định thuộc vào tư chất - tiền đề tự nhiên về mặt giải phẫu - sinh lý của hệ thần kinh. Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của sự khác biệt về đặc điểm chất lượng trong cấu trúc của năng lực, tức là tính đặc thù cá biệt ở mỗi người.
- Trường phái tâm lý học Grudia đứng đầu là D.N.Udơnatde lập thành một phương hướng đặc biệt trong lý thuyết về nhân cách: đó là vấn đề tâm thế. Họ cho rằng tâm lý học trước hết phải nghiên cứu chủ thể, nhân cách, trong đó khái niệm tâm thế giữ vị trí trung tâm. Tâm thế cũng giống như những hiện tượng tâm lý khác, nó là trạng thái chung của nhân cách. Tâm thế biểu hiện mối quan hệ tích cực của chủ thể đối với thực tại bằng sự thể hiện hành động thoả mãn nhu cầu. Bản chất của nhân cách được biểu hiện ra trong các loại tâm thế.
Tuy hiện nay có nhiều quan điểm và quan niệm khác nhau về nhân cách trong Tâm lý học Xô viết nhưng những nguyên tắc cơ bản, những lập trường xuất phát của các nhà nghiên cứu đều thống nhất trên quan điểm quyết định luận duy vật biện chứng: coi nhân cách là một phạm trù xã hội và có mối liên hệ với các đặc điểm tự nhiên của con người, là một chủ thể có ý thức mang đặc điểm tâm lý tổng hoà các mối quan hệ xã hội trong đó nó sống và hoạt động.
ở Việt nam các công trình nghiên cứu về nhân cách đều thống nhất trên quan điểm quyết định luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Khái niệm nhân cách được xem là toàn bộ những đặc điểm phẩm chất tâm lý của cá nhân, qui định giá trị xã hội và hành vi của họ. Nhân cách được phân tích trên 3 bình diện thống nhất với nhau:
- Nhân cách được xem xét từ bên trong cá nhân như là một đại diện của toàn xã hội, giá trị của nhân cách thể hiện ở tính tích cực của nó trong việc khắc phục những hạn chế của hoàn cảnh và hạn chế của bản thân.
- Nhân cách được thể hiện trong các mối quan hệ và liên hệ mà nó gia nhập vào đó. Giá trị của nhân cách được xem xét trong các hành vi, cử chỉ xã hội của nó.
- Nhân cách là một chủ thể đang thực hiện tích cực chủ tâm hay không có chủ tâm những biến đổi trong những người khác bằng hoạt động của mình. Giá trị của nhân cách được xem xét ở những hành động gây ra những biến đổi ở những nhân cách khác.
Về cấu trúc nhân cách theo quan niệm của Việt nam các tác giả đưa ra 2 bộ phận thống nhất với nhau là đức và tài, hay phẩm chất và năng lực dưới sự chỉ đạo của ý thức bản ngã ( cái tôi).
Phẩm chất nhân cách bao gồm những yếu tố sau;
- Phẩm chất xã hội: thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, lập trường. thái độ chính trị, thái độ lao động
- Phẩm chất cá nhân: các tính nết.
- Phẩm chất ý chí; tính kỷ luật, tự chủ, tính mục đích...
- Cung cách ứng xử: tác phong, lễ tiết, tính khí....
Năng lực bao gồm những yếu tố sau:
- Năng lực xã hội hoá: khả năng thích ứng sáng tạo, linh hoạt trong toàn bộ cuộc sống xã hội.
- Năng lực chủ thể hoá: khả năng biểu hiện tính độc đáo, cái bản lĩnh... của cá nhân.
- Năng lực hành động; kỹ năng hành động có mục đích, điều khiển chủ động, tích cực.
- Năng lực giao lưu: kỹ năng thiết lập và duy trì quan hệ với người khác.
Vấn đề nghiên cứu nhân cách ở Việt nam đang được đặt ra cấp bách vì nó có ý nghĩa khoa học và thực tiễn thực sự đối với việc xây dựng, đào tạo con người để tạo nguồn năng lực tương xứng với đòi hỏi của công cuộc đổi mới của đất nước. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng đưa ra các căn cứ khoa học một cách đầy đủ hơn, có hệ thống hơn về cấu tạo và bản chất tâm lý của nhân cách con người Việt nam.
ở phương Tây vấn đề nhân cách được nghiên cứu khá sớm. Từ năm 1900 W. Stern đã đưa ra khái niệm " Person" để chỉ bất cứ thực thể nào có khả năng tự xác định và tự phát triển kể cả trong thế giới vô cơ lẫn hữu cơ. ở trình độ con người thì những " Person" này có được những thuộc tính của nhân cách. Lý thuyết của W.Stern về nhân cách là duy tâm vì ông đã đưa tất cả các loại " Person" vào thuộc tính của nhân cách.
Trong tâm lý học phương Tây hiện đại đang tồn tại nhiều quan niệm rất đa dạng, thường mâu thuẫn đối lập nhau về nhân cách. Các quan niệm đó có thể chia thành 2 nhóm. Nhóm theo quan niệm sinh vật và nhóm theo quan niệm xã hội.
Các lý thuyết về nhân cách như Phân tâm học, thuyết siêu đẳng và bù trừ của A. Adler, thuyết Lo lắng của K.Horney, thuyết phát huy bản ngã của A. Maslow, thuyết Đặc trưngcủa G. Allport, thuyết nhu cầu tâm lý của H. Murray, thuyết tương tác xã hội của G. Mead, thuyết Liên cá nhân của R. Sears, thuyết cái tôi của C. Rogers, thuyết Trường tâm lý của K.Lewin, thuyết chạy trốn tự do của E. Fromm... Trừ thuyết phân tâm học của S.Freud là thuyết theo quan niệm sinh vật, các lý thuyết khác đầu có xu hướng ngày càng nhấn mạnh đến yếu tố nhân văn, xã hội của con người.
Sự phong phú của các lý thuyết về nhân cách trên đây chứng tỏ rằng tồn tại nhiều lập trường khác nhau về nhân cách và mỗi lý thuyết có sự phiến diện nhất định. Các lý thuyết chưa thống nhất được các luận điểm cơ bản , có luận chứng đầy đủ về cấu tạo và bản chất tâm lý của nhân cách.
Việc nghiên cứu vấn đề nhân cách trong Tâm lý học phương Tây hiện nay là rất cần thiết. Trên cơ sở phê phán, đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của các lý thuyết đó làm tăng thêm hiểu biết về lý luận và tiếp thu có chọn lọc những nhân tố hợp lý trong việc ứng dụng vấn đề nhân cách.

Về Đầu Trang Go down
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

Vấn đề nhân cách trong TLH phương Tây Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vấn đề nhân cách trong TLH phương Tây   Vấn đề nhân cách trong TLH phương Tây Icon_minitimeThu Sep 10, 2009 7:48 pm

B. Các lý thuyết về nhân cách
1. Lý thuyết về nhân cách của Sigmund Freud ( 1856 - 1939 )
Trong trào lưu chống lại tâm lý học duy tâm chủ quan vào đầu thế kỷ 20 xuất hiện một dòng tâm lý học với cương lĩnh xây dựng một nền tâm lý học khách quan. Đó là lý thuyết phân tâm do S. Freud bác sĩ tâm thần ở áo xây dựng nên. Lý thuyết này có ảnh hưởng rộng lớn nhất trong số những thuyết theo quan niệm sinh vật, đồng thời cũng là thuyết bị phê phán nhiều nhất hiện nay.
Lý thuyết về nhân cách của S. Freud gồm 3 mặt:
- Cấu tạo của nhân cách
- Sự phát triển của nhân cách
- Tính động lực của nhân cách
a. Cấu tạo nhân cách gồm 3 phần
- Nguyên ngã ( Id ): cái tôi bản ngã
- Thức ngã ( Ego): cái tôi ý thức
- Thiện ngã ( Super Ego): cái tôi siêu thức
Nguyên ngã là một phần trong nhân cách bao gồm các động cơ, phản ứng bản năng để thoả mãn động cơ. Những động cơ này được gọi chung là Libido ( dục năng). Nguyên ngã là cái tự nó vốn có, tự nó có nguồn năng lượng đảm bảo cho toàn bộ thế giới tinh thần. Nguyên ngã tồn tại theo nguyên tắc thoả mãn.
Thức ngã bao gồm những suy nghĩ, ý thức của con người về các qui định của các qui luật cuộc sống và các mối quan hệ thường ngày, cách thức ứng xử đã tập luyện được trong cuộc sống bằng kinh nghiệm. Nó kìm hãm việc thoả mãn các động cơ của thức ngã hoặc hướng dẫn các động cơ đó biểu hiện ở những hình thức được xã hội chấp nhận, giúp con người thích nghi với hoàn cảnh thực tế của đời sống.Thức ngã tồn tại theo nguyên tắc thực tiễn.
Thiện ngã là những cái siêu phàm, những cái mà con người thật không bao giờ vươn tới được, những cái như là lương tâm, các lý tưởng. Nó gồm những sự kiềm chế thu được trong quá trình phát triển nhân cách về các hoạt động của nguyên ngã và thức ngã. Thiên ngã ngăn cấm thức ngã không làm những điều trái để thảo mãn các động cơ của nguyên ngã. Nó thúc đẩy cá nhân tiến đến lý tưởng mà thức ngã thu được trong quá trình sống.
Thiên ngã và thức ngã thường ngăn chặn dục ngã ( libido). Khi bị ngăn chặn dục ngã có thể tìm những biểu lộ được thức ngã và thiện ngã chấp nhận.
Sự lo lắng ( Anxiety) xảy ra là do nguyên ngã thường hay xung đột với thức ngã và thiện ngã. Những phương pháp mà cá nhân tiêu trừ sự lo lắng gọi là cơ chế tự vệ ( Defense mechamism).
b. Sự phát triển của nhân cách:
Từ lúc sơ sinh đến tuổi trưởng thành nhân cách phát triển qua 4 giai đoạn. Các giai đoạn này bao chùm lên nhau không có ranh giới rõ rệt. Ba giai đoạn đầu ( giai đoạn miệng, giai đoạn hậu môn, giai đoạn dương vật) là các giai đoạn tiền sinh dục. Giai đoạn thứ tư là giai đoạn sinh dục, bắt đầu ở tuổi dậy thì. ở một trong ba giai đoạn đầu nếu gặp phải quá nhiều sự thất vọng gay gắt, bất ổn trong tinh thần sẽ trở thành " cố định hoá" ( Fĩation), lúc trưởng thành sẽ có nhũng hội chứng nhân cách.
Trong ba giai đoạn đầu cá nhân chú trọng hướng vào bản thân mình. ở giai đoạn sinh dục cá nhân bắt đầu chú ý đến người xung quanh, để tâm đầy đủ đến các vai trò xã hội và ham thích tình dục với người khác giới.
c. Tính động lực của nhân cách:
Phân tâm học cho rằng những tư tưởng và hành vi của cá nhân là do những động cơ là những bản năng và những thúc đẩy của nguyên ngã muốn biểu lộ ra bên ngoài. Động cơ có thể bị dồn nén do không biểu lộ được trực tiếp và bị chèn ép, kiểm soát của thức ngã, thiện ngã, hoặc có thể biểu lộ dưới các hình thức cải biến, nguỵ trang như những hành vi sơ xuất, giấc mơ, sự lãng quên... Động cơ của nguyên ngã tồn tại mà cá nhân ít biết đến nên được gọi là động cơ tiềm thức. Hoạt động của động cơ tiềm thức là động lực của nhân cách.
Phân tâm học được đánh giá ở các cấp độ khác nhau: y học, Tâm lý học, Triết học.
Đối với y học ( cụ thể là tâm thần học) thì học thuyết này có giá trị là đã đưa ra một phương pháp trị liệu tâm lý mới ( liệu pháp tâm lý phân tích - analitical Psychotherapy). Chỉ ra một số nguyên nhân của bệnh tâm căn xuất phát từ vô thức. Những sai lầm của phân tâm học thể hiện trong lý thuyết về các bệnh tâm căn. Lý thuyết này cho rằng nguyên nhân về các bệnh tâm căn là do " những mặc cảm tình dục ấu thơ".
Đối với Tâm lý học Phân tâm học đặt ra một loạt các vấn đề Tâm lý học quan trọng như vô thức, động cơ bị che dấu của hành vi người bệnh, thu hút sự chú ý vào tầm quan trọng của yếu tố vô thức trong đời sống cá nhân. Các khái niệm của phân tâm học được sử dụng phổ biến trong tâm lý học hiện đại.
Hạn chế của Phân tâm học thể hiện ở cơ sở phương pháp luận : coi cái tôi vô thức là yếu tố quan trọng nhất của toàn bộ nhân cách. xem đối tượng của tâm lý học là vô thức, Phân tâm học đã sinh vật hoá con người và xem nhẹ vai trò của ý thức và điều kiện xã hội trong sự phát triển nhân cách.
Đối với triết học, phân tâm học là một triết thuyết phản khoa học và phản động đã phủ nhận vai trò của nhân tố xã hội trong ý thức, biện hộ cho các giai cấp thống tị của xã hội tư bản trong các hành vi phạm tội và làm sa đoạ tầng lớp thanh niên trong sự tuyên truyền, cổ động cho cuộc " cách mạng tình dục"

2. Thuyết siêu đẳng và bù trừ của Alfred Adler ( 1870 - 1937 )
A. Adler là một nhà tâm lý học người áo, một môn đệ của S.Freud. Lý thuyết của ông chú trọng đến vấn đề nhu cầu hay động cơ thúc đẩy cá nhân dành địa vị siêu đẳng hơn người khác. Theo ông các đam mê sinh dục, nhận thức về sự thiếu hụt và sự phải bù trừ những khuyết tật chiếm vị trí trung tâm trong sự phát triển nhân cách.
Nhận thức về sựu thiếu hụt có thể do nguyên nhân cơ thể như sự không hoàn thiện về mặt thể chất, hình thái, do khó khăn trong giao tiếp ngoài xã hội... Nhận thức này là động cơ thúc đẩy nên cá nhân luôn có khát vọng vượt qua bằng hình thức muốn dành ưu thế - địa vị siêu đẳng, muốn làm chủ môi trường xung quanh.
Theo A.Adler sự " mặc cảm tự ti" nảy sinh khi cá nhân nhận thấy sự thua kém của bản thân cố gắng vượt qua những nhược điểm, nhưng nhiều lần bị thất bại hoặc quá chú ý đến sự kém cỏi củabản thân. Trong lý thuyết này khái niệm " bù trừ" dùng để chỉ những khát vọng, muốn hoàn thiện. Khát vọng giành lấy địa vị siêu đẳng trong một lĩnh vực khác chính là sự bù trừ thừa mức mà cá nhân trở nên siêu việt hơn người về chính các phương diện mà nguyên nhân là các nhược điểm của họ.
A. Adler đối lập với S. Freud trong quan niệm về yếu tố xã hội trong sự phát triển nhân cách. Ông cho rằng nhân cách không chống đối xã hội. Nhân cách như là phong cách sống. Sự hình thành phong cách sống phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình, trước tiên là người mẹ và phụ thuộc vào môi trường xã hội mà nó đang sống. ông chia cuộc sống của cá nhân thành 3 lĩnh vực cơ bản: Hoạt động nghệ nghiệp, quan hệ xã hội với người khác, tình yêu và hôn nhân. Nhân cách bình thường được thể hiện trong việc thực hiện 3 lĩnh vực trên, còn cá nhân không có khả năng hoà nhập xã hội và thực hiện được 3 vấn đề quan trọng đó thì sẽ có biểu hiện hành vi lệch lạc trong quá trình phát triển. Nhân cách bệnh lý có đặc điểm là sự nhận biết về những thiếu hụt được tăng cường, các hứng thú xã hội kém phát triển và mục đích vươn tới sự ưu thế được hoạt hoá hơn mức bình thường. đối với trẻ em, có 3 nhóm điều kiện gây ra cảm giác thiếu hụt.
- Thiếu hụt về thể chất
- Giáo dục không đúng tạo ra những đứa trẻ không nhận thấy giá trị bản thân.
- Giáo dục không đúng tạo ra những đứa trẻ luôn có quan hệ thù địch với mọi người
Theo A.Adler: sự khuyết tật không tiền địch số phận phát triển của cá nhân và có thể bù trừ trong quá trình giáo dục.
Mặc dù A.Adler tiếp nhận các quan điểm của Phân tâm học trong lý thuyết của mình, cho rằng cái vô thức bẩm sinh là động lực của hành vi nhưng ông là người đầu tiên có xu hướng xã hội hoá trong Phân tâm học đã khẳng định vai trò của yếu tố xã hội trong sự phát triển nhân cách.
Sự đóng góp của A. Adler cho Tâm lý học chính là phát hiện ra hiện tượng bù trừ trong đời sống tâm lý con người: cảm giác về sự yếu kém của mình và nguyện vọng muốn bù trừ và bù trừ thừa mức.
Mặt hạn chế của A.Adler thể hiện ở sự đánh giá thấp vai trò quyết định quan trọng của yếu tố xã hội đối với nguyện vọng phương hướng của sự bù trừ, quan niệm nhân chủng hoá về bản tính xã hội của con người, cá thể hoá và tâm lý hoá nguyện vọng của cá nhân muốn hoàn thiện khắc phục những thiếu sót, yếu kém của mình.

3. Thuyết lo lắng của Karen Horney ( 1885 - 1952)
K. Horney là nhà tâm lý học người Mỹ trong học thuyết của mình đã chú trọng đến vấn đề sự lo lắng cơ bản. Bà cho rằng sự lo lắng phát sinh là do những ảnh hưởng xã hội lịch sử trong sự phát triển của đứa trẻ chứ không phải do sự xung đột giữa các động cơ sinh lý với thức ngã và thiện ngã.
Sự lo lắng của đứa trẻ nảy sinh trong hoàn cảnh làm nó sợ hãi ( cha mẹ xung đột, trẻ bị đối xử lãnh đạm, thờ ơ...). Những cách thức đối phó với sự lo lắng được trẻ tập được trong hoàn cảnh sống trở thành những nhu cầu ưu uất ( Neurotic needs ). Nhu cầu này do học tập, do kinh nghiệm mà có và có nhiều loại tuỳ theo đứa trẻ cần cái gì để trấn áp sự lo lắng ( ví dụ nhu cầu về tình thương, sự khuyến khích ... để đối phó với hoàn cảnh lo lắng của trẻ ).
K. Horney đã thử lập một bảng liệt kê gồm gần 10 nhu cầu như: nhu cầu thương yêu, lệ thuộc, quyền lực, uy thế, thành đạt...
Trong lý thuyết của mình bà đề cập nhiều tới vấn đề xung đột và cho rằng quan trọng nhất là xung đột giữa bản thân các nhu cầu ( ví dụ: vừa cần có người nương tựa đồng thời lại muốn tự túc, độc lập). Việc giải quyết xung đột của các nhu cầu sẽ quyết định thuộc tính tâm lý cá thể và quyết định cá thể là người bình thường hay bệnh thần kinh.
Theo K. Horney tính gây hấn, tính thù địch với người khác, nguyện vọng an ninh như là những phản ứng tự vệ có tính chất tâm bệnh của những cá nhân đang cảm thấy mình bị đe doạ, đang bị lừa dối, chịu nhục
Bà khẳng định chính mối quan hệ xã hội tư bản chủ nghĩa là nguồn gốc thường xuyên của mối đe doạ, đã sinh ra các kiểu nhân cách tâm bệnh đặc biệt trên. Bà đã phân tích một vài đặc điểm của xã hội tư bản như cạnh tranh... và thấy chúng không chỉ là động lực phát triển kinh tế mà còn xuyên suốt cuộc sống riêng của từng người trong xã hội. Các mối quan hệ con người trong xã hội tư bản đều mang tính cạnh tranh. Mọi người thường so sánh mình nói với người khác để vươn tới. Quá trình sống đã tạo ra cảm xúc sợ hãi nặng nề trước những thất bại có thể xảy ra. Sự bất an được nảy sinh từ hoàn cảnh của cuộc sống của từng cá thể.
K.Horney đã có những đóng góp vào lý luận chung về nhân cách bằng việc vạch ra tính quy định xã hội - lịch sử của các hình thức bệnh tâm căn. Tuy vậy, lý thuyết của bà cũng có những hạn chế nhất định. Bà đã không đề ra các con đường để biến đổi cơ bản cái xã hội mà bà phê phán, những nhân tố xã hội của sự hình thành nhân cách lành mạnh về mặt tâm lý, không giải thích được sự tồn tại của một kiểu nhân cách độc lập, dũng cảm dám xoá bỏ những truyền thống ngăn cản sự tiến bộ và xây dựng lại xã hội cần thiết cho sự phát triển hài hoà nhân cách con người.
Về Đầu Trang Go down
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

Vấn đề nhân cách trong TLH phương Tây Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vấn đề nhân cách trong TLH phương Tây   Vấn đề nhân cách trong TLH phương Tây Icon_minitimeThu Sep 10, 2009 7:49 pm

Thuyết phát huy bản ngã của Abraliam Maslow ( 1908 - 1970)
A. Maslow là nhà tâm lý học người Mỹ là tác giả của thuyết phát huy bản ngã vào năm 1954. Đây là thuyết nhiều nhân tố, trong đó ông đưa ra 5 trình độ nhu cầu xếp thành đẳng cấp từ thấp đến cao như sau:
- Nhu cầu sinh lý ( đói, khát, tình dục )
- Nhu cầu an toàn ( an ninh, yên ổn, trật tự)
- Nhu cầu sở thuộc và yêu mến ( thương mến, hệ thức, đồng nhất hoá)
- Nhu cầu ngưỡng mộ ( uy tín, thành công, tự trọng )
- Nhu cầu phát huy bản ngã ( phát triển tiềm năng cá nhân )
Việc xếp hạng các nhu cầu phù hợp với sự xuất hiện chúng trong quá trình phát triển cá nhân và cũng là thứ tự thoả mãn các nhu cầu đó. Các nhu cầu thấp cần được thoả mãn thì mới có sự đòi hỏi thoả mãn ở các nhu cầu sau. Trong các nhu cầu trên thì nhu cầu phát huy bản ngã là cao nhất. Đó là nhu cầu muốn phát triển triệt để tiềm năng cá nhân của mình. Trong quá trình đó có người thành đạt trong xã hội, có người sự thành đạt chỉ là những sự bù trừ nên họ vẫn thất vọng và đau khổ về phương diện khác.
Đóng góp của A.Maslow cho Tâm lý học là đưa ra được năm nhu cầu cơ bản của con người và sự cần thiết của việc thoả mãn các nhu cầu đó trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người. Mặt hạn chế của lý thuyết này là coi tính người của nhu cầu được hình thành trong quá trình phát sinh loài người. hệ thống thứ bậc nhu cầu mang tính di truyền. Đây là lập trường nhân chủng hoá các động cơ của cá nhân, coi cái thúc đẩy - động cơ của con người giống nhu các xung đột của nguyên ngã ( Vô thức ) như quan điểm của S.Freud. Vì vậy, thuyết này phủ định sự cần thiết phải hình thành có mục đích các nhu cầu của con người.

5. Thuyết đặc trưng của Gordon Allport ( 1897 - 1969 ).
Trong thuyết này G. Allport đưa ra hai khái niệm quan trọng của nhân cách.
- Khái niệm " Tính có một không hai " của nhân cách dùng để chỉ tính độc đáo riêng biệt của từng người không giống người khác. G. Allport cho rằng mục đích chính của Tâm lý học nhân cách là nghiên cứu tính có một không hai của nhân cách mỗi người đó là cá tính. Khái niệm " Thiên hướng " của ông là sự hoà nhập của một số đặc điểm không lặp lại của cá thể vào một chỉnh thể của nhân cách.
- Khái niệm về sự tự trị điều hành của các động cơ: Các động cơ mới nẩy sinh trong quá trình phát triển của cá nhân sẽ tiếp tục điều hành một cách tự trị không cần có sự củng cố của những điều kiện sinh lý vốn là nguyên nhân sinh ra chúng lúc trước. Sự tự trị điều hành động cơ là cơ chế hình thành các động cơ mới. Sự hình thành nhân cách trước hết là sự phát triển của các động cơ.
Khác với các nhà hành vi mới như N.E.Miller và I. Dollard cho rằng nguồn gốc của các động cơ thứ phát xuất phát từ trạng thái cơ thể, từ nhu cầu sinh lý, G. Allport giải thích sự hình thành động cơ mới bằng sự chuyển hoá các phương tiên của hoạt động thành mục đích và động cơ của hoạt động. Sự hình thành các thuộc tính cơ bản nhân cách là sự thống nhất giữa sự phát triển các động cơ vơí việc hình thành các kỹ xảo của hành vi.
Lý thuyết G. Allport có mặt tích cực trong Tâm lý học là coi trong những đặc điểm riêng biệt độc đáo không lặp lại ở người khác và sự tự điều hành động cơ hình thành liên tục nhân cách con người. Mặt hạn chế của ông là coi cơ chế hình thành động cơ mới là cơ chế duy nhất, chủ yếu hình thành nhân cách con người. Ông đã không tính đến hệ thống các mối quan hệ xã hội là điều kiện quy định sự xuất hiện các động cơ trong quá trình hình thành nhân cách con người.

6. Thuyết nhu cầu tâm lý của Herny Marray
H. Marray dùng phương pháp thực nghiệm để xác định những nhu cầu nhận thấy ở con người và đưa ra 1 bảng liệt kê gần 28 nhu cầu ( như: thành đạt, lệ thuộc, hung hãn, tự trị, phản công, cung kích tự vệ, chế ngự, phô trương... ). Ông cho rằng chỉ giải thích một nguyên nhân động cơ nào đó thì quá đơn giản mà cần phải nghiên cứu những nhu cầu mới có thể giải thích được tất cả mọi hành vi nhận thấy ở con người. Nhân cách con người khác nhau là do cường đôk khác nhau của những nhu cầu tâm lý, ông đã soạn trắc nghiệm tri giác chủ đê T.A.T để đo lường các nhu cầu ấy.
Theo H. Murray nhân cách là một thực thể của hành động và giao tiếp. Hành động là thành phần đơn giản nhất trong hoạt động của nhân cách, hành động thực hiện sự cải tổ môi trường xung quanh nhằm tiến gần đến một mục đĩch nhất định nào đó. Sự kế tục của các hành động hướng vào cùng một mục đích sẽ tạo thành chuỗi hành động. toàn bộ các chuỗi tạo thành các tích hợp hành động. Hệ thông các tích hợp hành động sẽ định rõ đặc tính của nhân cách như là một chỉnh thể.
Theo H. Murray mỗi hành động của cá nhân là sự tác động qua lại của chủ thể và người khác mà cả hai người đều bị kích thích bởi các nhu cầu thoả mãn lẫn nhau và bởi các thuộc tínhnhân cách. Trong hệ thống hai người thống nhất, một cực sẽ hình thành sức căng của sự dư thừa, còn cực kia sức căng cụ thiếu hụt. Sự kích thích hành động ở người kia của chủ thể được gọi là " áp lực của hành vi". Sự kích thích nảy sinh trong sự trả lời " áp lực " sẽ được củng cố trong thuộc tính nhân cách.
Lý thuyết nhu cầu tâm lý của H. Murray đã đề cập tới sự phong phú của các nhu cầu của con người và thành phần của hoạt động, cơ chế của giao tiếp trong sự hình thành nhân cách đó là mặt tích cực trong Tâm lý học.Tuy nhiên thuyết này có những mặt hạn chế thể hiện là vấn đề nội dung tính quy định xã hội của nhu cầu, động cơ không được làm sáng tỏ trực tiếp mà chỉ chú trọng đến tính cá nhân trong xu hướng nhân cách, không quan tâm đến lý tưởng nhân đạo đến hạnh phúc của nhân loại. H. Murray xem xét xu hướng ích kỷ của nhân cách theo chủ nghĩa nhân chủng học, phủ nhận tính quy định xã hội của xu hướng, xem xu hưóng đó như bản tính của con người. Quan điểm này gần với S.Freud.

7. Thuyết tương tác xã hội của G.H.Mead và thuyết liên cá nhân của R.Sears.
Thuyết này do nhà Tâm lý học người Mỹ G.H.Mead đề xướng trong Tâm lý học xã hội. Tác giả cho rằng sự phát triển nhân cách được thực hiện trong quá trình giao tiếp, hoạt động cùng nhau. Xã hội, tập thể là cái quyết định quá trình tương tác xã hội chứ không phải nhân cách. Hành vi của nhóm xã hội không phải là sự cộng lại của những cá nhân riêng lẻ tạo thành nhóm, đó là một chỉnh thể xã hội từ hoạt động phức tạp của nhóm . Các hệ thống và quan hệ xã hội đều là sự phát triển của quan hệ gia đình, là sự mở rộng của các quan hệ cha mẹ và các cá nhân trong gia đình. Như vậy tác giả coi nhân cách là cái thứ nhất chứ không phải xã hội.
Thuyết này về sau được R.Sears kế tục còn gọi là thuyết " Liên cá nhân" ông đưa khái niệm " hệ thống hai người ", cho rằng các thuộc tính nhân cách được hình thành lần đầu tiên thông qua hoạt động và giao tiếp trong "hệ thống hai người". Hệ thống này là những hành động liên hợp của các cá nhân, là một cấu tạo độc lập, tự quyết định. Hành động của cá nhân bao giờ cũng định hướng vào hành vi của người khác và phụ thuộc vào nó vì vậy không có hành vi nào mang tính cố định bất biến.
Cùng với H.Murray và R.Sears là một trong các nhà Tâm lý học phương Tây hiếm hoi đã xem nhân cách là một thực thể của giao tiếp và hoạt động.
Lý thuyết R.Sears đã nhận định đúng về hành động xã hội của cá nhân là kết quả của sự tác động qua lại với những người khác trong xã hội. Nhưng giải thích " hệ thống hai người " là một cấu tạo độc lập, tự xác đinh bên trong là không đúng vì sự tác động qua lại giữa các cá nhân còn nằm trong hệ thống rộng lớn của các quan hệ xã hội như nhóm xã hội, giai cấp, dân tộc.

Về Đầu Trang Go down
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

Vấn đề nhân cách trong TLH phương Tây Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vấn đề nhân cách trong TLH phương Tây   Vấn đề nhân cách trong TLH phương Tây Icon_minitimeThu Sep 10, 2009 7:49 pm

8. Thuyết " cái tôi " Carl Rogers ( sinh năm 1902 )
Thuyết này đề cập tới mối tương quan giữa ba mặt sau:
- Nội dung đích thực của nhân cách
- Các biểu tượng của con người về mình - về " cái tôi " của họ
- Các biểu tượng của con người về " cái tôi lý tưởng " của họ
Sự bất đồng sâu sắc giữa ba mặt này của nhân cách là nguyên nhân chính của bệnh tâm căn. Trong quá trình chữa bệnh Ông đã nhận thấy sự bất an, lo lắng xuất phát từ sự không trùng hợp giữa biểu tượng của mình và kinh nghiệm hành vi của con người. Những tình cảm, động cơ, ý muốn của con người bị chèn ép khi chúng không trùng hợp với biểu tượng của họ về bản thân. Ông đã đưa ra phương pháp chữa bệnh có tên gọi " liệu pháp" tập trung vào bệnh nhân" nhằm để thứ nhất, hình thành ở nhân cách bệnh nhân một hình ảnh mới phù hợp với bản thân mình, thứ hai, làm cho " cái tôi lý tưởng" của họ hiện thực hơn, phù hợp hơn với khả năng của con người,Ông cho rằng sau này trình độ của " cái tôi lý tưởng" sẽ có thể nâng cao lên được nhưng với điều kiện phải nhận thức được những ưu điểm và thiếu sót của mình.
Ông đưa ra khái niệm " điều kiện của thể diện " ( condition of Worth ) là sự không phù hợp của " cái tôi lý tưởng " với khả năng thực tế của cá nhân, là sự nội tâm hoá đối với hệ thống các ý kiến và sự đánh giá của xã hội đối với các chuẩn mực của nhân cách đang nắm được, các thể diện mà con người muốn vươn tới trái ngược với thiên hướng, năng lực của bản thân. Theo C.Rogers, một xã hội mà ở đó giưã con người và con người tồn tại những quan hệ nhân đạo, thì nó sẽ tạo ra những khả năng tốt nhất cho sự nhật thức về mình. Đối với bệnh nhân thái độ đầm ấm của thày thuốc là điều kiện cần thiết của sự phát triển nhân cách của họ, tăng cường việc tự kiểm tra tính tổ chức của nhân cách.
Những đóng góp của C.Rogers trong Tâm lý học là đã đặt ra vấn đề phức tập của nhân cách bệnh tâm căn có nguyên nhân là do mâu thuẫn căng thẳng giữa " cái tôi " hiện thực và "cái tôi" lý tưởng và đưa ra phương pháp trị liệu tâm lý. Mặc dù hạn chế của ông là đánh giá không đúng vai trò của " không khí điều trị bệnh ấm ám" trong sự phát triển nhân cách bệnh nhân, coi đó là nhân tố duy nhất để giải quyết mâu thuẫn nêu trên trong nhân cách mà không thấy được yếu tố điều khiển, giáo dục, của người thầy thuốc đối với bệnh nhân., cũng như quyết định xã hội đối với sự phát triển nhân cách.

10. Thuyết trường tâm lý của Kurt Lewin ( 1890 - 1947 )
K.Lewin, người đề ra thuyết này là một đại diện tiêu biểu của trường phái Tâm lý học Gectalt. Theo thuyết này thì xung quanh con người tồn tại một thế giới các sự vật có những tiêu trị nhất định cho nên con người luôn tồn tại trong một " trường tâm lý" nào đó . Mối quan hệ tác động qua lại của chủ thể và môi trường xung quanh mang tính chất cơ động. Mọi hành động của con người trong hoàn cảnh trước mắt đều làm biến đổi mối tương quan về lực trong hoàn cảnh ấy và quyluật hành vi của chủ thể trong hoàn cảnh mới. Ông đã tiến hành thực nghiệm để chứng minh sự tồn tại của" trường tâm lý" và tiêu trị của các sự vật và thấy rằng trong hoàn cảnh mà chủ thể không thực hiện được một hành động có ý nghĩa thì hành vi sẽ trở thành hành vi tức cảnh (hành vi thoảng qua) do " trường" quy định.
K.Lewin cho rằng điều quan trọng là " trường " tâm lý xung quanh ẩn chứa trong mình khả năng gây ra hành động hướng về sự vật có tiều trị dương hoặc tránh xa những sự vật có tiêu trị âm, các tiêu trị này có liên quan sự thoả mãn nhu cầu. Hành vi con người được hình thành trong mối quan hệ tác động qua lại giữa tiêu trị của các sự vật và các nhu cầu. ý chí, hành động có chủ định xuất hiện là do sự khắc phục các lực tồn tại trong " trường ", không chịu ảnh hưởng của " trường " .
Trong thuyết của ông không có khái niệm " hành động có ý thức ". ở những người bệnh thì hành vi ưu thế là nguồn gốc quy định hành vi của chủ thể.
K.Lewin sau này đề cập nhiều tới khái niệm" không gian cuộc sống ", nó bao gồm cả " trường " tâm lý - đó là nhân cách và môi trường xã hội. Theo ông hành vi của con người là do cả nhân cách và môi trường tâm lý xung quanh quyết định chứ không phải do đặc điểm của môi trường quyết định và biểu đạt mối quan hệ này bằng công thức B = f(P.E) [ B: hành vi; P: nhân cách; E: môi trường] Hành vi B là hàm số của nhân cách và môi trường xung quanh.
Thuyết " trường " tâm lý có những đóng góp nhất định trong Tâm lý học. Nó đã nêu ra được bằng thực nghiệm những tương quan giữa nhân cách và môi trường xung quanh, xem xét nhân cách trong một hoàn cảnh trọn vẹn trong nhóm và cả bên trong bản thân nhân cách . Mặt hạn chế của thuyết này là hành vi con người là hành vi miễn cưỡng bị quy định bởi lực hút và đẩy của môi trường xung quanh, không tính đến sự quy định của vấn đề kinh tế và chính trị đối với hành vi của nhân cách.
Về Đầu Trang Go down
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

Vấn đề nhân cách trong TLH phương Tây Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vấn đề nhân cách trong TLH phương Tây   Vấn đề nhân cách trong TLH phương Tây Icon_minitimeThu Sep 10, 2009 7:50 pm

11. Thuyết chạy trốn tự do của Erich Fromm ( 1900 - 1980 ).
E. Fromm là nhà Tâm lý học theo phái Phân tâm mới. Vị trí trung tâm trong lý thuyết của ông là vấn đề bản chất xã hội của con người trong đó có cái vô thức. Ông cho rằng cơ sở của các bệnh tâm căn ở con người hiện đại là con ngươi ngày càng tách rời khỏi các thành viên khác của xã hội. Con người ngày càng trở nên tự do, nhưng cũng càng cô đơn và bơ vơ. Vì vậy, con người cố gắng bằng các cách khác nhau chạy trốn khỏi sự tự do đó. Theo E. Fromm, các cách chạy trốn tự do của con người là cách thức mà cá thể giải quyết các vấn đề tồn tại của mình, được xây dựng trên cơ sở nhu cầu trốn khỏi sự yếu kém và cách ly của bản thân. Hình thức này mang tính tự vệ vì nó không khắc phục được các nguyên nhân sợ hãi, không giải quyết được các vấn đề tồn tại của con người. Ông đã liệt kê một số cơ chế cơ bản để đào thải khỏi sự cô độc, thiết lập với tập thể để làm mất cảm giác bơ vơ. Theo ông, cơ chế đào thải này là chủ đề quan trọng của nhân cách.
E. Fromm vạch ra được mối quan hệ của xã hội tư bản gắn liền với các dạng tâm bệnh nhưng lại không nhìn thấy sự cần thiết phải cải tổ có tính chất cách mạng những mối quan hệ đó. Vì vậy, cuối cùng ông đã chuyển sang lập trường duy tâm tìm lối thoát trong sự truyền bá tình yêu và trong hoạt động sáng tạo.
Trên đây là một số lý thuyết điển hình trong Tâm lý học phương Tây hiện đại. Nhìn chung những lý thuyết đó có những mặt tích cực và thiếu xót nhất định. Mặt tích cực thể hiện ở những điểm sau:
- Xu hướng ngày càng phủ định nguyên nhân sinh vật của sự thù địch giữa nhân cách và xã hội., nhấn mạnh nhu cầu " nhân văn" của con người.
- Sự cố gắng chứng minh khả năng phát triển không ngừng của nhân cách.
- Phát hiện những hiện tượng, sự kiện phong phú trong đời sống tâm lý của con người.
- Chú ý đến tính đặc trưng và tính cơ động của nhân cách.
- Đề xuất một số phương pháp nghiên cứu nhân cách có giá trị.
Những thiếu xót cơ bản là;
- Xem nhân cách có trước và tồn tại song song với xã hội nếu không phải là hiện tượng thứ nhất đối với xã hội, nhân cách bị nhân chủng hoá và tâm lý hoá.
- Giải thích các quan hệ xã hội như quan hệ liên nhân cách, thuần tuý có tính chất cá nhân.
- Giải thích hành vi xã hội của con người bằng những thuộc tính đóng kín trong bản thân nhân cách hoặc của môi trường phủ nhận những qui luật phát triển thực tế của xã hội, của các nhóm xã hội, của nhân cách.
Các lý thuyết Tâm lý học phương Tây với sự đa dạng của nó đã cung cấp một phần nào những thông tin cần thiết cho những nhà nghiên cứu để có thể nhìn nhận bao quát hơn về vần đề nhân cách,
Để giải quyết vấn đề nhân cách thì cần phải hiểu rõ về nó, vì vậy các kết quả nghiên cứu của các lý thuyết trên mặc dù có sự phiến diện và những hạn chế nhất định nhưng vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong tâm lý học thế giới.

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Vấn đề nhân cách trong TLH phương Tây Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vấn đề nhân cách trong TLH phương Tây   Vấn đề nhân cách trong TLH phương Tây Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Vấn đề nhân cách trong TLH phương Tây
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Năng lực trong tâm lý học nhân cách
» Bàn lại các quan điểm nhân cách trong TLH
» TIẾP CẬN NHÂN CÁCH THEO TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN
» Nhân Cách Tôn Giáo
» Nhà Tâm lý học nhân cách và Tâm lý học xã hội

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học nhân cách-
Chuyển đến