NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Phân nhóm và các đặc điểm của tăng động giảm chú ý

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

Phân nhóm và các đặc điểm của tăng động giảm chú ý Empty
Bài gửiTiêu đề: Phân nhóm và các đặc điểm của tăng động giảm chú ý   Phân nhóm và các đặc điểm của tăng động giảm chú ý Icon_minitimeSat Sep 19, 2009 8:46 am

Phân nhóm và các đặc điểm của tăng động giảm chú ý Istock_000005883640xsmallrw2_120Mặc dù hầu hết những người có rối loạn này đều thể hiện cả sự giảm chú ý lẫn sự lăng xăng tăng động, cũng có một số người chỉ biểu hiện trội ở một trong hai loại triệu chứng này. Các phân nhóm phù hợp nên được dùng để chẩn đoán dựa vào mô hình biểu hiện nào là trội qua thời gian 6 tháng vừa trải qua.
314.04 Rối loạn tăng động giảm chú ý - Dạng phối hợp

Phân nhóm này nên được dùng nếu có ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý hoặc ít nhất 6 triệu chứng tăng động bồng bột tồn tại trong một thời gian ít nhất là 6 tháng. Hầu hết những trẻ em và thiếu niên có rối loạn này đều thuộc dạng phối hợp. Người ta chưa biết ở người lớn có tình trạng tương tự như vậy hay không.
314.00 Rối loạn tăng động giảm chú ý - Dạng trội về giảm chú ý

Phân nhóm này nên được sử dụng khi có ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý (nhưng có ít hơn 6 triệu chứng về tăng động bồng bột) tồn tại trong một thời gian ít nhất là 6 tháng.
314.01 Rối loạn tăng động giảm chú ý - Dạng trội về tăng động bồng bột

Phân nhóm này nên được sử dụng khi có ít nhất 6 triệu chứng về tăng động bồng bột (nhưng có chưa đến 6 triệu chứng về giảm chú ý) tồn tại trong thời gian ít nhất là 6 tháng. Sự giảm chú ý có thể vẫn còn là một đặc tính lâm sàng rõ rệt trong những trường hợp như thế.
CÁC PHƯƠNG PHÁP GHI NHẬN

Những người bị rối loạn này mà giai đoạn đầu có biểu hiện thuộc loại trội về giảm chú ý hoặc trội về tăng động bồng bột đều có thể tiếp tục phát triển để về sau trở thành dạng phối hợp và ngược lại. Nên sử dụng các phân nhóm thích hợp để chẩn đoán dựa vào mô hình triệu chứng nào là trội trong thời gian 6 tháng vừa qua. Nếu các triệu chứng lâm sàng vẫn tồn tại nhưng không thỏa những tiêu chuẩn chẩn đoán, việc định bệnh thích hợp trong trường hợp này là rối loạn tăng động giảm chú ý - dạng thuyên giảm một phần (ADHD, In partial remission). Khi các triệu chứng của đương sự không thỏa đầy đủ các tiêu chuẩn để chẩn đoán loại rối loạn này và không rõ là các tiêu chuẩn này trước đó có được thỏa hay không, nên chẩn đoán là ADHD không đặc hiệu (ADHD not otherwise specified).

CÁC ĐẶC ĐIỂM VÀ RỐI LOẠN KÈM THEO

Các đặc điểm và rối loạn tâm thần kèm theo

Các đặc điểm kèm theo theo đổi tùy theo tuổi và mức độ phát triển và có thể gồm khả năng dung nạp kém với sự hụt hẫng, những cơn giận dữ, thích ra lệnh, bướng bĩnh, thường xuyên khăng khăng đòi hỏi thỏa mãn những yêu cầu, khí sắc bất ổn định, sa ngã về đạo đức, dysphoria, bị các bạn cùng tuổi “tẩy chay”, và lòng tự trọng yếu kém. Thành quả học tập thường thấp kém, đặc biệt dẫn đương sự đến chỗ mâu thuẫn với gia đình và nhà trường. Thiếu sáng tạo trong những công việc đòi hỏi sự cố gắng thường xuyên khiến người khác đánh giá đương sự là lười biếng, vô trách nhiệm và có hành vi chống đối. Các mối quan hệ trong gia đình thường được đặc trưng bởi sự giận hờn và chống đối, đặc biệt do các triệu chứng của đương sự hay thay đổi khiến cho cha mẹ tin rằng tất cả những hành vi có tính “gây rối” này là do đương sự cố ý. Những người bị ADHD có thể có những thành quả học tập kém hơn và khả năng nghề nghiệp yếu hơn những người cùng tuổi. Sự phát triển trí thông minh, được đánh giá bằng các trắc nghiệm IQ cá nhân, ở những trẻ bị rối loạn dường như cũng thấp hơn. Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng rối loạn gây nên suy giảm chức năng rất nhiều, ảnh hưởng đến khả năng thích nghi với xã hội, gia đình và nhà trường. Một tỷ lệ quan trọng những trẻ bị ADHD được đưa đến các cơ sở trị liệu cũng có kèm theo rối loạn bướng bỉnh chống đối (oppositional defiant disorder) hoặc rối loạn ứng xử (conduct disorder). Có thể có sự gia tăng lưu hành độ của các rối loạn khí sắc (mood disorder), rối loạn lo âu (anxiety disorder), các rối loạn về học tập (learning disorders) và rối loạn về giao tiếp (communication disorders) ở những trẻ bị ADHD. Rối loạn này cũng không phải là không thường thấy ở những người bị rối loạn Tourette’s; khi có hai loại rối loạn cùng tồn tại, giai đoạn khởi đầu của ADHD thường đi trước giai đoạn khởi đầu của rối loạn Tourette’s. Cũng có thể có một tiền sử bị lạm dụng hoặc bỏ rơi (child abuse or neglect), tình trạng nuôi dưỡng bởi nhiều người nhiều nơi khác nhau (multiple foster placement), tiếp xúc với độc chất (vd, ngộ độc chì), nhiễm trùng (như viêm não), mẹ dùng thuốc khi mang thai, cân nặng thấp lúc sinh và tình trạng chậm phát triển trí tuệ.
Các phát hiện cận lâm sàng kèm theo

Không có xét nghiệm cận lâm sàng nào được dùng để chẩn đoán trong việc đánh giá lâm sàng tình trạng ADHD. Những trắc nghiệm đòi hỏi việc xử lý thông qua các cố gắng tinh thần đã ghi nhận sự bất thường ở những người bị ADHD so với nhóm đối chứng, nhưng người ta chưa hoàn toàn biết rõ đâu là khiếm khuyết nhận thức cơ bản có trách nhiệm về tình trạng này.
Các phát hiện thực thể kèm theo và tình trạng y khoa tổng quát

Không có đặc điểm thực thể đặc hiệu nào kèm theo ADHD, mặc dù những bất thường thực thể không quan trọng như (hypertelorism), vòm khẩu nhô cao, tai đóng thấp... có thể hiện diện với tỷ lệ cao hơn so với dân số chung. Các chấn thương thực thể cũng có thể có tỷ lệ cao hơn.
CÁC ĐẶC ĐIỂM ĐẶC HIỆU VỀ VĂN HÓA, TUỔI VÀ GIỚI TÍNH

ADHD được biết là xảy ra trong mọi nền văn hóa, với các lưu hành độ khác nhau được báo cáo ở các nước phương Tây, điều này có lẽ do việc áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau hơn là do sự khác biệt về biểu hiện lâm sàng.
Việc chẩn đoán đặc biệt khó thực hiện ở trẻ em nhỏ hơn 4-5 tuổi, bởi vì hành vi đặc trưng của chúng rất hay thay đổi nhiều hơn so với trẻ lớn, và có thể gồm những nét tương tự như các triệu chứng của ADHD. Hơn nữa, triệu chứng giảm chú ý ở trẻ chưa đến tuổi đi học thường ít được quan sát thấy bởi những trẻ nhỏ ở tuổi này thường không được đòi hỏi phải chú ý nhiều. Tuy vậy, khả năng chú ý của những trẻ nhỏ cũng có thể được đánh giá; ví dụ ở khoảng 2-3 tuổi trẻ đã có thể cùng ngồi với một người lớn và xem một quyển sách hình. Ngược lại, trẻ nhỏ có tình trạng ADHD thường tăng động quá mức và khó có thể kềm chế được. Xem xét một số lớn các hành vi ở trẻ nhỏ có thể có ích để bảo đảm ghi nhận được một bức tranh lâm sàng đầy đủ. Khi trẻ trưởng thành, các triệu chứng thường trở nên ít rõ ràng hơn. Cho đến khoảng cuối thời ấu thơ và đầu tuổi thiếu niên, các dấu hiệu quá mức về vận động thô sơ (gross motor) (ví dụ chạy nhảy, leo trèo quá mức, không ngồi yên được) sẽ ít xảy ra hơn, và các triệu chứng tăng động có thể được xác định bởi sự bồn chồn hoặc một cảm giác nội tâm xáo động không yên. Ở trẻ em lứa tuổi đi học, sự giảm chú ý sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập ở trường. Các biểu hiện tăng động lăng xăng cũng dẫn đến sự phá vỡ những luật lệ trong gia đình, trường học và trong các quan hệ xã hội, đặc biệt là ở tuổi thiếu niên. Ở người lớn, trạng thái bồn chồn không yên dẫn đến việc khó tham gia vào các hoạt động tĩnh tại và tránh né các thú vui cũng như các công việc làm hạn chế những cơ hội cho các động tác tự nhiên (ví dụ: công việc ngồi ở bàn giấy).

Rối loạn này thường thấy ở phái nam nhiều hơn nữ, với tỷ lệ nam : nữ thay đổi từ 4:1 đến 9:1 tùy hoàn cảnh môi trường (vd. trong dân số chung hoặc trong các bệnh viện).
LƯU HÀNH ĐỘ (PREVALENCE)

Lưu hành độ của ADHD được ước tính khoảng 3-5% trẻ em tuổi đi học. Ở thiếu niên và người lớn, các số liệu còn hạn chế.
DIỄN TIẾN

Hầu hết các bậc phụ huynh đều quan sát thấy những hoạt động vận động quá mức của trẻ lần đầu tiên khi trẻ mới biết đi, trùng hợp với thời điểm phát triển khả năng vận động độc lập. Tuy nhiên, vì có rất nhiều trẻ nhỏ tăng động không phát triển tình trạng ADHD về sau nên việc chẩn đoán ADHD phải hết sức thận trọng vào những năm đầu đời. Thường thì rối loạn này được chẩn đoán đầu tiên vào thời gian trẻ học tiểu học, khi mà khả năng thích nghi với trường học bị phương hại. Trong phần lớn các trường hợp được thấy ở các cơ sở lâm sàng, tình trạng rối loạn tương đối ổn định suốt thời gian đầu của tuổi thiếu niên. Trong hầu hết trường hợp, các triệu chứng giảm bớt đi vào cuối tuổi thiếu niên và khi trở thành người lớn, dù rằng có một ít vẫn còn đầy đủ những triệu chứng của ADHD cho đến tuổi trung niên. Ở một số người lớn chỉ còn lại một vài triệu chứng, trong trường hợp đó, chẩn đoán thích hợp nên sử dụng là ADHD thuyên giảm một phần (ADHD, in partial remission). Chẩn đoán này được áp dụng cho những người không còn đầy đủ những biểu hiện của rối loạn nhưng vẫn còn một số triệu chứng và những triệu chứng này vẫn gây nên tình trạng suy giảm chức năng.
MÔ HÌNH QUEN THUỘC

ADHD thường được thấy nhiều hơn ở những người bà con cấp I về sinh học (first degree biological relatives) của những trẻ bị ADHD. Các nghiên cứu cho thấy những rối loạn khí sắc và lo âu cũng có lưu hành độ cao. Các rối loạn học tập, rối loạn có liên quan đến hóa chất (substance-related disorders), và rối loạn nhân cách chống đối xã hội (antisocial personality disorder) trong các thành viên gia đình của người bị ADHD.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Ở trẻ nhỏ, có thể khó phân biệt các triệu chứng của ADHD với những hành vi bình thường của những trẻ nhỏ tăng động (như chạy nhảy, làm ồn...).
Các triệu chứng giảm chú ý cũng thường gặp ở những trẻ có IQ thấp được bố trí học trong những môi trường học tập không phù hợp với khả năng thông minh của trẻ. Những hành vi này phải được phân biệt với các dấu hiệu tương tự của trẻ bị ADHD. Ở trẻ chậm phát triển trí tuệ, một chẩn đoán ADHD thêm vào chỉ nên thiết lập khi mà tình trạng giảm chú ý hoặc tăng động trở nên quá mức đối với tuổi khôn (mental age) của trẻ. Giảm chú ý cũng có thể xảy ra ở một trẻ rất thông minh được bố trí trong một môi trường học tập “dưới ngưỡng” (understimulating environment). ADHD cũng phải được phân biệt với sự khó khăn trong việc định hướng mục đích cho hành vi của những trẻ sống trong môi trường thiếu thốn, hỗn độn và vô tổ chức. Thu thập báo cáo từ nhiều nguồn thông tin (cô giữ trẻ, ông bà, cha mẹ) có ích trong việc phối hợp quan sát tình trạng giảm chú ý, tăng động cùng khả năng phát triển của đứa trẻ tương ứng với sự tự điều chỉnh trong các môi trường khác nhau.

Những trẻ có hành vi chống đối có thể từ chối những công việc và bài học ở trường đòi hỏi sự vận dụng sáng tạo bởi trẻ thiếu khả năng đáp ứng các yêu cầu của người khác. Những triệu chứng này cũng phải phân biệt với sự tránh né công việc học tập ở trường, một điều thường gặp ở trẻ bị ADHD. Sự phức tạp trong chẩn đoán phân biệt là ở chỗ khi người bị ADHD phát sinh một thái độ chống đối thứ phát đối với những công việc như thế và đánh giá thấp tầm quan trọng của chúng, thường như một lý giải cho sự thất bại của họ.
Về Đầu Trang Go down
 
Phân nhóm và các đặc điểm của tăng động giảm chú ý
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tiêu chuẩn chẩn đoán tình trạng tăng động giảm chú ý
» Buỗi tập huấn "Kỹ năng hoạt đông nhóm"
» Tăng like Facebook giá rẻ, tăng like FanPages giá rẻ, like ảnh , câu sub
» làm nhóm hiệu quả
» nhom minh oi!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học phát triển-
Chuyển đến