NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Tiêu chuẩn chẩn đoán tình trạng tăng động giảm chú ý

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

Tiêu chuẩn chẩn đoán tình trạng tăng động giảm chú ý Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiêu chuẩn chẩn đoán tình trạng tăng động giảm chú ý   Tiêu chuẩn chẩn đoán tình trạng tăng động giảm chú ý Icon_minitimeSat Sep 19, 2009 8:40 am

Tiêu chuẩn chẩn đoán tình trạng tăng động giảm chú ý 80707hoangnhan_120A. Có tiêu chuẩn (1) hoặc (2)

(1) Trong số các triệu chứng giảm chú ý sau đây, có ít nhất 6 triệu chứng tồn tại trong thời gian ít nhất là 6 tháng, đến độ không thích nghi và không phù hợp với trình độ phát triển:
Giảm chú ý

(a) Thường không thể tập trung chú ý nhiều vào các chi tiết hoặc phạm phải những lỗi lầm do bất cẩn trong học tập, làm việc hoặc trong các hoạt động khác.


(b) Thường khó khăn trong việc duy trì khả năng chú ý trong công việc hoặc trong vui chơi.


(c) Thường có vẻ không lắng nghe người khác nói chuyện trực tiếp.


(d) Thường không tuân theo những hướng dẫn hoặc không thể hoàn tất bài vở ở trường, công việc nhà, hoặc các trách nhiệm nơi làm việc (không phải do hành vi chống đối hoặc không có khả năng hiểu những hướng dẫn).


(e) Thường khó khăn khi tổ chức các công việc và các hoạt động.


(f) Thường né tránh, không thích, hoặc miễn cưỡng tham gia các công việc đòi hỏi sự cố gắng tinh thần liên tục (như làm bài tập ở trường hoặc bài tập về nhà).


(g) Thường để thất lạc những vật dụng cần để làm việc hoặc vui chơi (đồ chơi, dụng cụ học tập, bút chì, sách vở, và các dụng cụ).


(h) Thường dễ dàng bị chia trí bởi các kích thích bên ngoài.


(i) Thường quên làm các công việc hằng ngày.


(2) Trong số các triệu chứng tăng động - bồng bột sau đây, có ít nhất 6 triệu chứng tồn tại trong thời gian ít nhất là 6 tháng, đến độ không thích nghi và không phù hợp với trình độ phát triển:
Tăng động

(a) Tay chân ngọ nguậy, ngồi không yên.


(b) Thường rời bỏ chỗ ngồi trong lớp học hoặc trong các tình huống đòi hỏi phải ngồi yên.


(c) Thường chạy nhảy hoặc leo trèo quá mức trong những tình huống không thích hợp (ở thiếu niên và người lớn, điều này có thể giới hạn ở mức đương sự có cảm giác bồn chồn chủ quan).


(d) Thường khó tham gia những trò chơi hoặc hoạt động giải trí cần phải giữ yên lặng.


(e) Thường luôn di chuyển hoặc hành động như thể “đang lái môtô”.


(f) Thường nói quá nhiều.


Bồng bột


(a) Thường buột miệng trả lời khi người khác chưa hỏi xong.


(b) Thường khó chờ đợi đến phiên mình.


(c) Thường làm gián đoạn hoặc quấy rầy người khác (xen vào các cuộc nói chuyện hoặc các trò chơi).
B. Một số triệu chứng tăng động - bồng bột hoặc triệu chứng giảm chú ý gây ra suy giảm chức năng được thấy hiện diện trước 7 tuổi. C. Tình trạng giảm chức năng do các triệu chứng này được thấy hiện diện trong ít nhất 2 môi trường khác nhau (ở trường, ở nơi làm việc, hoặc ở nhà). D. Phải có bằng chứng rõ ràng về tình trạng suy giảm chức năng đáng kể về lâm sàng được

Không chẩn đoán là ADHD nếu các triệu chứng được giải thích bởi một rối loạn tâm thần khác (vd. rối loạn khí sắc, rối loạn lo âu, rối loạn phân ly, rối loạn nhân cách, biến đổi nhân cách do bệnh lý y khoa, hoặc rối loạn liên quan hóa chất). Trong tất cả các rối loạn này, những triệu chứng giảm chú ý có thời điểm bắt đầu đặc hiệu là sau 7 tuổi, và bệnh sử thời thơ ấu về khả năng thích nghi với trường học thường không được đặc trưng bởi các hành vi gây rối (disruptive behavior) hoặc không có những than phiền của giáo viên về tình trạng giảm chú ý, và các hành vi tăng động, bồng bột. Khi rối loạn khí sắc hoặc lo âu cùng xảy ra đồng thời với ADHD, từng tình trạng nên được chẩn đoán riêng. ADHD không được ch6ản đoán khi các triệu chứng tăng động và giảm chú ý xảy ra trong thời gian diễn tiến của một rối loạn phát triển lan tỏa (pervasive developmental disorder) hoặc một tình trạng loạn tâm khác. Các triệu chứng giảm chú ý, tăng động, bồng bột liên quan đến việc sử dụng một dược chất (như thuốc giãn phế quản, isoniazide, akathisia lấy từ các neuroleptics) ở những trẻ dưới 7 tuổi không được chẩn đoán là ADHD, thay vào đó nên chẩn đoán là các rối loạn liên quan hóa chất không đặc hiệu (other substance-related disorders not otherwise specified).
Về Đầu Trang Go down
 
Tiêu chuẩn chẩn đoán tình trạng tăng động giảm chú ý
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» GIỚI THIỆU VỀ SỔ TAY CHẨN ĐOÁN TÂM ĐỘNG PDM
» Phân nhóm và các đặc điểm của tăng động giảm chú ý
» Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học
» TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC
» Tăng like Facebook giá rẻ, tăng like FanPages giá rẻ, like ảnh , câu sub

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học phát triển-
Chuyển đến