NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THÂN CHỦ

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THÂN CHỦ Empty
Bài gửiTiêu đề: QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THÂN CHỦ   QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THÂN CHỦ Icon_minitimeWed Sep 23, 2009 7:38 am

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THÂN CHỦ

Mối quan hệ tham vấn giữa thân chủ và chuyên viên trên khía cạnh kinh tế là một mối quan hệ cân bằng và dịch vụ, trong đó thân chủ là người “thuê và trả tiền” cho chuyên viên để chuyên viên cung cấp các dịch vụ cho thân chủ một cách thích hợp và chất lượng. Tuy nhiên, trong thực tế có hai trường hợp sau đây có thể xảy ra làm cho tiến trình tham vấn ngay từ đầu không thể đi xa hơn hoặc có thể thất bại:

1. Chuyên viên là “đấng cứu rỗi”
Trong tính liên đới của nó, nghề tham vấn tâm lý có mối quan hệ gần gũi một cách đặc biệt với các ngành nghề như y tế (bác sỹ) và chữa bệnh tâm thần (bác sỹ tâm thần, nhà tâm lý lâm sàng),… Tuy nhiên về bản chất, nghề tham vấn tâm lý có sự khác biệt khá rõ với những ngành nghề vừa nêu. Ở đó, chuyên gia không phải là người “có quyền” hay “chỉ định” thông qua các “y lệnh” hoặc thông qua các hướng dẫn mà thân chủ buộc phải làm theo, mà chuyên gia tham vấn là người cùng với thân chủ và sử dụng mối quan hệ tin tưởng được tạo ra với thân chủ cùng những kỹ thuật để giúp thân chủ tìm ra hướng giải quyết cho mình, giúp thân chủ nâng cao lên lòng tự tôn, tự tin của họ, và giúp thân chủ phát hiện và sử dụng những tiềm năng của họ một cách tối đa cho sự phát triển.

Rất nhiều chuyên viên tham vấn, đặc biệt những người thiếu sự đào tạo căn bản và vững chắc, thường rất dễ bị cám dỗ bởi cái “quyền lực” của vị thế trên mà một cách tự nhiên thân chủ mang đến cho chuyên viên. Trong một khía cạnh khác, rất nhiều (nếu không nói là hầu hết) thân chủ tìm đến và đặt nhà tham vẫn vào vị thế của một vị cứu tinh, một “thiên thần” có thể cứu rỗi cuộc đời của họ… Trong những trường hợp như thế này, chuyên viên tham vấn phải có nhiệm vụ “thức tỉnh” chính mình, đồng thời giải thích cho thân chủ một cách rõ ràng về những giới hạn, về bản chất của dịch vụ và tiến trình tham vấn, và những kết quả hợp lý có thể mong đợi…

2. Thân chủ “kiểm soát” chuyên viên
Rất nhiều thân chủ tự đặt mình vào thế của người “thuê và trả tiền”cho dịch vụ nên yêu cầu chuyên viên làm theo những mong muốn, những sắp đặt của thân chủ. Đặc biệt trong trường hợp thân chủ là trẻ em hoặc thiếu niên, nhiều chuyên viên gặp khó khăn trong việc phải “phục vụ” những yêu cầu tham vấn từ phía cha mẹ.

Trong nhiều trường hợp khác, chuyên viên có thể mong muốn làm hài lòng thân chủ, hoặc không muốn thân chủ “nghỉ ngang” nên đã không thẳng thắn với thân chủ khi họ có những “vi phạm” cam kết về giờ hẹn hoặc trả phí… hoặc chiều theo những mong muốn, những yêu cầu không hợp lý của thân chủ và thậm chí có thể bị thân chủ “kiểm soát” tiến trình tham vấn.

Trong cả hai trường hợp, thân chủ và chuyên viên đều không có lỗi, chỉ có vấn đề là tiến trình tham vấn bị thất bại. Một phần quan trọng làm cho việc thất bại này xảy ra là thân chủ hoặc chuyên viên hoặc cả hai không nắm được đâu là quyền và đâu là những trách nhiệm đối với thân chủ. (Những chuẩn mực đạo đức và hành nghề của chuyên viên tham vấn mời quý vị tham khảo trong phần “Những tiêu chuẩn đạo đức của ACA trong blog này)

Sau đây là những quyền và trách nhiệm đối với thân chủ được giới thiệu trong trang web chính thức của NBCC* (National Board for Certified Counselor), tổ chức cung cấp chứng nhận chuyên môn cho những chuyên viên tham vấn tâm lý chuyên nghiệp tại Mỹ từ năm 1982 và sau đó là trên toàn thế giới từ năm 2003.

QUYỀN

1. Được thông tin về các chất lượng chuyên môn của chuyên viên: giáo dục, kinh nghiệm, chứng nhận tham vấn chuyên nghiệp, và giấy phép hành nghề.

2. Được giải thích về những dịch vụ sẽ được cung cấp, những thỏa thuận về thời gian, biểu phí, và sự giới thiệu trước khi nhận các dịch vụ đó.

3. Được thông tin về những giới hạn của việc hành nghề của chuyên viên trong những lĩnh vực cụ thể mà họ tinh thông (ví dụ, phát triển nghề nghiệp, các nhóm tộc người,…) hoặc nhóm tuổi (ví dụ, thanh thiếu niên, người già,…)

4. Được bảo mật với tất cả những thông tin và được thông tin về bất kỳ những giới hạn nào trong luật pháp liên quan đến sự bảo mật trong mối quan hệ tham vấn.

5. Được đặt những câu hỏi về các kỹ thuật và chiến lược tham vấn và đuợc thông tin về tiến trình tham vấn.

6. Cùng tham gia vào việc đặt ra các mục tiêu và tiến trình lượng giá trong việc đạt được những mục tiêu đó.

7. Được thông tin về cách thức liên lạc với chuyên viên tham vấn trong tình huống khẩn cấp.

8. Được yêu cầu một sự hỗ trợ thêm vào bất cứ lúc nào.

9. Được yêu cầu bản sao của những ghi chép và báo cáo đã từng có từ những chuyên viên tham vấn khác.

10. Được nhận một văn bản về các tiêu chuẩn đạo đức mà chuyên viên tham vấn đang sử dụng.

11. Được kết thúc mối quan hệ tham vấn vào bất cứ thời điểm nào.

12. Được liên lạc với các tổ chức chuyên môn thích hợp nếu thân chủ có sự nghi ngờ hoặc phàn nàn nào liên quan đến hành vi của chuyên viên.

TRÁCH NHIỆM

1. Đặt và giữ các buổi hẹn với chuyên viên tham vấn. Báo cho chuyên viên biết sớm nhất có thể nếu thân chủ không đến được vào đúng giờ hẹn.

2. Trả phí đầy đủ theo đúng lịch làm việc mà thân chủ đã thiết lập cùng chuyên viên.

3. Lên kế hoạch cho những mục tiêu tham vấn của thân chủ

4. Theo đúng những gì đã đồng ý hướng đến các mục tiêu.

5. Duy trì việc thông tin từ chuyên viên về tiến trình tham vấn phù hợp với những mục tiêu.

6. Kết thúc mối quan hệ tham vấn hiện tại trước khi thu xếp cho việc gặp một chuyên viên tham vấn khác.

TRƯỜNG HỢP KHÔNG HÀI LÒNG VỚI DỊCH VỤ CỦA MỘT CHUYÊN VIÊN
Thực tế là một chuyên viên có thể làm việc thành công với thân chủ này nhưng có thể là không thành công với một thân chủ khác. Do đó trong trường hợp thân chủ không hài lòng với những dịch vụ của một chuyên viên thì họ có thể:

1. Bộc lộ những suy nghĩ không hài lòng trực tiếp với chuyên viên, nếu có thể.

2. Tìm lời khuyên từ người giám sát của chuyên viên nếu chuyên viên là người đang thực hành trong môi trường họ đang nhận sự giám sát trực tiếp.

3. Kết thúc mối quan hệ tham vấn, nếu tình huống cho thấy không thể giải quyết được.

4. Liên lạc với cơ quan cấp giấy phép hành nghề, tổ chức chứng nhận quốc gia hoặc tổ chức nghề nghiệp, nếu tin rằng những hành vi của chuyên viên là vi phạm đạo đức.

Ngô Minh Uy
Bangkok 28/07/2008
Về Đầu Trang Go down
 
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THÂN CHỦ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» YÊU CẦU SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÁCH PHẠT
» cho mình làm quyen với....Các bạn...!
» Người giáo viên chủ nhiệm
» Người giáo viên chủ nhiệm tiểu học

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Nghề nghiệp :: Chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp-
Chuyển đến