NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NGHỀ THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NGHỀ THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NGHỀ THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ   ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NGHỀ THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ Icon_minitimeWed Sep 23, 2009 7:40 am

A. Vấn đề chung
1. Tham vấn và trị liệu tâm lý
Tham vấn và trị liệu được xác định là hai lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau, tuy vậy trong một khía cạnh khác và có tính phù hợp với bối cảnh Việt Nam, tham vấn và trị liệu có thể được xem như là cùng một lĩnh vực nghề nghiệp với những cấp độ khác nhau tùy thuộc vào người hành nghề và nguồn đào tạo của người đó.

Về các định nghĩa cụ thể của tham vấn và trị liệu tâm lý, xin vui lòng tham khảo thêm trong các tài liệu chuyên ngành hoặc trên các trang tin điện tử bằng tiếng Việt như www.tamlytrilieu.com hoặc http://thamvantamly.wordpress.com

2. Người hành nghề
Đảm bảo được đào tạo ở một cấp độ tối thiểu được quy định tùy thuộc bối cảnh từng quốc gia. Tại các nước phát triển, chỉ những người có trình độ tiến sỹ chuyên ngành mới được phép hành nghề độc lập, riêng lĩnh vực tham vấn hôn nhân và gia đình thì trình độ thạc sỹ là đủ. Tuy vậy, nhiều quốc gia hiện nay chấp nhận người có trình độ thạc sỹ chuyên ngành được hành nghề độc lập, và những người có trình độ cử nhân có thể tham gia hành nghề trong những tổ chức, trung tâm được đảm bảo chuyên môn bởi người phụ trách chuyên môn hoặc giám sát của tổ chức, trung tâm đó.

Người hành nghề độc lập buộc phải có chứng nhận tư cách hành nghề hoặc giấy phép hành nghề tùy thuộc vào quy định và bối cảnh của từng quốc gia.

Người hành nghề chuyên nghiệp cũng được xác định là người làm việc toàn thời gian trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu.

B. Điều kiện phát triển cho người hành nghề
1. Đào tạo và đào tạo liên tục
Tất cả những ai đang hành nghề hoặc muốn hành nghề tham vấn và trị liệu tâm lý đòi buộc phải trải qua quá trình đào tạo chuyên môn hoặc những quá trình đào tạo không chính quy khác với chất lượng tương đương.

Các chương trình đào tạo được cung cấp bởi các trường đại học và các học viện chuyên ngành. Vấn đề này là trách nhiệm của các nhà đào tạo, họ phải nghiên cứu để hoàn chỉnh một chương trình đào tạo có thể cung cấp được các kiến thức và kỹ năng hành nghề tối thiểu ở bậc cử nhân, đồng thời hướng đến việc xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành tham vấn và trị liệu bậc thạc sỹ tương ứng với thế giới. Các chương trình đào tạo liên tục được cung cấp bởi các trường đại học, các học viện và kể cả các hiệp hội và trung tâm thực hành tâm lý với nội dung chính yếu là nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành, cập nhật những lý thuyết và liệu pháp mới…

2. Kinh nghiệm phát triển nghề nghiệp (PDE), thực tập và giám sát
Bên cạnh chương trình đào tạo chuyên ngành, tất cả những người đang hành nghề hoặc muốn hành nghề tham vấn và trị liệu tâm lý phải trải qua các quá trình: 1). Phát triển kinh nghiệm nghề nghiệp (PDE – Professional Development Experiences), gồm việc tham quan tìm hiểu các cơ sở hành nghề, quan sát chuyên viên trong các buổi trị liệu, dự các hội thảo chuyên ngành… (trung bình 60 giờ); và 2). Thực tập chuyên ngành dưới sự giám sát của những người đang hành nghề có trình độ từ thạc sỹ trở lên và có hiểu biết về những nguyên tắc và nội dung của việc giám sát (tối thiểu từ 120 – 180 giờ).

3. Tài liệu, giáo trình và tạp chí chuyên ngành
Giáo trình và nhất là tạp chí chuyên ngành là hai nguồn tư liệu chính yếu để tham khảo và học tập nâng cao cho những người đang hành nghề hoặc muốn hành nghề tham vấn và trị liệu tâm lý. Những chuyên viên và sinh viên Việt Nam phải ý thức về việc nâng cao khả năng Anh ngữ để có thể tiếp cận với những nguồn thông tin cấp một từ những giáo trình và tạp chí chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Các chuyên viên và sinh viên Việt Nam cũng có thể tham khảo những nguồn thông tin thông qua các bài giảng và tài liệu bằng tiếng Việt được trình bày trực tiếp hoặc đăng tải trên các trang thông tin điện tử hiện nay tại Việt Nam

4. Nghiên cứu và xuất bản
Tất cả những người đang hành nghề và kể cả sinh viên được khuyến khích để tiến hành các nghiên cứu theo đúng chuẩn mực khoa học (cá nhân hoặc nhóm) những vấn đề liên quan đến lĩnh vực tham vấn và trị liệu ngay trong môi trường làm việc của mình hoặc mở rộng. Các kết quả nghiên cứu có thể được công bố thông qua các hội thảo, hội nghị chuyên ngành hoặc xuất bản trên các tạp chí chuyên ngành tại Việt Nam (Tạp chí tâm lý học) và trên thế giới (bằng tiếng Anh và theo tiêu chuẩn APA phiên bản 5).

5. Hội thảo và hội nghị chuyên ngành
Hội thảo và hội nghị chuyên ngành là hai hoạt động thường xuyên mang tính định kỳ và chính thức như là một diễn đàn để những người đang hành nghề trình bày những kết quả nghiên cứu mới của mình, để trao đổi những kinh nghiệm chuyên môn với các đồng nghiệp khác, và đồng thời cũng là nơi để sinh viên học hỏi những bài học chuyên môn mang tính cập nhật mới nhất về tình hình phát triển của lĩnh vực tham vấn và trị liệu.

6. Tư cách hành nghề
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, việc chứng nhận tư cách hành nghề được thực hiện bởi những hiệp hội nghề nghiệp mà không nhất thiết phải là những cơ quan nhà nước. Trong bối cảnh Việt Nam, chúng ta đang và sẽ phải nỗ lực hơn để có thể có một tổ chức nhằm chứng nhận tư cách nghề nghiệp tham vấn và trị liệu tâm lý cho những người đang hoặc muốn hành nghề.

Tất cả những người hành nghề trên thế giới hiện nay cũng có thể đăng ký chứng nhận tư cách nghề nghiệp thông qua tổ chức NBCC-I (National Board for Certified Counselors – International). Những người này được hướng dẫn để tham gia một bài sát hạch về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực tham vấn tâm lý.

Điều kiện để được chứng nhận là: 1). Trình độ chuyên môn được đào tạo tùy theo quy định của từng quốc gia hoặc tổ chức cấp chứng nhận; 2). Thời gian thực tập có giám sát; và 3). Tư cách pháp nhân và tư cách đạo đức.

C. Điều kiện cho việc phát triển ngành nghề
___________________________________
Ngô Minh Uy (2008). Báo cáo đề dẫn. Họp mặt những người làm tham vấn và trị liệu tâm lý. Tp. HCM.
___________________________________
Tham khảo
Byrne, R. H. (1995). Becoming a master counselor: Introduction to the profession. CA: Brooks/Cole
Về Đầu Trang Go down
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NGHỀ THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NGHỀ THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ   ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NGHỀ THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ Icon_minitimeWed Sep 23, 2009 7:41 am

C. Điều kiện cho việc phát triển ngành nghề
ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NGHỀ THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ Professionalphp2
1. Hệ thống lý thuyết
Một lĩnh vực được phát triển như một nghề nghiệp đòi buộc phải được đặt trên một nền tảng lý thuyết có tính hệ thống. Nói cách khác, những người hành nghề trong một tổ chức nghề nghiệp phải ý thức về sự đa dạng của các lý thuyết khác nhau đồng thời không thể bỏ qua bất kỳ một lĩnh vực lý thuyết nào sau đây: Tâm lý học phát triển, Tâm lý học nhân cách, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học bệnh lý (lâm sàng), Lý thuyết và liệu pháp tham vấn/ trị liệu, Các kỹ năng tham vấn chuyên biệt… Nhấn mạnh, mỗi chuyên viên có thể chọn cho mình một hoặc nhiều hơn các lý thuyết và liệu pháp làm thế mạnh nhưng đòi buộc phải nắm vững hệ thống lý thuyết tổng thể.

2. Xã hội nhìn những người hành nghề như những người có “quyền chuyên môn”
Với những ngành nghề lâu đời khác như y khoa hoặc luật, thân chủ và những người khác trong xã hội đều nhìn nhận như là những người có quyền lực chuyên môn để đưa ra những đơn thuốc hoặc hoặc những chỉ dẫn liên quan đến luật pháp… Cũng vậy, những người hành nghề tham vấn và trị liệu phải được xã hội và thân chủ nhìn nhận như là những người có khả năng hỗ trợ và “chữa trị” khỏi những rối loạn hoặc những khó khăn tâm lý.

Điều này liên quan rất chặt chẽ đến trình độ chuyên môn, kỹ năng hành nghề và tư cách hành nghề của các chuyên viên. Chất lượng hành nghề sẽ là mấu chốt để người dân tin tưởng và nhìn nhận “uy quyền” của người hành nghề, bên cạnh đó là sự công nhận một cách chính thức về mặt pháp lý của nhà nước.

3. Những người có quyền trong tổ chức nghề nghiệp
Với một tổ chức nghề nghiệp, đòi buộc phải có những người có quyền như là những người lãnh đạo (cả về hành chánh, pháp lý lẫn uy tín tinh thần). Những người này được những thành viên trong tổ chức tin cậy và bầu chọn lên để lãnh đạo và định hướng cho việc phát triển nghề nghiệp.

Như vậy, ở đây có hai tương quan, những người lãnh đạo có quyền trên những người hành nghề trong tổ chức và những người hành nghề trong tổ chức tuân thủ theo những quy định và những đường hướng phát triển do những người lãnh đạo đề xướng (đương nhiên nguyên tắc dân chủ và đóng góp ý kiến công khai trên tinh thần phục vụ cho lợi ích chung là nền tảng).

4. Quy chế đạo đức và hành nghề
Một tổ chức nghề nghiệp cũng đòi buộc phải xây dựng cho mình những quy chế, nguyên tắc về đạo đức và về việc hành nghề. Bộ quy chuẩn này sẽ được cụ thể hóa qua những điều khoản và những hướng dẫn thực hiện và những hướng dẫn xử lý những trường hợp vi phạm quy chế. Hiện trên thế giới, các hiệp hội và tổ chức nghề nghiệp tham vấn và trị liệu thường tham khảo những quy chế của các tổ chức sau đây để xây dựng quy chế phù hợp cho tổ chức của họ: 1). Quy chế đạo đức của APA (American Psychological Association); 2). Quy chế đạo đức của ACA (American Counseling Association); và 3). Quy chế đạo đức của NBCC (National Board for Certified Counselors).

5. Văn hóa tổ chức
Đây là một đặc điểm khá trừu tượng và thường được hình thành cùng với quá trình phát triển phát triển của một tổ chức nghề nghiệp tùy thuộc vào mục tiêu, tôn chỉ và đường hướng hoạt động của tổ chức nghề nghiệp đó. Tuy vậy, chính yếu của văn hóa tổ chức là mang lại cho những người tham gia vào tổ chức một cảm giác “chúng ta”, và nhìn thân chủ như là những đối tượng được phục vụ bởi “chúng ta”.

6. Tính tự chủ của thành viên
Tuy một tổ chức nghề nghiệp được tồn tại là do có cái chung, cái “chúng ta” nhưng vấn đề tự chủ của từng thành viên những người đang hành nghề là vô cùng quan trọng. Điều này có nghĩa rằng tất cả những thành viên đều có quyền và có trách nhiệm đưa ra những quyết định và những đường hướng thực hành cho riêng mình (dựa trên những nguyên tắc chung được quy định bởi tổ chức nghề nghiệp) và chịu trách nhiệm trước xã hội, trước pháp luật và trước tổ chức nghề nghiệp mà mình tham gia về tất cả những quyết định của riêng mình.
______________________________________
Ngô Minh Uy (2008). Báo cáo đề dẫn. Họp mặt những người làm tham vấn và trị liệu tâm lý. Tp. HCM.
______________________________________
Tham khảo
Byrne, R. H. (1995). Becoming a master counselor: Introduction to the profession. CA: Brooks/Cole
Về Đầu Trang Go down
 
ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NGHỀ THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tập trung đầu óc: Điều kiện thành công
» chỉ số phát triển thông minh
» Sự phát triển con người trong lao động
» những bước phát triển của vị thành niên
» Những tiêu chí để biết bé phát triển bình thường

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Nghề nghiệp :: Chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp-
Chuyển đến