NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Việt Nam ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới?

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

Việt Nam ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới? Empty
Bài gửiTiêu đề: Việt Nam ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới?   Việt Nam ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới? Icon_minitimeFri Sep 25, 2009 8:04 pm

Việt Nam ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới? Viet_Nam_tren_ban_do_giao_duc_the_gioi

Từ hơn một trăm năm nay, vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế là làm thế nào để một nước nghèo đuổi kịp nước giàu về trình độ phát triển, trước hết là về thu nhập bình quân đầu người.

Báo cáo phát triển công nghiệp năm 2005 của UNIDO (Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc) chỉ ra rằng, cách thức mà các nước dùng để thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế với các nước đi trước là rất đa dạng. Vấn đề không chỉ là bắt chước các định chế, quy định, công nghệ của các nước phát triển; cũng không thể chỉ trông cậy vào động lực của kinh tế thị trường. Có rất nhiều yếu tố đan xen về thể chế, giáo dục, khoa học - công nghệ, văn hóa, địa lý, lịch sử... mà mỗi nước cần xử lý một cách phù hợp với điều kiện cụ thể của mình nhằm phát huy lợi thế của nước đi sau.

Cuộc đua về giáo dục

sự thần kỳ về kinh tế của Nhật Bản, sự cất cánh của các “con rồng” châu Á và thành công của Trung Quốc trong những thập niên nửa sau thế kỷ XX đã gửi đi một thông điệp chung về vai trò của giáo dục trong việc nâng cao tri thức của toàn dân và giới lãnh đạo.

Tuy nhiên, bài học lịch sử chỉ là một tham số càn xem xét trong hoạch định chính sách phát triển. Trong bức tranh chung của thế giới, sự vận động tạo nên bước chuyển khác biệt về chất từ thế kỷ XX sang thế kỷ XXI là việc chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế công nghiệp tri thức. Vì vậy, hội nhập kinh tế tri thức toàn cầu mở ra cơ hội chưa từng có trong lịch sử để các nước nghèo thực hiện bước nhảy vọt trong phát triển. Bất kể xuất phát điểm ở đâu trong lộ trình phát triển, nước nào cũng cần và có thể phát triển kinh tế tri thức. Như vậy, muốn đuổi kịp các nước phát triển về kinh tế, trước hết phải đuổi kịp về tri thức.

Xét ở góc độ đó, các nước đều có cơ hội để phát triển. Đó là cơ hội dựa vào nguồn lực con người là chính. Cơ hội đó đặt giáo dục vào vị trí ưu tiên, trong đó các quốc gia đều ý thức về sự gia tăng vai trò chiến lược của giáo dục trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Bởi thế, trong hợp tác và cạnh tranh kinh tế, thương mại và khoa học-công nghệ ngày nay trên thế giới đều ẩn chứa cuộc chạy đua và giáo dục trong từng quốc gia.

Thế và lực của giáo dục VN

Một chỉ tiêu giáo dục đang được sử dụng phổ biến là kỳ vọng đời sống học đường, tức là số năm học trung bình mà một đứa từ 5 tuổi hy vọng được ngồi trên ghế nhà trường trước khi bước vào cuộc sống lao động. Bảng dưới đây mô tả sự thay đổi về kỳ vọng đời sống học đường ở Việt Nam từ 1990 đến 2004, trong tương quan với một số nước trong khu vực, có đối chiếu với giá trị trung bình của các nước phát triển, các nước chuyển đổi và các nước đang phát triển. Như vậy, trong vòng 14 năm kỳ vọng đời sống học đường ở Việt Nam đã tăng thêm 3 năm, một bước chuyển lớn nhất xét trong tương quan so sánh. Tuy nhiên, xu thế chuyển dịch tích cực này chủ yếu diễn ra trong giai đoạn đầu 1990-1998, và có biểu hiện chậm lại trong giai đoạn sau 1998-2004.

Việc tăng kỳ vọng đời sống học đường của Việt Nam trong giai đoạn 1990-2004 chủ yếu là kết quả của việc thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học trong giai đoạn này. Sự tăng chậm lại vào những năm cuối phản ánh trạng thái đáng lo ngại về phát triển giáo dục của Việt Nam so với các nước trong khu vực.

Căn cứ vào các số liệu hiện có của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) thì vấn đề cơ bản trong tốc độ phát triển của giáo dục Việt Nam là ở sự trì trệ của tỷ lệ theo học đại học ở Việt Nam. Để làm rõ hơn vấn đề này, Global Education Digest 2006 đã đưa ra các số liệu về kỳ vọng đời sống học đường đại học, tức là số năm học trung bình mà một thanh niên tuổi 17 có thể hy vọng theo học trong trường đại học trước khi bước vào lao động trong giai đoạn từ 1999 đến 2004, kỳ vọng đời sống học đường đại học trên thế giới đã tăng từ 0,9 năm lên 1, 1 năm; Đông Á từ 0,7 năm lên 1,0 năm; Trung Quốc từ 0,3 năm lên 1,0 măm; Thái Lan từ 1,6 năm lên 2,1 năm... ; riêng Việt Nam vẫn đứng nguyên ở con số 0,5 năm.

Dĩ nhiên, để sự phát triển giáo dục đại học phát huy hiệu quả đối với tăng trưởng kinh tế, cần rất nhiều yếu tố quan trọng khác, như thể chế khuyến khích sáng tạo và canh tân, cơ cấu trình độ đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hiệu quả của hoạt động khoa học - công nghệ, mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Giáo dục cùng với tập hợp các yếu tố trên, trong kinh tế học ngày nay, được gọi là năng suất yếu tố tổng hợp (total factor productivity, TFP). Đó là một khái niệm mới dùng để đo vai trò của sự tích lũy tri thức trong tăng trưởng kinh tế, bên cạnh các tích lũy truyền thống là vốn và lao động. Theo cách tiếp cận này, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nếu từ 1960 đến 2003, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc tăng 11 lần, đưa Hàn Quốc lên hàng các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), thì 72% sự tăng trưởng đó là do tích lũy tri thức, trong đó sự phát triển giáo dục đại học đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Trong khi đó, ở Việt Nam, tiềm ẩn đằng sau nó những số liệu về sự tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng là những dấu hiệu đáng lo ngại về chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Từ năm 1993 đến nay, tỉ lệ đóng góp của vốn đầu tư trong tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, trong khi tỉ lệ đóng góp của TFP ngày càng giảm và chỉ còn khoảng 20% vào thời điểm hiện nay. Tình trạng này là đáng lo ngại vì chỉ số này của các nước trong khu vực là tương đối cao (35% ở Thái Lan, 41% ở Philippines, 43% ở Indonesia...). Điều này cho thấy, trong cuộc đua giáo dục hiện nay nước ta chưa giải quyết hết bài toán về tốc độ phát triển giáo dục liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực. Việt Nam ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới? Untitled-1
Bảng xu thế thay đổi kỳ vọng đời sống học đường ở Việt Nam và một số nước
trong khu vực giai đoạn 1990 - 2004 (Nguồn: EFA Global Monitoring Report 2005;
Global Education Digest 2006)
Về Đầu Trang Go down
 
Việt Nam ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thầy giáo - Thầy thuốc _Nguyễn Thị Thùy Dương, Giảng viên - Tâm Việt Group kynangsong.ning.com
» Giáo sư Canada đưa bộ môn tâm lý học nhân văn vào Việt Nam
» Giáo Dục Giới Tính Tốt Nhất Được Thực Hiện Ở Nhà
» ANTON SEMIONNOVIC MAKARENKO- NHÀ GIÁO DỤC XÔ VIẾT LỖI LẠC (1888-1939)
» Suy nghĩ về chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam _Phan Chánh Dưỡng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC VÀ CUỘC SỐNG :: Những vấn đề về giáo dục-
Chuyển đến