NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Thầy giáo - Thầy thuốc _Nguyễn Thị Thùy Dương, Giảng viên - Tâm Việt Group kynangsong.ning.com

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

Thầy giáo - Thầy thuốc _Nguyễn Thị Thùy Dương, Giảng viên - Tâm Việt Group kynangsong.ning.com Empty
Bài gửiTiêu đề: Thầy giáo - Thầy thuốc _Nguyễn Thị Thùy Dương, Giảng viên - Tâm Việt Group kynangsong.ning.com   Thầy giáo - Thầy thuốc _Nguyễn Thị Thùy Dương, Giảng viên - Tâm Việt Group kynangsong.ning.com Icon_minitimeFri Sep 25, 2009 8:09 pm

Thầy giáo - Thầy thuốc _Nguyễn Thị Thùy Dương, Giảng viên - Tâm Việt Group kynangsong.ning.com Thay_giao-Thay_thuoc
“Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy Thầy” Thầy giáo đối với người Việt ta từ ngàn xưa đóng một vai trò rất quan trọng. Truyền thống tôn sư trọng đạo từ lâu đã đi sâu vào đời sống văn hóa Việt Nam. “Một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy”, Thầy giáo không chỉ quan trọng với mỗi người mà quan trọng với cả một quốc gia và một nền văn hóa.

Vậy, có phải Thầy giáo chỉ là người truyền đạt kiến thức đến học trò của mình? Có quan niệm cho rằng, Thầy giáo cũng là một Thầy thuốc, không chỉ vậy, Thầy giáo còn là một người làm vườn, một đầu bếp, một huấn luyện viên, một người hỗ trợ,…. Nhất là trong thời đại ngày nay, khi thông tin tràn ngập, thế giới thay đổi không ngừng và đang phẳng dần ra, kiến thức và thông tin bình đẳng với tất cả mọi người, Thầy giáo không còn giữ vai trò truyền kiến thức cho học sinh nữa mà sẽ có vai trò hỗ trợ và định hướng cho học sinh của mình.

Không chỉ có vậy Thầy giáo còn là một bác sĩ tâm hồn, giúp học viên của mình có những cái nhìn lạc quan, vượt qua những khó khăn về tinh thần để hòa nhập với cuộc sống và có cho mình những định hướng đúng đắn. Nếu như người Thầy thuốc trong bệnh viện chữa khỏi những vết thương về thể xác thì người Thầy giáo trong lớp học cần chữa khỏi những vết thương về tinh thần cho học trò của mình. Là Thầy thuốc, họ có nhiệm vụ tiếp nhận tất cả các bệnh nhân, không loại trừ một ai, cũng giống như Thầy giáo, không chọn lựa học trò cho mình. Người Thầy thuốc sẽ không hỏi tại sao họ lại mắc bệnh đó mà không phải là bệnh khác, họ chỉ tìm nguyên nhân của căn bệnh và chạy chữa hết mình. Thầy giáo cũng vậy, luôn hết mình với từng học sinh, dù có học sinh giỏi văn, có học sinh giỏi toán, có học sinh lạc quan, có học sinh bi qua, … với mỗi học sinh, họ không hỏi tại sao mình lại gặp một học trò như vậy, họ chỉ nghĩ rằng, mình sẽ giúp người đó ra sao. Với tất cả học trò của mình, người Thầy giáo đều hết mình giúp đỡ.

Người Thầy giáo còn là người đầu bếp, là người tạo ra những món ăn hợp khẩu vị, bổ dưỡng dành cho học trò, đó chính là những bài tập, những trò chơi, những bài học phù hợp với mỗi một học trò. Lượng thông tin kiến thức rất nhiều cũng như nguồn thực phẩm trên thị trường, cần có những bàn tay của người đầu bếp để chế biến thành những món ăn hợp với văn hóa và sở thích của mỗi người mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho người thưởng thức món ăn đó. Những bài giảng của Thầy giáo cũng vậy, vừa phù hợp với học trò, vừa phát triển tiềm năng của học trò mình, cũng cần có nhiều hình thức phong phú trong cách truyền đạt để kích thích trí tò mò, óc tưởng tượng, thế mạnh của học trò. Một đầu bếp sẽ không chế biến những món ăn mà họ thích, họ chế biến những món ăn mà người ăn ưa thích, người Thầy giáo không nói những gì mình biết, họ nói những gì học trò của họ đang cần. Một đầu bếp khi nấu ăn sẽ dành tâm huyết và tình cảm của mình vào từng món ăn, họ sung sướng khi người ăn hài lòng về món ăn đó, họ cũng sung sướng khi món ăn của mình đem lại dinh dưỡng cho những người thưởng thức. Thầy giáo cũng vậy, họ dồn tình cảm và tâm huyết với những lớp học họ đứng, họ cái tôi là, họ yêu quí những gì mình tạo ra và hết mình để những học trò của mình hạnh phúc và trưởng thành.

Không chỉ là một Thầy thuốc, một đầu bếp mà Thầy giáo còn là một người làm vườn tận tụy, người ươm mầm và chăm sóc cho những mầm cây đó lớn lên, khỏe mạnh. Khi bạn ở vai trò của một người làm vườn, bạn sẽ thấy, để cây lớn lên, cần chọn những hạt giống tốt nhất, người Thầy giáo cần chọn những câu từ, những suy nghĩ đúng đắn để gieo vào đầu học viên của mình. Khi là một người làm vườn, bạn cần chăm cho những hạt giống đó lớn lên theo chế độ khác nhau qua từng thời kỳ, từ lúc trước nảy mầm đến nảy mầm và sau nảy mầm, khi cây ra lá, ra hoa và ra quả, mỗi giai đoạn sẽ có một hình thức chăm sóc đặc biệt và riêng biệt. Cũng giống người Thầy giáo, mỗi giai đoạn phát triển của học trò, cần một cách giáo dục riêng biệt, cấp 1, cấp 2, cấp 3 và đại học, mỗi giai đoạn là một cách truyền đạt và giáo dục phù hợp. Nếu là một người làm vườn bạn sẽ thấy, công việc đó cần thời gian và sự kiên trì. Không phải trồng hạt giống hôm trước thì hôm sau sẽ được một cây cổ thụ, thầy giáo cũng vậy, kiên trì với học trò của mình và họ hiểu rằng để thay đổi một con người không phải là công việc một sớm, một chiều. Bác Hồ của chúng ta cũng đã từng nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Nếu là một người làm vườn, bạn sẽ hạnh phúc và sung sướng biết bao khi những mầm cây mình chăm sóc lớn lên và phát triển hàng ngày, đến khi nó ra hoa kết trái, bạn hạnh phúc không phải vì cây cho mình nhiều trái mà bạn hạnh phúc vì cây mình chăm đã trưởng thành. Người Thầy giáo cũng vậy, khi học trò của mình lớn lên và thay đổi, khi học trò của mình trưởng thành, chính người Thầy sẽ là người hạnh phúc nhất.

Có một bài hát đã hát rằng “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền, cô và mẹ là hai cô giáo, mẹ và cô giống hai mẹ hiền”, thầy giáo thật sự có vai trò quan trọng với cả một đời người. Nếu như giáo dục là nguyên khí của quốc gia thì người Thầy giáo chính là người tạo ra và phát triển nguyên khí đó. Như người Trung Quốc đã nói: Sống trên đời điều cần nhất là có một mớ đệ tử, dăm ba thằng bạn và một người Thầy, Thầy giáo.
Về Đầu Trang Go down
 
Thầy giáo - Thầy thuốc _Nguyễn Thị Thùy Dương, Giảng viên - Tâm Việt Group kynangsong.ning.com
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Suy nghĩ về chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam _Phan Chánh Dưỡng
» 101 câu chuyện thiền
» NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC
» PHƯƠNG PHÁP DIỄN GIẢNG GIÁO DỤC HỌC
» Nghĩ về giáo dục_ Nguyễn Trung

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC VÀ CUỘC SỐNG :: Những vấn đề về giáo dục-
Chuyển đến