NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 chỉ số phát triển thông minh

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

chỉ số phát triển thông minh Empty
Bài gửiTiêu đề: chỉ số phát triển thông minh   chỉ số phát triển thông minh Icon_minitimeThu Oct 01, 2009 3:39 am

IQ LÀ GÌ?

IQ là ký hiệu lấy hai chữ cái đầu của từ tiếng Anh là “Intelligence Quotient”, thường dịch là thương số trí tuệ hay còn gọi là chỉ số thông minh. Chỉ số này của mỗi người nói lên năng lực trí tuệ của người đó.

Để có phương pháp đo IQ một cách khoa học, ta cần tìm hiểu định nghĩa thuật ngữ “trí thông minh”. Bởi đây là một khái niệm quan trọng làm cơ sở lý luận cho việc đo lường. Năm 1921, một tạp chí nghiên cứu hỏi 14 nhà tâm lý học và giáo dục học nổi tiếng về định nghĩa trí thông minh. Kết quả nhận được 14 định nghĩa, trong số đó các chuyên gia nhấn mạnh đến “khả năng học tập từ kinh nghiệm” và “khả năng đáp ứng với môi trường”. Năm 1986, những nhà nghiên cứu lập lại câu hỏi định nghĩa trí thông minh với 25 chuyên gia. Kết quả thu được là nhiều định nghĩa khác nhau, liên quan đến: (1) khả năng đáp ứng tổng quát với một vấn đề mới trong cuộc sống; (2) năng lực để tham gia vào việc tư duy trừu tượng, sự điều chỉnh đối với môi trường; (3) khả năng về tri thức và sở hữu tri thức; (4) khả năng tổng quát về tính độc lập, tính sáng tạo và hiệu quả trong khi suy nghĩ; (5) khả năng để thu nhận được khả năng; (6) sự nắm bắt các mối quan hệ có liên quan; (7) khả năng để đoán xét, để hiểu được ý nghĩa và để lập luận; (Cool suy diễn các mối quan hệ; (9) năng lực nhận thức chung, bẩm sinh.

Phân tích lý luận về cái cấu thành nên trí thông minh, các nhà bác học đã có những quan điển khác nhau:

- Nhà tâm lý học người Pháp, A.Binet cho rằng trong cấu trúc trí tuệ có những năng lực như: chú ý, tưởng tượng, phán đoán và suy lý.

- Nhà bác học người Anh, C. Spearman (1863 – 1945) qua nghiên cứu nhiều trắc nghiệm dựa trên phương pháp toán học, đã kết luận rằng có một nhân tố chung ảnh hưởng đến tất cả các trắc nghiệm được nghiên cứu. Bên cạnh đó ông còn chỉ ra những nhân tố riêng, chỉ tồn tại đối với mỗi trắc nghiệm. Quan niệm của Spearman đã được đưa vào trong tâm lý học, như là thuyết hai nhân tố (factors) của trí thông minh, đó là nhân tố G (general) và S (special).

- Nhà tâm lý học người Mỹ, L.L.Thurstone (1887 – 1955) đưa ra phương pháp phân tích đa nhân tố (1947). Ông cho rằng trí thông minh gồm 7 nhân tố:

V = sữ lĩnh hội ngôn từ (vebal comprehension).

W = hoạt bát ngôn ngữ (word fluency)

N = khả năng vận dụng tài liệu chữ số (Number).

S = năng lực không gian (space)

M = trí nhớ )memory).

P = tri giác (perceptual).

R = khả năng suy luận (reasoning).

- J.P.Guilford cho trí tuệ gồm 120 năng lực, chia làm 3 mặt: tiến trình, chất liệu, kết quả.

- Gần đây, qua kết quả nghiên cứu, các nhà tâm lý học Trung Quốc cho rằng trí thông minh bao gồm khả năng quan sát, khả năng của trí nhớ, sức suy nghĩ, óc tưởng tượng, kỹ năng thực hành và sáng tạo.

- Qua phân tích hệ thống các trắc nghiệm rí tuệ đang được sử dụng, có thể thấy những thành phần thường được nhắc đến như: kiến thức tổng quát, suy luận ngôn ngữ, suy luận trừu tượng, tính toán số học, hình học, tri giác không gian, trí nhớ ngắn hạn, từ vựng, logic, tốc độ tính toán v.v…

Còn nhiều nhà khoa học khác nữa, với những quan điểm và giải thích khác nhau về vấn đề trí thông minh, nhưng cuối cùng đều có chung một nhận định: Trí thông minh không phải là một năng lực đơn độc, nó là sức mạnh tổng hợp của nhiều loại năng lực. Trí thông minh chính là sự phối hợp tốt các năng lực đó để làm thành một kết cấu hữu hiệu. Các nhóm năng lực này cần được phát huy một cách đồng bộ, cân đối, đầy đủ theo hướng nâng cao dần. Nếu một thành phần không được phát triển sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của hệ thống.

Công thức tính IQ:

Để tính toán chỉ số IQ, công thức ban đầu được lập nên là:
IQ = MA x 100
CA

Trong đó: MA (Mental Age) là tuổi trí tuệ, tính bằng tháng, quy từ điểm trắc nghiệm.

CA (Chronological Age) là tuổi thực tế tính bằng tháng, theo thời gian sinh trưởng của mỗi người).

Thí dụ: Một nhi đồng tuổi đời tròn 8 năm, khi làm một test trí tuệ đạt được tuổi trí khôn tương đương trẻ em 10 tuổi, chỉ số thông minh của em bé này là:

IQ = 10 x 12 x 100 = 125

8 x 12

Tuy nhiên, cách tính này đã bộc lộ nhược điểm là không đại diện được cho mọi lứa tuổi và mọi hình thái trí tuệ phức tạp của con người. Về sau, nhiều cách tính khác được đề nghị. Như Wechsler trong các trắc nghiệm trí tuệ dùng cho trẻ em và cho người lớn đã sử dụng điểm IQ chuyển hóa. Đây là loại điểm IQ chuyển đổi từ điểm số bài trắc nghiệm của một người sang loại thang đo tiêu chuẩn, dựa trên lý thuyết cho rằng những điểm số trắc nghiệm của một dân số người được phân bố bình thường, và thang này có điểm trung bình = 100 độ lệch tiêu chuẩn = 15. Công thức tính:
IQ = 100 + 15 Z

Z là điểm biến đổi từ điểm số bài trắc nghiệm theo công thức Z = X - µ , trong đó µ và σ

σ

lần lượt là điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn các bài làm của nhóm đông người chọn làm đại diện cho dân số.

Thí dụ: Khảo sát bằng test RAVEN (60 câu hỏi) trên một nhóm khoảng 2000 học sinh đại diện cho các học sinh lớp 8 TPHCM thu được điểm trung bình µ = 35,5 độ lệch tiêu chuẩn σ = 11,4. Học sinh Tuấn, lớp 8 làm bài test này đạt 48 điểm. Vậy IQ của Tuấn là bao nhiêu?

Giải: Đổi điểm của Tuấn ra Z = (48 – 35.5)/11.4 – 1.096

Suy ra IQ = 100 + 15 x 1.096 = 116

Dưới đây là bảng giải thích ý nghĩa từng nhóm điểm IQ và biểu diễn bằng đồ thị

Khoảng điểm IQ

Mô tả ý nghĩa

Tỷ lệ % trong dân số
40 – 55
Rất kém
0.13%

55 – 70
Chậm phát triển tâm thần
2,14%

70 – 85
Kém thông minh
13,59%

85 – 115
Trí tuệ bình thường
68,26%

115 – 130
Thông minh
13,59%

130 – 145
Trí thông minh cao (có tài)
2,14%

145 – 160
Thiên tài
0,13%

Tuyến bình thường là đồ thị chỉ ra gần đúng có bao nhiêu phần trăm người trong dân số rơi vào mỗi hàng số IQ. Về mặt lý thuyết, nếu tất cả mọi người trên thế giới cùng làm một bài test, hầu hết sẽ có điểm nằm trong dãy “Trung bình”. Một phần nhỏ hơn trong dân số có điểm số nằm dưới hoặc phía trên trung bình. Các điểm số rất cao và rất bé là hiếm. Để phỏng định các tỷ lệ % này, xin dùng bảng Z đính kèm trong các sách thống kê.

Về Đầu Trang Go down
 
chỉ số phát triển thông minh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Từ điển thông minh KOOLdic 2010 cực nhanh và tốn ít tài nguyên hệ thống
» Sự phát triển con người trong lao động
» những bước phát triển của vị thành niên
» Những tiêu chí để biết bé phát triển bình thường
» ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NGHỀ THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học nhận thức-
Chuyển đến