NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 NĂNG LỰC NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

Go down 
Tác giảThông điệp
chuong gio

chuong gio


Tổng số bài gửi : 14
Join date : 24/06/2009
Age : 33
Đến từ : Đồng Nai yêu thương

NĂNG LỰC NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Empty
Bài gửiTiêu đề: NĂNG LỰC NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH   NĂNG LỰC NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Icon_minitimeSat Jan 30, 2010 8:12 am

Tám năng lực chính là : CHỊU ĐỰNG, DŨNG CẢM, HỢP TÁC, CHỨA ĐỰNG, PHÂN LOẠI, PHÁN XÉT, và năng lực RÚT VỀ ý nghĩ của ta và TỪ BỎ những ý nghĩ rác rưởi. Đầu tiên bạn có thể chỉ cho nó là tám phẩm chất, nhưng từ “năng lực” ở đây là được đặc biệt dùng. Sự khác nhau giữa phẩm chất và năng lực là gì ? Phẩm chất là cái gì đó thỉnh thoảng người ngoài có thể thấy ở ta nhưng thỉnh thoảng nó bị che dấu đi. Nó là cái gì người ta có thể đánh giá cao nhưng không cảm thấy nhất thiết phải sở hữu. Trong khi đó năng lực là cái gì đó không thể che dấu, nó là nguồn cổ vũ luôn luôn cho mọi người để rồi họ cũng có thể thay đổi bản thân họ và trở thành mạnh mẽ.
1) Năng lực chịu đựng những khó khăn bao gồm khả năng đi xa hơn ảnh hưởng của những tình huống tiêu cực, có khả năng không phản ứng, thậm chí là ở trong ý nghĩ. Nếu có ai đổ lên ta những sỉ vả, chỉ trích hay giận dữ, hay thậm chí phải chịu đựng về thể xác, ta có thể vẫn giữ mình bình thản và hạnh phúc với năng lực chịu đựng. Trên cơ sở ý thức linh hồn, ta sẽ có thể đưa ra tình yêu, giống như là cây ăn quả cho quả ngọt trả lại trả lại những gậy đánh, đá ném.
2) Năng lực đối mặt những cản trở trong cuộc sống (dũng cảm ) được phát triển qua thiền định nhờ đó mà ta biết được bản chất bình an vốn có của ta và trở nên lãnh đạm tách biệt với cái ý thức về trang phục thể xác, nhìn thấy mặt tích cực của cái gì đó dường như là hoàn toàn tiêu cực ; điều này cho chúng ta sức mạnh đối mặt.
3) Năng lực chứa đựng là năng lực ở trên tất cả những va chạm của nhân cách hay là của tự nhiên, có khả năng khuôn mình và thay đổi bản thân theo yêu cầu của tình huống. Ta không nên là người tạo nên những mâu thuẫn trong bất kỳ tình huống nào. Giống như là một đại dương có thể chứa đựng mọi dòng sông chảy về nó, cho nên ta không nên từ chối bất kỳ ai hay bất cứ gì, nhưng nên có thể thay đổi cái quan hệ hay là hoàn cảnh đó qua sức mạnh của những ý nguyện tốt đẹp.
4) Năng lực hợp tác với người khác đòi hỏi cái nhìn của ý thức linh hồn bởi vì ta có thể nhìn thấy tất cả mọi người như là anh chị em ta. Nó cho chúng ta sự thống nhất và sức mạnh trong một tập thể. Sự hợp tác mang chúng ta lại với nhau sẽ làm cho mọi sứ mệnh trở nên dễ dàng.
5) Năng lực phân loại là khả năng gắn những giá trị đúng đắn cho những ý nghĩ, lời nói và hành động của ta và mọi người. Giống như là người thợ kim hoàn phân biệt được kim cương thật loại ra kim cương giả, như thế ta nên có thể giữ những ý nghĩ đáng giá và loại đi những ý nghĩ tiêu cực, có hại. Chính những ý nghĩ tiêu cực thường làm mờ đi sự phân loại thực thụ và qua thiền định ta loại bỏ đi những ý nghĩ này.
6) Năng lực phán xét cho phép chúng ta có quyết định rõ ràng, nhanh chóng, chính xác và công bằng. Có được cái này chúng ta phải trở nên những ảnh hưởng của tình huống, tình cảm và ý kiến của người khác, ta cũng cần có sự hiểu biết rõ ràng cái gì là đúng, cái gì là sai. Thiền định Raja Yoga cho chúng ta sức mạnh và sự rõ ràng này qua việc tự hiểu mình hơn và phối cảnh tách rời.
7) Năng lực từ bỏ những ý nghĩ vô ích trong ý thức linh hồn có nghĩa là chúng ta có thể ‘du lịch một cách nhẹ nhàng‘, chỉ đóng theo những gì cần thiết. Không mang những ý nghĩ vô ích, tiêu cực khiến chúng ta thoát khỏi những nhọc mệt về thể xác và tinh thần. Sự tiết kiệm này mang lại cho chúng ta sức mạnh và cách nhìn hoàn toàn tích cực.
Cool Năng lực thu về những ý nghĩ của mình là có thể được ngay cả khi ta thực thi hành động. Theo tự nhiên thì ý nghĩ của chúng ta cũng phải tham gia, nhưng trong bất cứ nhiệm vụ nào, ta có thể rút về thường xuyên và thực hành quay lại với trạng thái bình an nội tâm. Bằng cách này, ý nghĩ của ta không tiếp tục cuốn vào khi không thật sự cần thiết và ta không lãng phí những nỗ lực tinh thần không cần thiết. Đây là năng lực làm chủ thật sự và mang lại cho chúng ta sức mạnh vĩ đại.


Ảnh: www.inmagine.com
Có lòng tin vào bản thân có nghĩ là có sự tin tưởng vào cái mình đã trải qua và dũng cảm khám phá cái ta biết ta có khả năng nhận biết. Lòng tin không bao giờ được mù quáng, nếu chúng ta đặt lòng tin của chúng ta vào những gì chúng ta không hiểu thì sớm muộn gì lòng tin đó cũng bị tan vỡ. Trước hết, cần có sự hiểu biết và như vậy ta cần có kiến thức. Trước tiên hãy nghĩ về những kiến thức này, hiểu những gì nói trong đó và có bức tranh rõ ràng trong đầu. Nghĩ ra hàm ý của việc có một tâm hồn thanh thản, trong sạnh là gì; nó có tác dụng gì trong cuộc sống thực tế của ta; nó nên ảnh hưởng tới quan hệ của ta với mọi người như thế nào.
Cái vòng lẩn quẩn của đầu óc, trí tuệ, và đức độ hoạt động ra sao: Ta có thể xem được quá trình gì đang diễn ra trong ta không ? Hành động có phải là sự giải thích đầy đủ cho vị trí hiện tại của ta không? Nếu ta gánh vác hết trách nhiệm về mình liệu tình hình có tiến triển tốt hơn không? Ta có nhận thấy rằng mỗi một hành động, một ý nghĩ, một ý định đều theo quy luật này không? Đây có phải là cách giải thích thỏa đáng về hình dáng và các phẩm chất không? Chỉ khi bạn nghĩ về hàm ý của những kiến thức này, bạn mới có được thước đo để đo những kinh nghiệm thực hành của bạn.
Khi bạn ngồi tĩnh lặng và để ý những kinh nghiệm của bạn có phù hợp với những thông tin đưa cho bạn không. Nếu bạn thực hành ý thức linh hồn trong ngày bạn có thể xem nó có tác dụng mà kiến thức chỉ ra không. Sau đó sẽ có cơ sở cho lòng tin; nó xây dựng trên nền móng vững vàng kinh nghiệm của bạn và rất hữu ích trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Lòng tin cần có mục đích. Để đo những tiến bộ của ta, ta cần biết ta bắt đầu đi từ đâu và ta muốn đi đến đâu. Biết được ta đi từ đâu là không khó, biết được ta đi đến đâu là tinh tế hơn. Kiến thức dạy ta rằng: “Ta là một linh hồn bình an” hay là “Ta là bình an”, nhưng ta chuyển nó sang kinh nghiệm. Từ sâu lắng bên trong ta mong muốn bình an nhưng như là trí nhớ bị quên đi một nửa, ẩn dấu sau màn che. Ước muốn đó được đức độ khơi dậy, một đức độ bảo ta rằng ta cần phải trải qua cái bình an sâu lắng trước đây.
Ta không đặt mục đích là cái gì ta chưa từng biết. Mục đích của ta đơn giản là tìm lại cái mục đích bị lãng quên, cái cảm giác bình an đến mức ta toại nguyện mãi mãi. Khi trải qua bình an ta thấy hết sức tự nhiên và dễ dàng, nó là cái gì ta không cần cố gắng và mục đích của ta là mãi mãi ở trong trạng thái ấy. Bất cứ ta làm gì, nói chuyện với ai, cái gì xảy ra chung quanh ta, ta vẫn giữ lòng ta thanh thản, hòa nhập bản thân ta trong đại dương thanh thản và trải những rung động của bình an tới mọi người. Lòng tin cần cả hiểu biết và thực tế để duy trì, hãy đảm bảo có đầy đủ m
ọi thứ đó.
Về Đầu Trang Go down
 
NĂNG LỰC NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» MỘT NGƯỜI TRƯỞNG NHÓM THÀNH CÔNG
» NHỮNG XU HƯỚNG TRÊN CON ĐƯỜNG TRƯỞNG THÀNH CÁ NHÂN
» CÁC THÀNH TỐ CẤU TRÚC CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC THÀNH TỐ
» Quản lí trường tiểu học
» Triết lý trị liệu của trường phái thân chủ trọng tâm

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học nhận thức-
Chuyển đến