NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Tư vấn giáo dục con: Làm gì khi con mắc lỗi?

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

Tư vấn giáo dục con: Làm gì khi con mắc lỗi? Empty
Bài gửiTiêu đề: Tư vấn giáo dục con: Làm gì khi con mắc lỗi?   Tư vấn giáo dục con: Làm gì khi con mắc lỗi? Icon_minitimeFri Oct 16, 2009 7:37 pm

(TNO) Trong chương trình tư vấn trực tuyến chủ đề "Giáo dục con thời hiện đại", bạn đọc đã gửi đến rất nhiều tình huống cần tư vấn, nhưng trong khuôn khổ của chương trình, các chuyên gia chưa trả lời hết. Như đã hẹn, các tình huống còn lại đã được các nhà chuyên môn tiếp tục chia sẻ với bạn đọc.

Dưới đây là phần tư vấn của Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Tâm - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt.


* Con trai tôi vừa thi rớt tốt nghiệp. Bây giờ cháu muốn đi học trung cấp, để vừa đi học vừa đi làm. Cháu muốn khẳng định mình và muốn chuộc lỗi, vì cháu nghĩ việc học hành chểnh mảng của nó đã làm cho tôi buồn. Xin góp ý cho tôi, tôi phải làm gì trước quyết định này của cháu? (tranthanhloan - Đắk Nông)

- Chuyên gia: Cháu vừa rớt tốt nghiệp, chắc chắn tâm lý đang rất nặng nề. Cháu đang mặc cảm có lỗi và thất vọng về bản thân, rất nhiều hối hận khi đã bỏ qua cơ hội lớn trong cuộc đời.

Hiện tại cháu đã nhìn ra được vấn đề. Việc cháu muốn xin đi học một trường trung cấp nghề là một suy nghĩ tốt, vừa với khả năng của cháu, lại phù hợp với điều kiện cuộc sống, vì việc vừa đi học vừa đi làm sẽ giúp cháu trưởng thành nhanh, có điều kiện ứng dụng thực tế vào học tập, và những trải nghiệm trong cuộc sống sẽ giúp cháu trưởng thành tốt hơn.

Việc nên làm bây giờ là an ủi động viên cháu. Chị hãy phân tích những việc vừa qua một cách nhẹ nhàng, giúp cháu nhìn thấy và thấm thía sai lầm của mình, cháu sẽ trở nên chín chắn, biết lo toan và sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình hơn.

Chúc chị thành công trong việc tư vấn chiến lược cuộc đời cho con mình


* Con tôi 15 tuổi, học giỏi nhưng thích đua đòi chưng diện và gần đây có biểu hiện giao du với bạn xấu. Tính tình cháu cũng trở nên thay đổi: hay nóng nảy, quát tháo, cãi hỗn cha mẹ... Tôi đã nhiều lần dạy dỗ thuyết phục, lúc cứng rắn lúc mềm mỏng nhưng chưa hiệu quả. Xin cho tôi một lời khuyên, hiện nay tôi rất khổ tâm và bế tắc. (Huỳnh Thị Thu Hà - TP.HCM)

- Chuyên gia: Con chị đang ở tuổi "teen". Về mặt tâm lý – đây là lứa tuổi có nhiều biến đổi tâm sinh lý diễn biến bên trong cơ thể và nội tâm tâm lý của cháu, các tuyến nội tiết (hay còn gọi là hoocmôn) được sản xuất nhiều hơn, vì vậy cháu lớn nhanh, ý thức về cơ thể giúp cháu chú ý đến hình thức bên ngoài của mình hơn, song song đó tính tình cũng thay đổi. Chị sẽ cảm nhận một sự thay đổi rõ rệt ở cháu khác với những năm trước đó, nhưng đừng quá lo lắng. Về mặt tâm lý, cháu đang rơi vào khủng hoảng lứa tuổi dậy thì.

Ở lứa tuổi này, trẻ một mặt muốn tự khẳng định mình nên không muốn bố mẹ can thiệp vào những chuyện cá nhân của mình; nhưng mặt khác trẻ lại chưa đủ khả năng và kinh nghiệm để tự lo cho mình. Nhiều mâu thuẫn xảy ra trong bản thân trẻ lúc này làm trẻ có trạng thái tâm lý rất bất thường. Nếu bố mẹ không hiểu được những đặc điểm này của tâm lý lứa tuổi, sẽ nghĩ cháu thay đổi, không ngoan, sẽ rất lo lắng, càng làm cháu cảm thấy áp lực; không được hiểu, trẻ càng chống đối hoặc tổn thương hơn…

Đặc điểm thứ hai của lứa tuổi này là tập trung sự quan tâm ra bên ngài xã hội và bạn bè là một nhu cầu, là mối quan tâm lớn và thú vị nhất của trẻ. Vì vậy chị nên tìm hiểu bạn bè của cháu một cách kín đáo, tác động và hướng dẫn cho con, không nên kém tin tưởng ở cháu; càng không nên thấy cháu có sự thay đổi lại gán cho lỗi đó là do giao du với bạn bè xấu. Các cháu ở lứa tuổi này sẽ có những quan điểm, lối sống, cách biểu hiện không giống với người lớn, đôi khi đó chỉ là sự ngông nghênh của tuổi trẻ, là cái bề ngoài, còn bản chất không có gì quá tệ khiến chị phải đau khổ, lo lắng quá đến thế. Rồi tuổi này qua đi, các cháu sẽ tự điều chỉnh mọi việc cho bản thân (nếu cháu có một nền tảng giáo dục gia đình tốt).

Trong cách giảng dạy con, chị nên nói ít lý thuyết mà đưa ra nhiều dẫn chứng cho cháu thấy qua những việc cụ thể trong xã hội. Lứa tuổi này đang bướng nên không thích nghe nhiều, có những việc chị nên tạo tình huống giáo dục và nhờ người trung gian như là bạn bè, bà con hoặc một người nào mà cháu tin yêu, ngưỡng mộ hoặc thần tượng, người đó sẽ tác động được cháu tốt hơn cha mẹ.

Chúc chị bình an và yên lòng với sự phát triển của con.


* Khi con tôi phạm lỗi, tôi có nên phạt cháu không? Nếu có, thì nên phạt như thế nào? (Phuc Anh - TP.HCM)

- Chuyên gia: Khi trẻ phạm lỗi, chắc chắn là không nên bỏ qua. Tuy nhiên, phạt bằng hình thức nào thì nên tùy vào mỗi lứa tuổi.

Ở lứa tuổi nào trước tiên cũng nên phân tích nhẹ nhàng cho trẻ hiểu, sau đó mới áp dụng một hình thức trách phạt nào đó. Việc này rất quan trọng, vì có như thế mới mong trẻ thấu hiểu và thay đổi, không tiếp tục phạm sai lầm.

Với trẻ còn nhỏ, cha mẹ không nên hù dọa bằng những câu chuyện, những nhân vật, con người ghê gớm, bạo lực, bóng tối hay nhát ma… mà chỉ nên phạt trẻ bằng cách không cho trẻ được phép chơi, hoặc xem ti vi cùng với mọi người, mà bị cách ly sang phòng khác (có đủ ánh sáng để trẻ có thể nhìn thấy mọi người và người lớn cũng trông thấy cháu) nhưng không được chơi thoải mái. Làm như vậy để trẻ cảm nhận được là mình đang chịu hình phạt, nhưng lại không thấy bị tổn thương.

Với trẻ lớn, cha mẹ nên dùng lời phân tích, giải thích và chứng minh cho trẻ thấy những điều người lớn nói là chính xác, có mục đích là vì sự an nguy của cháu… Cháu sẽ tự suy ngẫm và sẽ hiểu lỗi của mình mà tránh phạm sai lầm. Điều quan trọng là làm sao để trẻ thấy trẻ mắc lỗi nhưng vẫn được cha mẹ tôn trọng, tha thứ; trách phạt trong nhắc nhở và tình yêu thương, không bị ghét, bỏ rơi hay nhục mạ…

Giáo dục con là một nghệ thuật đòi hỏi nhiều thời gian và tâm sức, cha mẹ nên tham khảo qua sách báo hoặc tham gia các khóa học tâm lý để có kiến thức về tâm lý lứa tuổi, theo kịp sự phát triển và thay đổi của con.


* Con tôi năm nay lên lớp 2, cháu rất buồn và hay tâm sự với mẹ rằng, dù cháu rất cố gắng nhưng khi chơi với các bạn gái trong lớp cháu vẫn hay bị các bạn tách ra khỏi đội, nhiều khi giờ ra chơi cháu không biết phải làm gì. Tôi rất lo lắng nhưng không biết khuyên con như thế nào. Mong các chuyên gia giúp tôi cách để cháu có thể hòa nhập với các bạn. (Lê Phương Vi - Hà Nội)

- Chuyên gia: Tôi rất thông cảm với nỗi lo lắng của chị về tâm trạng cô đơn của con mình, và có mấy điều muốn chia sẻ với chị:

Trong quá trình hoạt động chuyên môn của mình, tôi từng gặp nhiều trường hợp, vì một lý do vô tình nào đó, cô giáo bất bình với cha mẹ nên đã trút dằn hắt lên học trò. Có trường hợp, cô giáo "trả đũa" phụ huynh bằng biện pháp nói hoặc cư xử với trẻ sao đó để cho các bạn khác trong lớp “tẩy chay” cháu, cô lập cháu… Cháu cảm thấy bế tắc vì bị mọi người xa lánh, sẽ trở nên lầm lì hơn, càng không ai đến gần và chơi với cháu. Có lẽ chị cũng nên tìm hiểu việc này. Thực tế, có trường hợp chúng tôi đã phải tư vấn cho phụ huynh chuyển trường, đổi giáo viên khác cho trẻ.

Cách cư xử của con cũng là điều chị cần tìm hiểu. Có những đứa trẻ, do ở nhà được nuông chiều quen, khi đến lớp cũng thể hiện là một người ích kỷ làm cho không ai muốn kết thân. Ví dụ, cháu không đóng góp hay tham gia vào hoạt động chung của lớp; giờ chơi, ngoài sân trường chỉ có một xích đu mà cháu trèo lên và chơi suốt buổi không nhường ai... Những điểm xấu trong tính cách đó làm cho mọi người xa lánh trẻ nhưng phụ huynh không biết hoặc đã quá quen (chiều chuộng trẻ như ở nhà) mà không nhận ra.

Bên cạnh đó, chị nên tìm hiểu xem trong tính cách và nhận thức của cháu có gì đó khác biệt quá lớn với các bạn đồng trang lứa, làm cho cháu không tìm thấy sự hòa đồng? Hoặc ở cháu có biểu hiện rất khác lạ về mặt hành vi, làm cho mọi người không muốn đến gần… Nếu cần, chị nên đưa cháu đến gặp các chuyên gia tâm lý để được tư vấn cụ thể về vấn đề tâm lý của cháu.

Chị nên đến trường đặt thẳng vấn đề với giáo viên chủ nhiệm của cháu, tìm hiểu và lắng nghe nhận xét từ các bạn của cháu về cháu, mới mong tìm được nguyên nhân chính do đâu, từ đó mới có biện pháp can thiệp.

Chúc chị tìm được giải pháp hỗ trợ tốt nhất cho con.
Về Đầu Trang Go down
 
Tư vấn giáo dục con: Làm gì khi con mắc lỗi?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TIN BUỒN CHO LỚP TÂM LÝ GIÁO DỤC K34, CŨNG NHU KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
» Giáo sư Hồ Ngọc Đại: Cần sự nổi dậy của tư duy giáo dục
» 101 câu chuyện thiền
» GIÁO DỤC KI TÔ GIÁO
» NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC VÀ CUỘC SỐNG :: Những vấn đề gia đình-
Chuyển đến