NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở LỨA TUỔI NHI ĐỒNG ( 6- 12 tuổi )

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở LỨA TUỔI NHI ĐỒNG ( 6- 12 tuổi ) Empty
Bài gửiTiêu đề: SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở LỨA TUỔI NHI ĐỒNG ( 6- 12 tuổi )   SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở LỨA TUỔI NHI ĐỒNG ( 6- 12 tuổi ) Icon_minitimeTue Nov 10, 2009 5:39 pm

SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở LỨA TUỔI NHI ĐỒNG ( 6- 12 tuổi )

- PM.Nguyễn Ngọc Duy -

I. Những thay đổi về cơ thể và hoạt động:
1. Đặc điểm cơ thể: Có những thay đổi cơ bản về những đặc điểm giải phẫu tâm lý cụ thể như:
- Bộ xương phát triển, đặt biệt là cột sống.
- Các dây chằng, cơ bắp được tăng cường.
- Sự cốt hóa ở các ngón tay hoàn thiện.
- Cơ tim phát triển mạnh ở tuổi 10 – 11.
- Trọng lượng não phát triển bằng người lớn, đặt biệt thùy trán phát triển mạnh.
- Có sự cân bằng hơn trong hoạt động của 2 quá trình hưng phấn và ức chế.
Tóm lại, lứa ở lứa tuổi nhi đồng đang có sự hoàn thiện về cơ thể. Đây là tiền đề vật chất quan trọng cho những hoạt động mới ở trẻ.
2. Những thay đổi về hoạt động:
Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo và là bước ngoặc lớn trong sự phát triển của lứa tuổi nhi đồng.
a) Những đòi hỏi của hoạt động học tập với trẻ:
- Phát triển trí tuệ để tiếp thu kĩ năng, kĩ xảo.
- Năng lực, ý chí để thực hiện những yêu cầu của hoạt động học tập.
- Thích ứng với những tình huống xã hội mới ở lớp học.
b) Những khó khăn của hoạt động học tập đối với trẻ:
- Khó khăn liên quan đến việc thay đổi chế độ sinh hoạt.
- Khó khăn liên quan đến việc thay đổi môi trường hoạt động.
- Khó khăn liên quan đến việc giảm sút hứng thú học tập.
II. Đặc điểm phát triển tâm lý của tuổi nhi đồng:
Những cấu tạo tâm lý mới chủ yếu do hoạt động học tập mang lại và được hình thành dần dần với chính quá trình hình thành của quá trình hoạt động học tập.
1. Sự phát triển của quá trình nhận thức:
a) Sự phát triển của tri giác
 Đầu lớp 1 trẻ chưa biết phân tích có hệ thống những thuộc tính và phẩm chất của các đối tượng tri giác.
 Trình độ tri giác phát triển nhờ vào những hành động học tập có mục đích, có kế hoạch.
 Ở trẻ lớp 4, lớp 5 tính tổng thể của tri giác dần dần nhường chỗ cho tri giác chính xác.
b) Sự phát triển của sự tập trung
 Trẻ lớp 2, lớp 3 biết chú ý vào tài liệu học tập cũng như vào việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
 Đến lớp 4. lớp 5 trẻ còn biết phân phối chú ý với những dạng hoạt động khác nhau.
 Tính chủ định của chú ý, tri giác là những nét tâm lý mới của trẻ lứa tuổi này.
c) Sự phát triển của trí nhớ
 Ghi nhớ có chủ định được hình thành và phát triển dần trong quá trình học tập và được hình thành rõ nét ở trẻ lớp 3.
 Hai hình thức ghi nhớ chủ định và ghi nhớ không chủ định tồn tại song song, chuyển hóa, bổ sung cho nhau.
 Ở những năm cuối của giai đoạn này, trí nhớ có sự tham gia tích cực của ngôn ngữ.
d) Sự phát triển của tưởng tượng
 Chủ yếu là phát triển tưởng tượng tái tạo cụ thể như sau:
+ Lớp 1 – 2, tưởng tượng còn nghèo nàn có khi chưa phù hợp với đối tượng.
+ Lớp 3, trẻ bắt đầu hình dung được một cách trọn vẹn, đầy đủ hơn với trạng thái trung gian của nó.
+ Đến cuối cấp, tưởng tượng của trẻ phát triển theo xu hướng rút gọn và khái quát hơn. Đặc điểm này được phát triển song song với ghi nhớ có ý nghĩa.
 Điểm khác nhau căn bản về tưởng tượng của trẻ mẫu giáo và trẻ nhi đồng là: trẻ nhi đồng ý thức rõ rệt về tính thuần túy, qui ước về những điều tưởng tượng của mình.
 Tưởng tượng sáng tạo bắt đầu hình thành ở thời gian cuối của giai đoạn.
e) Sự phát triển của tư duy
 Giai đoạn 1 ( 6 – 7 ): Tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế.
+ Trẻ học chủ yếu bằng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu dựa trên các đối tượng hoặc những hình ảnh trực quan.
+ Những khái quát của trẻ về sự vật hiện tượng ở giai đoạn này chủ yếu dựa vào những dấu hiệu cụ thể nằm trên bề mặt của đối tượng hoặc những dấu hiệu thuộc công dụng và chức năng.
+ Tư duy còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tổng thể.
+ Tư duy phân tích bằng đầu hình thành nhưng còn yếu.
 Giai đoạn 2 ( 8 – 12 tuổi ): Tư duy trực quan hình tượng
+ Trẻ nắm được các mối quan hệ của khái niệm.
+ Những thao tác về tư duy như phân loại, phân hạng tính toán, không gian, thời gian,.. được hình thành và phát triển mạnh.
 Đến cuối giai đoạn 2, tư duy ngôn ngữ bắt đầu hình thành.
Theo lý thuyết phát triển trí tuệ của Piaget, thì đây được gọi là giai đoạn “vận dụng năng lực tư duy cụ thể (concrete operational stage) với hai đặc điểm nổi bật là trẻ am hiểu nguyên lý bảo tồn và khái niệm nghịch đảo. Tuy nhiên năng lực tư duy của trẻ còn bị hạn chế bởi sự ràn buộc với những thật tại vật chất cụ thể. Trẻ gặp khó khăn trong tư duy trừu tượng.
2. Sự phát triển của cảm xúc, ý chí:
 Đời sống cảm xúc, tình cảm khá phong phú, đa dạng và cơ bản mang tính tích cực.
 Tính kiềm chế và tự giác được tăng cường.
 Trạng thái cảm xúc ổn định. Đặc biệt tâm trạng sáng khoái, vui tươi thường bền vững, lâu dài.
3. Sự phát triển nhân cách của học sinh nhỏ:
 Chủ yếu diễn ra và bị chi phối bởi hoạt động chủ đạo là hoạt động học tâp.
+ Trẻ tự điều khiển mình tuân theo những điều “cần phải” chứ không phải theo ý muốn chủ quan.
+ Nhờ có tính chủ định đối với mọi hành vi, trẻ dần dần nắm được những chuẩn mực đạo đức, những qui tắc hành vi.
+ Nét đặc trưng của những mối quan hệ qua lại giữa trẻ là chúng dựa vào sự giống nhau về hoàn cảnh sống hay những hứng thú ngẫu nhiên.
+ Cuối tuổi này, hành vi, lời đánh giá của bạn bè có ý nghĩa rất lớn trong việc nhìn nhận và đánh giá bản thân của trẻ làm cơ sở cho tính tự đáng giá ở trẻ.
+ Hình ảnh của người lớn đặc biệt là của giáo viên có ý nghĩa rất to lớn trong việc giáo dục cho trẻ.
 Ảnh hưởng của hoạt động lao động
+ Những công việc tự phục vụ bản thân và giúp đỡ gia đình đã làm hình thành những kỹ năng lao động, kỹ năng vạch kế hoạch, mục tiêu cho hành động và tạo điều kiện cho những rung cảm, tình cảm tốt đẹp đối với lao động.
 Ảnh hưởng của hoạt động đội nhóm: Dưới ảnh hưởng của tiêu chuẩn, nội qui, quyền lợi chung của tập thể trẻ phát triển được:
+ Tính tự lập.
+ Tình cảm trách nhiệm.
+ Mối quan tâm, đồng cảm với người khác.
+ Rèn luyện kĩ năng giao tiếp.
 Phát huy tính tích cực xã hội, điều kiện hình thành nhân cách mang đậm nét xã hội nơi trẻ.
Theo thuyết phát triển tâm lý xã hội của Erikson, thì giai đoạn này được gọi là giai đoạn “chuyên cần – ngược lại – tụt hậu”. Cụ thể là tình trạng phát triển TLXH thành công đặc trưng bởi ngày càng tăng thêm khả năng vượt qua mọi yêu cầu, các yêu cầu có thể là các tương tác xã hội hay kĩ năng học vấn. Ngược lại rắc rối trong giai đoạn này khiến trẻ có cảm giác thất bại và thua sút.
4. Sự phát triển về giới tính:
 Định dạng giới tính (Gender Identity): Khoảng 6 – 7 tuổi, khi tính giữ lại (tính bảo thủ) có thể trở thành nhận thức, thì khi đó trẻ có sự hằng đinh về giới (Gender constancy). Trẻ có ý tưởng giới tính là vĩnh viễn không thay đổi được. Trẻ cũng ghi nhận rằng các cơ quan sinh dục là yếu tố quan trọng để xác định giới tính.
 Vai trò giới (Gender role):
+ Ngoài việc hiểu biết các định dạng giới tính, trẻ cũng có biêu hiện ưa thích việc tham gia vào các hành vi định hình giới tính. Ở giai đoạn tuổi thiếu nhi, các trẻ nam ưa thích hành vi và thái độ theo kiểu giới tính của mình nhiều hơn, trong khi đó các trẻ nữ lại chuyển các hoạt động và nét theo kiểu nam nhiều hơn.
+ Học thuyết học tập xã hội (Social learning theory) đã chỉ ra sự ảnh hưởng rất mạnh của người lớn đối với trẻ trong những biểu hiện trên.
- Tính dục (Sexuality):
+ Theo Volbert ở trẻ 6 – 7 tuổi, trẻ không nói về một chức năng tính dục đối với các bộ phận sinh dục ngoài chuyện “em bé được sinh ra từ đó”.
* Đến 9 tuổi, trẻ bắt đầu liên tưởng sự sinh sản với hoạt động tình dục.
+ Theo Nghiên cứu của Stanfort và Cohen Kenttenis, thì trẻ ở giai đoạn này thường xuất hiện những hành vi “khám phá” thân thể như: sờ mó bộ phận sinh dục của mình và của người khác, thủ dâm, cho người khác xem, vẽ hình bộ phận sinh dục và đặc biệt là chơi trò “bác sĩ” với bạn bè.
+ Đến cuối thời kỳ này, trẻ bắt đầu có dấu hiệu của dậy thì.

Tài liệu tham khảo:
1. Vũ Thị Nho, Tâm lý học phát triển, NXB. ĐH Quốc gia Hà Nội.
2. Roberts Feldman, Tâm ly hoc căn bản.
3. BS. Phan Thiệu Xuân Giang, TL “Rối lọan định dang giới tính và các ván đề liên quan dưới góc nhìn của tâm bệnh học phát triển”
Về Đầu Trang Go down
 
SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở LỨA TUỔI NHI ĐỒNG ( 6- 12 tuổi )
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Sự phát triển con người trong lao động
» KHỦNG HOẢNG TÂM LÝ Ở TRẺ TUỔI LÊN 3
» Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học
» MỘT SỐ NÉT TÂM LÝ ĐẶC TRƯNG CỦA TUỔI THANH NIÊN
» Tâm lý lứa tuổi ấu nhi (1 - 3 tuổi)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học phát triển-
Chuyển đến