NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC

Go down 
Tác giảThông điệp
Đỗ Văn Sự

Đỗ Văn Sự


Tổng số bài gửi : 162
Join date : 22/06/2009
Đến từ : DUNG QUẤT(QUÃNG NGÃI)+LONG HÃI (VŨNG TÀU)

TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC   TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC Icon_minitimeThu Apr 01, 2010 8:30 am

ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
KHOA TAÂM LYÙ - GIAÙO DUÏC
HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM


THẾ NÀO LÀ “TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC”? CÓ PHẢI LÀ “TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC QUYẾT ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP”? HÃY ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP THẦY, CÔ GIÁO VÀ NHÀ TRƯỜNG CÓ THỂ THỰC HIỆN NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY.




ĐỀ TÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ ( ĐIỂM 30%)
Thành phố Hồ Chí Minh,12/2009

ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
KHOA TAÂM LYÙ - GIAÙO DUÏC
HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM




THẾ NÀO LÀ “TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC”? CÓ PHẢI LÀ “TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC QUYẾT ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP”? HÃY ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP THẦY, CÔ GIÁO VÀ NHÀ TRƯỜNG CÓ THỂ THỰC HIỆN NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY.



ĐỀ TÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ ( ĐIỂM 30%)
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
Thaïc Sỹ. Lyù Minh Tieân
SINH VIÊN THỰC HIỆN :
Đỗ Văn Sự

Thaønh phoá Hoà Chí Minh,12/ 2009




MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LÔØI MÔÛ ÑAÀU 3
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
I) TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC 4
1) TÍNH TÍCH CỰC 4
2) TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC 5
II) “TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC QUYẾT ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP”(*). 7
B. BIỆN PHÁP 8
III) ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 8
1) PHÍA NHÀ TRƯỜNG. 8
2) PHÍA GIÁO VIÊN 9
a) Phương pháp động não: 11
b) Phương pháp đóng vai: 11
c) Phương pháp trò chơi: 11
d) Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: 11
e) Dạy học theo dự án: 11
3) VỀ PHÍA HỌC SINH 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14


LÔØI MÔÛ ÑAÀU
Khi bàn về phương pháp giáo dục J.Piagie đã rất nhấn mạnh đến vai trò hoạt động của người học. ông nói: “trẻ em được phú cho tính hoạt động thực sự và giáo dục không thể thành công nếu không sử dụng và không thực sự kéo dài tính hoạt động đó.”
Như vậy có thể nói sự hoạt động của người học trong quá trình giáo dục và giáo dưỡng là yếu tố không thể thiếu được và theo tôi để kéo dài hoạt động đó thì việc tích cực hóa được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới cũng
như trong nước trong những thập niên gần đây đòi hỏi ngành giáo dục - đào tạo phải
đổi mới kịp thời để có thể đáp ứng mọi nhu cầu về tri thức khoa học cho học sinh, sinh viên vì vậy, mục đích của dạy học là đem đến sự phát triển toàn diện cho người học. Điều đó nói lên rằng giữa dạy học và phát triển có mối quan hệ với nhau. Đó là mối quan hệ hai chiều, biện chứng: Trước hết phát triển là mục đích cuối cùng của hoạt động dạy học, đồng thời khi tư duy học sinh phát triển thì việc thu nhận và vận dụng kiến thức của học sinh sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn, quá trình dạy học diễn ra một cách thuận lợi hơn.
Bài viết này đề cập đến một số khía cạnh lý luận của tính tích cực trong hoạt động học, và một số biện pháp có thể thực hiện được để phát huy tính tích cực cho học sinh. nhằm góp phần hoàn thiện hơn những phương pháp tăng cường tính tích cực cho học sinh. Vì trình độ của người viết bài còn nhiều hạn chế, nên không tránh khỏi những sai sót, mong thầy và các bạn góp ý, để bài viết ngày càng hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn.

A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
I) TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC
1) TÍNH TÍCH CỰC
Với tư cách là vấn đề trung tâm của nhiều khoa học, tính tích cực (TTC) được bàn cãi nhiều về thuật ngữ, nguồn gốc và vai trò của nó.
Về mặt thuật ngữ, theo tiếng Latinh, tích cực là “actives”, tiếng Anh có nghĩa là “activity”, dùng để chỉ:
- Trạng thái hoạt động, khi TTC gắn liền với với hoạt động.
- TTC bao hàm tính chủ động, tính chủ định có ý thức của chủ thể.
Theo từ điển Tiếng Việt, tích cực là có ý nghĩa, có tác dụng khẳng định thúc đẩy sự phát triển. Người tích cực là người tỏ ra chủ động có những hành động nhằm tạo ra sự biến đổi theo hướng phát triển
Với tư cách là khái niệm cơ bản của Triết học, TTC đã được một số triết gia nổi tiếng: Ampedoclơ, Platon, Aristoles, thống nhất ở một số điểm như sau:
- TTC là thuộc tính chung của vật chất, tạo thành sự tự vận động của vật chất.
- TTC thể hiện trong sự tác động thay đổi các khách thể, các vật thể có quan hệ đối tác với mình.
Tóm lại, TTC nằm trong trạng thái hoạt động và biểu hiện trong những hành động, tính tích cực chỉ tính sẵn sàng với hoạt động, là nhu cầu đối với hành động. TTC là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. Để tồn tại và phát triển con người luôn tìm tòi, khám phá cải biến môi trường để phục vụ con người. TTC có mặt tự phát và tự giác. Theo tác giả Thái Duy Tuyên, mặt tự phát của TTC là những yếu tố tìm ẩn bên trong, bẩm sinh thể hiện ở tính tò mò, hiếu kì, linh hoạt trong đời sống hằng ngày. Mặt tự giác của TTC là ở trạng thái tâm lý. TTC có mục đích và đối tượng rõ rệt, do đó có hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng đó. TTC tự giác thể hiện ở cách quan sát, tính phê phán trong tư duy trí tò mò khoa học. Nhờ TTC tự giác con người có thể đạt được nhiều tiến bộ nhanh hơn TTC tự phát.
2) TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC
Xã hội loài người hình thành và phát triển ngày càng cao cho đến ngày nay là
nhờ tính tích cực của con người. Tính tích cực của con người biểu hiện ở chỗ con
người đã chủ động sản xất ra những của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát
triển xã hội; chủ động cải biến môi trường tự nhiên bắt chúng phục vụ mình, chủ
động cải biến xã hội để xã hội ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
Trong hoạt động học tập tính cực là tính tích cực nhận thức,đặc trưng ở khát
vọng hiểu biết,cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức
Quá trình nhận thức trong học tập là nhằm lĩnh hội những tri thức loài người đã
tích lũy được(nó khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học: phát hiện
ra những điều loài người chưa biết).Tuy nhiên trong học tập,HS,SV sẽ thông
hiểu,ghi nhớ những gì đã nắm được qua sự hoạt động chủ động và nổ lực của chính
mình.Đến một trình độ nhất định thì sự học tập tích cực sẽ mang tính nghiên cứu
khoa học và người học cũng sẽ tìm ra những tri thức mới cho khoa học.
Tính tích cực học tập có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập của người học.Trong học tập, tích cực hoá hoạt động học tập của người học là một hướng đổi mới đã được đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lí luận và các thầy cô giáo quan tâm và bàn tới ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Thông qua quá trình học tập, người học nhận thức lĩnh hội tri thức mà loài người đã tích luỹ, đồng thời có thể nghiên cứu và tìm ra những tri thức mới cho khoa học. Bản chất việc học và hoạt động nhận thức của người học, tính tích cực học tập tồn tại và bộc lộ trong quá trình dạy học. Vì vậy mà tính tích cực học tập chính là tính tích cực nhận thức. Bàn về tính tích cực nhận thức có nhiều quan điểm khác nhau:
- Dưới góc độ Triết học, tính tích cực nhận thức thể hiện thái độ cải tạo của chủ thể đối với đối tượng nhận thức. Tài liệu học tập được phản ánh vào não của người học, được chế biến và hoà vào vốn khái niệm đã có và người học sẽ vận dụng linh hoạt sáng tạo vào các tình huống khác nhau nhằm cải tạo hiện thực và cải tạo bản thân.
- Dưới góc độ Tâm lý học, các tác giả cho rằng hoạt động nhận thức được tiến hành trên cơ sở huy động các chức năng nhận thức, tình cảm, ý chí. Bởi người học tồn tại với tư cách là một cá nhân với toàn bộ cấu trúc nhân cách của nó. Trong các chức năng trên, chức năng nhận thức đóng vai trò chủ yếu, các chức năng tâm lý khác đóng vai trò hỗ trợ. Các yếu tố của chúng kết hợp với nhau một cách hữu cơ, tác động, thúc đẩy nhau tạo nên mô hình tâm lý của hoạt động nhận thức. Mô hình này bao gồm các yếu tố: vốn tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, năng lực, phẩm chất đạo đức, ý chí, hành động của từng cá nhân. Mô hình này luôn biến đổi, tạo nên rất nhiều dạng khác nhau tuỳ theo nhiệm vụ nhận thức mà người học phải thực hiện. Chính sự biến đối liên tục bên trong của mô hình tâm lý đó đã đặc trưng cho tính tích cực nhận thức. Có nghĩa là sự biến đổi này càng mềm dẻo càng linh hoạt bao nhiêu thì càng thể hiện tính tích cực nhận thúc bấy nhiêu.
- Theo G.S TSKH Thái Duy Tiên, tính tích cực nhận thức biểu hiện sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với dối tượng trong quá trình học tập, nghiên cứu; thể hiện sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý ( như hứng thú, chú ý, ý chí…) nhằm đạt được mục đích đặt ra với mức độ cao.
- Theo tác giả Hà Thế Ngữ, TTC hoạt động của người học là sự ý thức được nhiệm vụ học tập từng môn, từng bài nói riêng thông qua việc học tập hăng say, nhiệt tình từ đó tự mình ra sức hoàn thành nhiệm vụ học tập, tự mình khắc phục khó khăn để nắm vững tri thức, kĩ năng mới và tri giác tài liệu một cách tự giác. Tự nắm kiến thức nghĩa là dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học tự mình nắm bản chất của sự vật hịên tượng mà tri thức đó phản ánh, biến kiến thức thành vốn riêng của mình thành bộ phận, thuộc tính của nhân cách.
TTC được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau nhưng nhìn chung đặc trưng là sự tìm tòi có chủ đích mà kết quả của nó là sự hình thành tri thức mới và sự sáng tạo, đồng thời biểu hiện là sự hứng thú với việc tự học, hoặc nắm bắt nội dung môn học ở mức độ cao hơn do nẩy sinh nhu cầu nhận thức. TTC nhận thức cao không phải chỉ là biết giải một số bài tập nào đó mà còn hiểu rõ, vận dụng trong nhiều tình huống khác nhau. Từ đó cá nhân chiếm lĩnh được phương pháp luận, đạt mục đích nhiệm vụ học tập.
Tóm lại, TTC học tập hay tích cực nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết vấn đề học tập - nhận thức. Người học trong quá trình tham gia học tập, vừa là khách thể, vừa là đối tượng của hoạt động dạy, vừa là chủ thể chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng theo mục đích nhiệm vụ của quá trình dạy học. Hoạt động của người học được gọi là tích cực khi bản thân người học có tính lựa chọn đối tượng nhận thức, đề ra cho mình mục đích, nhiệm vụ cần giải quyết sau khi đã lựa chọn đối tựơng và tiến hành cải tạo đối tượng nhằm giải quyết vấn đề.
II) “TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC QUYẾT ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP”(*).
Theo em tính tích cực của học sinh trong hoạt động học quyết định chất lượng học tập bởi vì nếu học sinh tập trung cao độ trong học tập, chủ động tìm tòi khám phá nội dung học tập, chủ động giải quyết các vấn đề phù hợp với khả năng hiểu biết của mình, đề xuất các ý tưởng sáng tạo và tự nguyện trình bày, diễn đạt các ý kiến của mình. Thì học sinh đó có tích cực trong học tập, tham gia nhiệt tình vào bài học, học hỏi kiến thức nhanh, tiếp thu nhanh, giải quyết vấn đề thông minh. Hỗ trợ được với giáo viên trong quá trình học tập, cùng với giáo viên xây dựng bài học, bổ sung góp ý vào bài học, từ đó nâng cao được chất lượng học tập.
Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường. Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ 4 đến 6 người sẽ phát huy tối đa tính tích cực của học sinh. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuát hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ. Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội.
Quá trình tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh sẽ góp phần làm cho mối quan hệ giữa dạy và học, giữa thầy và trò ngày càng gắn bó và hiệu quả hơn. Tích cực hoá vừa là biện pháp thực hiện nhiệm vụ dạy học, đồng thời nó góp phần rèn luyện cho học sinh những phẩm chất của người lao động mới: tự chủ, năng động, sáng tạo. Đó là một trong những mục tiêu mà nhà trường phải hướng tới.
B. BIỆN PHÁP
III) ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
1) PHÍA NHÀ TRƯỜNG.
- Phải tăng cường các hoạt động phát huy phương pháp tự học của học sinh, làm cho học sinh tự ý thức việc học của mình, tự tìm ra phương pháp học tập phù hợp với bản thân, tránh trình trạng học vẹt, học thuộc lòng, nâng cao học hiểu, học để suy nghĩ. Để làm được điều này, nhà trường và các khoa cần tổ chức các hội thảo khoa học về phương pháp dạy học thu hút sinh viên tham gia. Biên soạn những tài liệu hướng dẫn phương pháp học tập, sử dụng phương tiện, gặp gỡ giáo viên, tham khảo tài liệu..... và tài liệu hướng dẫn cho từng loại môn học.
- Tiến hành phân hóa và sàng lọc học sinh qua từng giai đoạn, từng năm học. Mạnh dạn xử lý những trường hợp không đủ tiêu chuẩn về năng lực hoặc phẩm chất của người học. Kiểm tra, đánh giá, thi cử phải được tiến hành thật khách quan và nghiêm túc, với yêu cầu cao, có sàng lọc. Đặc biệt khuyến khích và đánh giá cao những ý kiến sáng tạo, độc đáo, độc lập của học sinh. Đánh giá phải có tính hệ thống, phải lưu trữ trong hồ sơ học sinh cho thấy sự tiến bộ qua từng giai đoạn. Đối với môn học, đánh giá cần rải đều khắp học kỳ để có thể điều chỉnh từng lúc mục tiêu và nội dung học tập cho phù hợp với thực tế. Công cụ đánh giá phải đa dạng và kết hợp nhiều dạng thức khác nhau (trên lớp, ở nhà, vấn đáp, viết, trắc nghiệm, thi nhóm, công trình nghiên cứu có hướng dẫn). Thực tế hiện nay là đánh giá thường nhằm kiểm tra trí nhớ của học sinh, như vậy sinh viên phải đối phó bằng cách học thuộc lòng. Các bài thi cũng thường nhấn mạnh đến kiến thức về sự kiện hơn là phân tích giải quyết vấn đề hay nâng cao tính sáng tạo.
- Công bố mục tiêu, nội dung, kế hoạch và quy trình đào tạo ở cấp nhà trường, khoa, tổ bộ môn cho học sinh biết ngay từ đầu mỗi khóa, năm học, mỗi môn học để họ có thể chủ động tự mình thiết kế quá trình học tập của mình.
- Nâng cao tỉ lệ giờ thực hành, xây dựng hệ thống bài tập thực hành với nội dung thiết thực và phong phú qua các dạng bài tập sáng tạo, bài tập tình huống, kích thích học sinh suy nghĩ, tưởng tượng để tìm ra phương án giải quyết tối ưu. Tổ chức và tạo điều kiện cho học sinh tích cực tham gia các hoạt động trong học tập như: sưu tầm tài liệu, nghiên cứu chuyên đề, viết tiểu luận, thuyết trình, đi thực tế, đặc biệt là đến các cơ quan đơn vị kinh tế xã hội có liên quan tới môn học.
- Phát huy vai trò của Đoàn TNCS, Hội học sinh, các câu lạc bộ học thuật, câu lạc bộ nghiên cứu khoa học nhằm tạo nên môi trường tích cực, hăng say học tập và nghiên cứu trong học sinh. cần phải đầu tư hơn nữa cho giáo dục, cải tiến phương tiện nghe nhìn, đồ dùng trực quan,… phục vụ tốt hơn cho nhu cầu học tập của học sinh.
2) PHÍA GIÁO VIÊN
- Để học sinh có thể tự giác, tích cực, độc lập sáng tạo trong học tập, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh những phương pháp tự học hiệu quả, những cách thức chiếm lĩnh tri thức và con đường hoạt động sáng tạo. Học sinh không thể tự mình thực hiện các nhiệm vụ học tập nếu không được GV truyền đạt những kiến thức làm nền tảng cho học tập độc lập. Dù khuyến khích học sinh phát huy tính tự giác, tích cực, độc lập sáng tạo, song giáo viên phải luôn thể hiện vai trò chủ đạo của mình, theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Kích thích hứng thú học tập của học sinh, hình thành ở học sinh tâm trạng tích cực đối với việc học tập và khơi gợi những kích thích bên trong của tính tích cực nhận thức. học sinh khi vận dụng phương pháp và thủ thuật giảng dạy phải làm cho chúng không những là phương tiện trình bày bài giảng một cách dễ hiểu sinh động mà còn dùng nó để kích thích tâm trạng bên trong của học sinh đối với học tập. Muốn học sinh chăm chú lắng nghe thì giáo viên cần gây cho học sinh một tâm tư xúc động tích cực có liên quan trực tiếp đến nhu cầu học tập. Có nhiều cách để tăng cường sự hứng thú trong quá trình dạy học như:
+ Thực hiện mối liên hệ giữa bài học với cuộc sống, với kinh nghiệm sống của bản thân học sinh. Đó là cách hình thành tình cảm và nâng cao hứng thú học tập.
+ Trong nội dung và phương pháp học tập cần làm sao tăng cường hoạt động tích cực tìm tòi, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ phát hiện.
+ Giáo viên khéo léo tạo nên mâu thuẫn giữa cái đã biết và cá chưa biết, xây dựng nên tình huống có vấn đề, đặt ra trước học sinh một nhiệm vụ nhận thức nào đó để sinh viên suy nghĩ, tự lực giải quyết trước khi giảng dạy.
+ Nhân cách người giáo viên có vai trò rất lớn trong sự tác động về mặt cảm xúc người học. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, thể hiện thái độ của giáo viên với sự kiện. Vấn đề được trình bày không chỉ tạo cho người học có tri thức về vấn đề nào đó mà còn kích thích tình cảm trong sáng nữa.
+ Giáo viên cần chủ động tiếp cận những thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại để ứng dụng, tạo đà cho sự đổi mới phương pháp dạy học. Dù có quan trọng đến đâu, các thiết bị và đồ dùng dạy học cũng chỉ là những yếu tố bổ trợ, những phương tiện dạy học. Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học cần phải đúng lúc, đúng chỗ và đảm bảo tính hiệu quả cao.
- Để phát huy tính tự giác, tích cực, độc lập sáng tạo trong học tập của học sinh, giáo viên cần phải sử dụng phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của học sinh; làm sao cho trong quá trình học tập học sinh được hoạt động nhiều hơn, thảo luận cùng nhau nhiều hơn và quan trọng hơn là được suy nghĩ nhiều hơn. Trong phương pháp dạy học tích cực, HS - đối tượng của hoạt động dạy, đồng thời là chủ thể của hoạt động học được cuốn vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá ra những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Học sinh được đặt vào tình huống có vấn đề hoặc tự đặt vấn đề theo cách nghĩ của mình và giải quyết vấn đề. Từ đó, học sinh không chỉ nắm được kiến thức kỹ năng mới mà còn nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kỹ năng đó; được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Theo cách này, học sinh không chỉ đơn giản truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. Phương pháp dạy học tích cực xem việc rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.
Một số phương pháp dạy- học tích cực:
a) Phương pháp động não:
Trong giờ lên lớp hoặc thảo luận, giáo viên (và cả sinh viên) nêu câu hỏi, sinh viên suy nghĩ và trả lời tự do, ngay tại chỗ. Mọi ý kiến đều được viết lên bảng và xem như là ý kiến chung. Các câu hỏi phải rõ ràng, ngắn, và phù hợp để học sinh có thể trả lời sau 1 - 2 phút suy nghĩ.
b) Phương pháp đóng vai:
HS sẽ đóng những vai trò nhất định trong những tình huống cụ thể. Việc đóng vai làm cho tình huống rõ ràng hơn và HS học được cách xử lý về chuyên môn, về thái độ... , hiểu được đối tượng hơn khi hoạt động trong tình huống thật thông qua các vai họ đóng. Khi mỗi HS đóng một vai trong tình huống, họ được tự do nói và hành động theo diễn biến của tình huống, giáo viên quan sát và can thiệp khi cần thiết, tuỳ vào mục tiêu bài học.
c) Phương pháp trò chơi:
Giáo viên tổ chức và hướng dẫn HS tham gia những trò chơi tưởng như đơn giản như : xếp hình, vẽ hình, động tác tay chân... nhưng đòi hỏi người chơi phải suy nghĩ rất nhiều. Khi chơi xong một trò chơi nào đó, HS có thể rút ra nhiều kết luận bổ ích có liên quan đến bài học.
d) Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề:
Học theo cách giải quyết vấn đề là cách học mà giáo viên đặt vấn đề hoặc sinh viên tự đặt ra vấn đề, câu hỏi, sau đó HS tự lực tìm cách giải quyết vấn đề, tìm kiếm câu trả lời dưới sự hướng dẫn của GV.
e) Dạy học theo dự án:
Phải định hướng vào HS; chú ý đến hứng thú của người học, tính tự lực cao; Tạo cơ hội cộng tác làm việc, giao nhiệm vụ phù hợp với SV. Phải định hướng vào thực tiễn: gắn liền với hoàn cảnh: có ý nghĩa thực tiễn xã hội. Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Dự án mang nội dung tích hợp. Phải định hướng vào sản phẩm: các sản phẩm được tạo ra, không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà còn tạo ra sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.
3) VỀ PHÍA HỌC SINH
- Rèn luyện phương pháp tự học, trở thành một mục tiêu học tập của học sinh
Trong quá trình học tập, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lựa chọn phương pháp, hình thức tự học hợp lý là cần thiết. Song điều quan trọng là học sinh phải có hệ thống kỹ năng tự học. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh, bởi lẽ muốn có kỹ năng nghề nghiệp trước hết phải có kỹ năng làm việc độc lập, trên cơ sở phát huy tính tích cực nhận thức để chiếm lĩnh hệ thống tri thức. Vì tri thức là sản phẩm của hoạt động, muốn nắm vững tri thức và có tay nghề thì việc rèn luyện hệ thống kỹ năng tự học một cách thường xuyên và nghiêm túc phải được chú trọng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Tự học là hoạt động tự giác, tự lập của học sinh. Tự học diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, có khi quá trình tự học nằm ngoài lĩnh vực nhà trường. Học sinh cần phải biết tự học. Mỗi giáo viên phải là người giác ngộ học sinh tinh thần tự học, sự cần thiết của tự học. Vũ khí chính trong việc tự học là nguồn tư liệu trên các phương tiện thông tin trong sách, trên mạng Internet,… Nguồn tư liệu này sẽ dẫn học sinh tới những suy ngẫm, rèn luyện tính tự giác và có được kiến thức vững vàng. Học sinh phải biết tìm kiếm và xử lý nguồn tư liệu đó. HS phải biết đọc sách, say mê đọc sách. học sinh không những cần có thói quen đọc sách ở nhà mà nên thường xuyên đến đọc sách báo tại thư viện. Học sinh cũng cần phải biết sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại để tìm kiếm và xử lý nguồn tư liệu trên mạng Internet.
Tự học có ý nghĩa to lớn đối với bản thân học sinh để hoàn thành nhiệm vụ học tập của họ đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học - đào tạo trong nhà trường. Tự học là sự thể hiện đầy đủ nhất vai trò chủ thể trong quá trình nhận thức của học sinh. Trong quá trình đó, học sinh hoàn toàn chủ động và độc lập, tự lực tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức dưới sự chỉ đạo, điều khiển của giáo viên.
Do vậy, để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình, học sinh cần tự rèn luyện phương pháp tự học, đây không chỉ là một phương pháp nâng cao hiệu quả học tập mà là một mục tiêu quan trọng của học tập. Chính kỹ năng tự học là điều kiện vật chất bên trong để học sinh biến động cơ tự học thành công. Học sinh cần nắm vững kiến thức của hệ thống phương pháp học tập tích cực. Vận dụng hệ các phương pháp dạy học tích cực vào chu trình tự học của mình.
- HS cần phải có sự chuẩn bị tốt bài học
Thực tế cho thấy rằng, nếu chỉ giáo viên nêu vấn đề mà học sinh không có sự chuẩn bị (đọc, nghiên cứu giáo trình tài liệu,…) thì chỉ giáo viên nêu vấn đề rồi giáo viên tự giải quyết mà thôi. Có chuẩn bị bài, khi giáo viên nêu vấn đề thì học sinh đã có ít nhiều kiến thức “đã biết” trong vấn đề đó, nên có thể mạnh dạn tham gia xây dựng bài học. Nếu không chuẩn bị bài trước thì cái gì cần nói đều là “cái chưa biết”, “cái mới”, hiệu quả không cao.
Ngoài khâu chuẩn bị bài mới, học sinh cũng cần phải biết học bài cũ, tiếp tục nghiên cứu, tự hoàn thiện bài nghe giảng trên lớp, bổ sung những điều còn thiếu khi ghi chép trên lớp, tìm hiểu thêm những vấn đề thầy gợi ý, mở rộng do không có điều kiện nói trên lớp. Đây là bước củng cố bài ở dạy cao hơn.
- Học sinh phải biết tích cực đóng góp xây dựng bài học
Quá trình dạy học gồm hai quan hệ hữu cơ: hoạt động dạy và hoạt động học. Hoạt động học tập chỉ có thể đạt hiệu quả nếu học sinh tiến hành các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác.
Phát huy tính tích cực học tập của học sinh là biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy. Muốn phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên cần có những yêu cầu cụ thể cho học sinh chuẩn bị trước. Trong giờ dạy, giáo viên cần phải tổ chức hình thức thảo luận. Tổ chức cho học sinh thảo luận không chỉ trong giờ lý thuyết mà cả giờ thực hành. Thậm chí, học sinh cũng phải biết lật ngược vấn đề, tranh luận, phản biện với những vấn đề do thầy, bạn đặt ra.
- Việc thảo luận, tranh luận giúp học sinh rèn khả năng lập luận, khả năng tư duy và kỹ năng diễn đạt. Học sinh cũng có thể tổ chức học nhóm: học nhóm ở lớp và học nhóm ở nhà. Học sinh thảo luận các vấn đề đưa ra trước nhóm và cử thư ký ghi lại những ý kiến thống nhất đã hiểu bài, những ý kiến đề nghị thầy giải quyết,…Giáo viên lần lượt phân tích từng ý kiến nhằm chỉ ra những ý kiến đúng, những ý kiến sâu sắc và những ý kiến chưa đúng. Sau đó, trên cơ sở giáo trình có sẵn, giáo viên kết hợp ý kiến học sinh và đi sâu phân tích mở rộng rồi chốt lại vấn đề theo kiểu “ghi nhớ bài học”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Ngọc Đại (1983) Tâm lý học dạy học, NXB Giáo Dục.
2. Lê Văn Hồng (chủ biên) ( 2007), Tâm Lý Học lứa tuổi, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Trần Thị Hương (chủ biên) (2009), Giáo trình giáo dục học đại cương, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
4. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1988), Giáo dục học tập 1.2, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
5. Viện ngôn ngữ học (2001), Từ điển Tiếng việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
6. Phan Trọng Ngọ (2005) Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại Học Sư Phạm
7. Nguyễn Thanh Phương (2009), Tìm hiểu tính tự giác, tích cực, độc lập sáng tạo trong học tập của sinh viên trường đại học sư phạm tp Hồ Chí Minh, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh.
8. Thái Duy Tiên, Phát huy tính tích cực nhận thức của người học, viện khoa học giáo dục, web tủ sách khoa học.

MỘT SỐ WEBSITE
1. http:// www.tamlyhoc.net
2. http:// www.edu.net
3. http://www.wikipedia.org


Về Đầu Trang Go down
http://NGOINHATRAITIM.TK
 
TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Những hoạt động về giá trị tôn trọng dành cho trẻ từ 7-15 tuổi
» HOẠT ĐỘNG ĐỒ VẬT CỦA TRẺ
»  Hoạt động dạy và hoạt động học
» Hoạt động học tập dưới góc độ tâm lý học
» Tổ chức hoạt động vui chơi

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học sư phạm-
Chuyển đến