NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 HIỆN TƯỢNG TỰ SÁT Ở TUỔI THANH NIÊN

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

HIỆN TƯỢNG TỰ SÁT Ở TUỔI THANH NIÊN Empty
Bài gửiTiêu đề: HIỆN TƯỢNG TỰ SÁT Ở TUỔI THANH NIÊN   HIỆN TƯỢNG TỰ SÁT Ở TUỔI THANH NIÊN Icon_minitimeSun Jan 24, 2010 12:17 am

[color=blue]
HIỆN TƯỢNG TỰ SÁT Ở TUỔI THANH NIÊN
- Pt. Nguyễn Ngọc Duy -
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
I) Một vài nhận định chung về lứa tuổi thanh niên và hiện tượng tự sát 4
1) Lứa tuổi thanh niên 4
2) Hiện tượng tự sát 5
3) Thực trạng của hiện tượng tự sát ở lứa tuổi thanh niên trong những năm gần đây 5
II) Nguyên nhân của hiện tượng tự sát ở lứa tuổi thanh niên 7
1) Nguyên nhân khách quan 7
a) Gia đình 7
b) Nhà trường 10
c) Xã hội 11
2) Nguyên nhân chủ quan 13
a) Nguyên nhân sinh lý và tiểu sử tâm bệnh của thanh niên 13
b) Nguyên nhân từ các hoạt động chủ đạo của lứa tuổi 15
c) Những nguyên nhân từ những đặc điểm tâm lý của lứa tuổi 17
III) Hậu quả của việc tự sát ở thanh niên 20
1) Đối với bản thân 20
2) Đối với gia đình 20
3) Đối với xã hội 21
IV) Một số dấu hiệu để nhận biết người thanh niên có nguy cơ tự sát 21
V) Một số phương pháp phòng chống hiện tượng tự sát ở tuổi thanh niên 22
1) Một số biện pháp phòng ngừa hiện tượng tự sát 22
a) Đối với gia đình 23
b) Đối với xã hội và nhà trường 23
c) Đối với bản thân 24
2) Một số biện pháp ngăn chặn hành vi tự sát ở thanh niên 25
KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29


LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời gian gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa nhiều tin gây “shock” cho dư luận. Trong đó nổi cộm lên là các vụ tự sát của hàng loạt các ngôi sao điện ảnh, ca nhạc cũng như các nhà chính trị ở khắp nơi trên thế giới từ Hàn Quốc đến Nhật Bản hay cả Hoa Kỳ. Những tin tức này quả không vui chút nào cho xã hội nhưng điều khiến nhiều người lo lắng hơn là những vụ việc được đưa lên mặt báo chỉ là phần nổi của tảng băng trong vấn đề tự sát mà thôi. Và hơn nữa dư luận lo lắng vì các vụ tự sát trong thực tế chủ yếu diễn ra ở lứa tuổi được gọi là trụ cột của xã hội là lứa tuổi thanh niên.
Mới đây thôi người dân Mỹ đã rất kinh hoàng khi chứng kiến cảnh một học sinh bắn giết người bừa bãi tại trường học Red Lake, Minesota trong đó có cả ông bà của mình rồi tự kết thúc cuộc đời. Hoặc là việc năm thanh niên trên dưới 20 tuổi gồm ba nam và hai nữ tự sát tập thể vào ngày 16/4 vừa rồi, trong một chiếc xe ôtô dán kín cửa, tại một nơi hoang vắng bên bờ sông Yasu phía tây tỉnh Shiga, Nhật Bản bằng cách dùng một lò đốt than tạo khí CO để tự sát cũng khiến cho nhiều người bàn hoàn. Hay là vụ một thanh niên tự cắt tay để tự sát ở chân cầu Hiệp Ân 1, quận 8, Tp. HCM vào ngày 14/9 vừa qua. Và cả những vụ sinh viên nhảy lầu tự sát ở trường đai học Khoa học xã hội và nhân văn, trường đại học Sư phạm Tp. HCM…trong thời gian qua đã làm cho xã hội không ít băng khoăn, lo lắng về sự lớn mạnh và lan tỏa của hiện tượng nguy hiểm này đối với cộng đồng đặc biệt là đối với lứa tuổi thanh niên. Và cũng vì nỗi lo sợ đó mà các nhà xã hội đã phải lập ra một ngành học mới: "Suicidiology" với mục đích là nghiên cứu về tỷ lệ tự vẫn đang ngày một gia tăng ở các nước trên thế giới, cũng như tìm ra những nguyên nhân và biểu hiện của một người có nguy cơ tự vẫn.
Qua những thông tin trên, cũng như các nhà xã hội học chúng ta cũng rất băng khoăn và lo lắng cho hiện trạng này. Vì đang yên đang lành, đang ở trong lứa tuổi đầy màu xanh của hy vọng và nhiệt huyết của tuổi trẻ như vậy, thì tại sao các thanh niên lại tự sát? Nguyên nhân của hiện tượng này bắt nguồn từ đâu? Nó có biểu hiện như thế nào? Và chúng ta có thể làm gì để ngăn ngừa hiện tượng nguy hiểm này ở lứa tuổi thanh niên không? Đó cũng chính là những vấn đề bức thiết mà thực tiễn đặt ra cho ngành tâm lý học phát triển, một ngành học chuyên nghiên cứu về đặ điểm tâm lý của các giai đoạn phát triển của con người, trong đề tài này.




















NỘI DUNG CHÍNH

I) Một vài nhận định chung về lứa tuổi thanh niên và hiện tượng tự sát
1) Lứa tuổi thanh niên
Có rất nhiều quan đểm khác nhau trong việc giới hạn độ tuổi thanh niên. Nhưng tôi xin phép giới hạn theo quan điểm của đa số các nhà nghiên cứu tâm lý học lứa tuổi là độ tuổi thanh niên bắt đầu từ khoảng 14 – 25 tuổi.
Theo tâm lý học phát triển thì tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Định nghĩa trên phần nào cho chúng ta thấy tính chất phức tạp của giai đoạn này vì trong nó vừa chứa đựng sự giới hạn về sinh lí cũng như giới hạn về xã hội.
Vâng tuổi thanh niên quả là có nhiều nét sinh lý cũng như tâm lý nổi bật và có sức ảnh hưởng lâu dài đến cuộc đời của con người. Ở giai đoạn này cơ thể con người dần hoàn thiện và đạt đến mức hoàn thiện ở cuối giai đoạn này từ hệ cơ, hệ xương đến hệ thần kinh, hệ nội tiết… Không chỉ trưởng thành về thể chất mà người thanh niên cũng có những bước chuyển biến rõ nét về vai trò xã hội. Đến giai đoạn này, con người không còn là một trẻ em nữa mà đang trở thành những người lớn. Vị trí, vai trò của thanh niên trong gia đình cũng như xã hội được cũng cố và từ từ định hình đến cuối giai đoạn. Cuối thời kì này, người thanh niên đã trở thành một chủ thể có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân, có nghề nghiệp ổn định nên có thể tự làm ra của cải và nhờ thế mà có một cuộc sống độc lập, không phụ thuộc gia đình về kinh tế nữa. Hay nói chung lại là đến lứa tuổi thanh niên, con người trở thành những chủ thể độc lập có vị thế trong xã hội.
Chính những điều kiện sinh lý cũng như xã hội ở trên đã làm cho người thanh niên hình thành cho mình những nét tâm lý mới cơ bản như: Khả năng thích ứng với cuộc sống và những hoạt động mới của người thanh niên tăng lên. Ngoài ra hoạt động nhận thức ở thanh niên cũng phát triển không ngừng và đến cuối thời kì này thì hoạt động nhận thức của người thanh niên đã trở thành những hoạt động trí tuệ đích thực, có tính chủ định và ý thức rõ ràng. Các thao tác trí tuệ, tư duy, trí nhớ, tưởng tượng… cũng phát triển đến mức độ cao và có sự phối hợp nhịp nhàng, uyển chuyển của các yếu tố đó trong cách giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Mặt khác, đời sống cảm xúc, tình cảm của thanh niên cũng rất phong phú và đa dạng từ tình bạn đến tình yêu nam nữ. Và đến cuối giai đoạn này, những tình cảm cao cấp như tình cảm trí tuệ, tình cảm đọa đức, tình cảm thẩm mỹ điều được định hình ở người thanh niên. Bên cạnh đó, những phẩm chất nhân cách cũng được phát triển và hoàn thiện ở tuổi thanh niên như: khả năng tự ý thức, tự đánh giá, tự trọng về bản thân và cả định hướng nghề nghiệp, thế giới quan khoa học cũng dần dần được hoàn thiện.
2) Hiện tượng tự sát
Tự sát là một từ Hán-Việt (自殺) có nghĩa là "tự giết". Cụ thể hơn, đây là một từ dùng để chỉ hành động tự kết liễu cuộc đời của chính mình. Hành động này được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau (dùng thuốc độc, vũ khí, rơi từ độ cao, v.v.).
3) Thực trạng của hiện tượng tự sát ở lứa tuổi thanh niên trong những năm gần đây
Có lẽ khi bàn đến vấn đề này, sẽ có nhiều người cho rằng đó là một số rất ít những phần tử điên rồ, bệnh hoạn, bị nhồi nhét bởi chủ nghĩa cực đoan, phát xít, nên mới hành động bất bình thường như vậy. Hay là rằng chuyện đó xa vời lắm, chỉ hiếm họa xẩy ra ở chỗ xa xôi nào đó mà thôi. Nhưng đau lòng thay, trong thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Hiện tượng thanh niên tự tử xẩy ra không phải ở chỗ hẻo lánh, cũng không phải chỉ những người hư hỏng mới làm việc kinh hãi như thế, mà đó là một vấn nạn lớn của cả thế giới. Số trẻ tự sát đang tăng cao một cách đáng ngại trong những năm gần đây. Và một điều đặc biệt là diễn ra càng nhiều ở lứa tuổi thanh niên.
Theo thống kê của “American Academy of Child & Adolescent Pshychiatry” thì mỗi năm ở Mỹ, hàng ngàn thanh thiếu niên đã tự tử hoặc tìm cách tự tử. Tỉ lệ tự sát cũng tăng gấp ba lần trong vòng 30 năm trở lại đây. Mỗi năm có khoảng 25000 người tự sát bắt đầu ở lứa tuổi 15. Và việc tự sát ngày nay là nguyên nhân đứng thứ ba dẫn đến cái chết trong độ tuổi 15 – 24 ở Hoa Kỳ sau những tai nạn dưới sự ảnh hưởng của rượu bia (alcohol-related accidents) và mưu sát (homocides).
Bên cạnh đó, hiện tượng tự sát hầu như không xảy ra ở trẻ em và ở người trưởng thành nhưng lại rất thịnh hành ở tuổi từ 15 – 24. Theo “Bureau of the Census, Statical Abstract of the U.S. 1983 – Văn phòng thống kê, Tóm lược thống kê Mỹ 1983” thì có 20 thanh thiếu niên từ 15 đến 24 tuổi tự tử và chết trong số 100.000 thanh thiếu niên. Gần đây theo tường trình của “U.S. Department of health and Human Services – Bộ Y tế và Dịch vụ xã hội Mỹ” đăng trong “Newsweek Spacial Issue, Education: A Consumer’s Handbook – Đặc san Newsweek, Giáo dục: Sách hướng dẫn tiêu thụ” thì số trẻ tự vẫn trong số 100.000 trẻ thanh thiếu niên dã tăng lên rất nhiều. Năm 2001 có 30.622 vụ tự sát trong đó có 3.971 vụ nằm trong lứa tuổi thanh niên với tỉ lệ là 86% nam, 14% là nữ và chủ yếu là dung sung đạn (54%). Theo số liệu trên thì ta có thể rút ra nhận định là nếu xét về giới thì thanh niên nam có xu hướng tự sát cao gấp ba lần nữ thanh niên. Bên cạnh đó, nếu xét về chủng tục thì thanh niên da trắng có xu hướng tự sát cao hơn thanh niên da màu.
Trên đây là một số thông tin thống kê về thực trạng tự sát của thanh niên ở Mỹ. Tuy nhiên tự sát không giới hạn trong ranh giới của nước Mỹ mà nó lang rộng ra rất nhiều nước trên thế giới. Và hơn nữa là với những con số rất đau lòng ở trên nhưng nước Mỹ vẫn còn kém xa nhiều nước trong hiện tượng này. Và Nhật Bản là một ví dụ điển hình. Ở nước này, hiện tượng tự sát ngày càng phát triển mạnh đặc biệt là phong trào tự sát tập thể diễn ra khá phức tạp và phổ biến hiện nay. Theo báo cáo thường niên do Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật cho hay, mặc dù tỉ lệ tự sát ở thanh niên tăng mạnh, nhưng tổng số người tự sát lại giảm 2,6% xuống còn 32.249 người vào năm 2008. Có nghĩa là tỉ lệ số thanh niên tự sát trong tổng số người tự sát ngày càng tăng lên và chiếm tỉ lệ chủ yếu.
Tuy số lượng các vụ tự sát trong lứa tuổi thanh niên ở Việt Nam không bằng các nước trên nhưng xu hướng tự sát ở lứa tuổi này ngày càng thể hiện rõ và diễn ra thường xuyên. Trong những năm gần đây, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hoặc được thông tin đại chúng cho biết những vụ tự sát của người Việt Nam, đặc biệt là trong lứa tuổi thanh niên. Những việc như nhảy lầu tự sát của các nữ sinh, tự cắt tay của các nam sinh, hay là việc tự sát qua mạng của “teen” không còn xa lạ gì với giới trẻ Việt Nam.
Mặt khác, theo Curran, tác giả của công trình “Adolescent Suicidal Behaviour – Đường lối tự vẫn của tuổi trẻ” thì các thiếu nữ thường dùng những các phương pháp nhẹ như: thuốc độc, thuốc quá hàm lượng lớn để tự sát,... Còn các thanh niên nam thì thường dùng những phương pháp mạnh như: thắc cổ, nhảy lầu, dùng vũ khí như súng, dao,... Cũng vì cách thức được sử dụng như trên cùng với tâm lý suy nghĩ, do dự nhiều ở phụ nữ nên các thanh nữ có xác xuất được cứu sống nhiều hơn nam thanh niên.
Chắc hẳng khi lướt qua các con số thống kê trên, ai trong chúng ta cũng nhói lòng vì hiện trạng không hay này ở lứa tuổi thanh niên. Vậy thì nguyên nhân do đâu mà các thanh niên lại hành động một cách mù quán như thế?
II) Nguyên nhân của hiện tượng tự sát ở lứa tuổi thanh niên
1) Nguyên nhân khách quan
a) Gia đình
Dù ở giai đoạn nào của cuộc đời gia đình vẫn là một yếu tố chiếm vai trò rất quan trọng đối với con người. Chính vì thế mà đối với hiện tượng tự sát ở tuổi thanh niên, gia đình cũng là một tác nhân không nhỏ. Trong những gia đình có tình trạng bất hòa diễn ra trong một thời gian dài thì các thành viên hầu như điều đi đến một điểm chung là tuyệt vọng, chán nản. Bất hòa ở đây có thể là bất hòa giữa cha mẹ, bất hòa giữa cha mẹ và con cái hoặc là bất hòa giữa anh chị em với nhau.
Ngoài ra, nạn bạo hành trong gia đình như cha mẹ đánh đập, chửi bới, bóc lột sức lao động quá mức cũng là nguyên nhân dẫn đến thanh niên tự sát. Không những thế, hoàn cảnh gia đình cũng là tác nhân của hiện tượng này. Những thanh niên sinh và lớn lên trong những gia đình nghèo túng, khó khăn về kinh tế có nguy cơ tự ti, mặt cảm và có ý định tự sát nhiều hơn các thanh niên sống trong các gia đình bình thường.
Không những thế, sự thiếu quan tâm, chăm sóc của cha mẹ cũng là nguyên nhân khiến cho thanh niên dễ tự sát. Tuy ở giai đoạn này, thanh niên đã dần trở thành một chủ thể độc lập trong xã hội và gia đình. Nhưng chính những bước chân đầu tiên trên hành trình “vào đời” đó đã khiến cho lứa tuổi thanh niên cần sự động viên và hổ trợ từ gia đình. Hơn nữa khác với lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi thanh niên ý thức rõ về bản thân mình hơn và xu hướng muốn tách khỏi gia đình để định vị bản thân trong xã hội cũng giảm dần. Và cũng vì thế mà lứa tuổi thanh niên ý thức được vai trò, sự quan trọng của gia đình đối với bản thân hơn lứa tuổi thiếu niên. Vì thế mà nếu như gia đình thiếu quan tâm, chăm sóc và động viên thì người thanh niên dễ thất vọng, buồn chán, cô đơn, tuyệt vọng và dẫn đến tự sát. Nguyên nhân này có lẽ là phổ biến ở các nước Đông phương nhiều hơn Tây phương. Vì nền hóa của Đông phương rất xem trọng vai trò của gia đình và các thanh niên ở Tây phương thì có cuộc sống tự lập từ rất sớm nên nhu cầu được gia đình chăm sóc cũng vì thế mà không chiếm vị trí quan trọng trong than nhu cầu của những thanh niên này. Theo luận điểm trên thì ta có thể thấy tình trạng này khá phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Cha mẹ thường giành rất nhiều thời gian cho việc mưu sinh, kinh doanh…Trong khi đó thì có rất nhiều thanh niên Việt Nam, nữ cũng như nam gặp rất nhiều căng thẳng trong hoạc tập, việc làm, tình cảm…cần có người sẻ chia mà không có nên dẫn đến bị khủng hoảng. Mới đây thôi, những từ báo điện tử đã đăng một câu chuyện khiến chúng ta phải nhìn nhận lại thái độ của mỗi người cha người mẹ đối với con cái mình. Câu chuyện nói về một em gái mới 16 tuổi, có đầy đủ tiện nghi học hành, có cả xe Mercedes của mẹ để lái, cứ nhất định bỏ nhà đi để ở với một ông già đã có nhiều con, nhiều vợ, dù cho mẹ, cố vấn, cảnh sát, cán sự xã hội khuyên can. Gia đình em khốn khổ chạy theo em hàng ngày. Khi người viết hỏi nguyên nhân nào đã đẩy em tới tình trạng như vậy, em cho biết là không chịu nổi sự cô đơn sau khi bố mất. Biết mẹ rất thương, nhưng mẹ cứ đi suốt ngày hoài! Nên em cảm thấy bị bỏ rơi, cô đơn và muốn tự giết tương lai của mình hoặc là tự sát để trả thù cho việc mẹ ít chia sẻ tâm sự.
Mặt khác, sự cô đơn của thanh niên còn có thể là do sự thiếu vắng, mất mát một hay nhiều người thân nào đó. Những thanh niên bị mất cha, mất mẹ hay mất một anh chị em nào đó thì cũng dễ dẫn đến hụt hẫn, buồn chán, cô đơn. Và nỗi buồn này sẽ tỉ lệ thuận với mức thân thiết giữa người thanh niên và người đã mất. Nếu không được giải tỏa thì lâu ngày trẻ có thể trầm uất, tuyệt vọng và có nhu cầu tự sát để giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên theo thống kê thì nguyên nhân xuất phát từ gia đình khiến thanh niên tự sát nhiều nhất là sự li hôn của bố mẹ. Thường thì bố mẹ là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất đối với trẻ vì thế mà sự chia tay của cha mẹ đã vô tình tạo ra cho trẻ một khoảng trống rất lớn về tình cảm, niềm tin vào những điều mà trẻ cho là đúng đắng trước đây. Đặc biệt ở tuối thanh niên khả năng đánh giá đã khá hoàn thiện. Nhờ đó người thanh niên có thể nhận thức rõ sự mất mát và hụt hẫn của mình từ sự chia tay của cha mẹ. Nên người thanh niên càng dễ tự ti, mất niềm tin vào cuộc sống, buồn bả dẫn đến tuyệt vọng mà nảy sinh nhu cầu tự sát hơn. Hơn nữa, cha mẹ chia tay cũng đồng nghĩa với việc trẻ phải sát nhập vào gia đình mới với anh chị em của kế mẫu, của kế dượng hoặc là phải di chuyển đến một môi trường sống khác. Điều này khiến trẻ phải thay đổi môi trường sống làm nảy sinh những mâu thuẩn trong bản thân trẻ khiến trẻ dễ buồn bã, khó chịu và mất tự tin vào cuộc sống hơn. Chính vì thế mà những em yếu đuối về tinh thần, thiếu sự thương yêu của bố mẹ khi đứng trước tình huống này thì việc tự sát là phương pháp giải quyết nhanh nhất và toàn vẹn nhất.
Ngược lại những nguyên nhân trên, ở trẻ bị gia đình quan tâm tới mức cũng có thể nảy sinh nhu cầu tự sát. Chẳng hạn như một gia đình luôn luôn đúc thúc, kiểm soát và đặt ra rất nhiều yêu cầu và kỳ vọng cho việc học hành cũng như việc làm của một người thanh niên. Thì thay vì được khích lệ, người thanh niên đó sẽ cảm thấy có một áp lực rất lớn từ gia đình, làm nảy sinh những mâu thuẩn giữa giới hạn của bản thân và yêu cầu của gia đình. Và tình trạng này nếu kéo dài thì người thanh niên sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, chán nản. Đặc biệt khi gặp một thất bại nào đó thì người thanh niên sẽ dễ dàng buông xuôi, tuyệt vọng vì không đáp ứng được kỳ vọng của gia đình. Với mặt cảm tự ti và mong muốn được giải thoát khỏi áp lực đó, người thanh niên dễ dàng thực hiện hành động tự sát. Ngoài ra, nếu một gia đình luôn theo sát từng li từng ti hay nói khác đi là quan tâm quá mức thì cũng khiến cho người thanh niên nảy sinh những tâm trạng tiêu cực như mệt mỏi, chán nản khó chịu và dễ chống đối lại gia đình để bức ra khỏi sự chăm sóc quá đáng đó. Và nếu như không có định hướng rõ rang thì người thanh niên có thể tìm đến cái chết để thoát ra.
b) Nhà trường
Một thanh niên có hoàn cảnh bình thường thì hầu hết điều có khoảng thời gian dài ngồi trên ghế nhà trường và giảng đường. Chính vì thế mà môi trường học đường cũng là một trong những tác nhân dẫn đến hiện tượng tự sát ở thanh niên.
Nguyên nhân đầu tiên chúng ta phải nói ở đây là áp lực học tập. Trong xã hội mà khoa học công nghệ luôn luôn vận động và phát triển như hiện nay. Yêu cầu và nhu cầu chất xám được xã hội đặt ra cho người thanh niên là rất cao. Chính vì thế mà trong các trường học ngày nay, khối lượng kiến thức mà các sinh viên, học sinh phải học quả là rất lớn cùng với áp lực từ yêu cầu đạt kết quả cao trong việc học của gia đình, nhà trường và xã hội đã biến thành một gánh nặng, một áp lực rất lớn đối với thanh niên. Đặc biệt lứa tuổi thanh niên phải trải qua những mốc lớn trong quá trình học tập là tốt nghiệp trung học phổ thông, thi vào đại học hay cao đẳng và sau đó phải tốt nghiệp cao đẳng hay đại học. Với đòi hỏi rất cao của những mốc quan trọng này, nhiều học sinh, sinh viên thực bị “stress” nặng nề. Và nếu kéo dài thì dễ dẫn đến chán nản, mệt mỏi, buông xuôi và cuối cùng là tìm cách để thoát ra khỏi áp lực đó.
Ngoài việc tạo ra áp lực trong học tập, nhà trường cũng là nới có thể gấy ra nhưunxg nguyên nhân như sự coi thường, la mắng của thầy cô hay sự triêu chọc, kích động của bạn bè cũng khiến cho nhiều thanh niên mất tự chủ tìm đến cái chết để giải quyết vấn đề hoặc chứng tỏ bản thân.
c) Xã hội
Không chỉ có gia đình và học đường gây ra những áp lực cho người thanh niên mà xã hội ngày nay cũng tạo ra nhiều vấn đề, áp lực khiến người thanh niên dễ tìm đến cái chết. Và một trong những vấn nạn lớn đó là tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của thế giới lâm vào tình trạng suy thoái và đây chính là nguyên nhân sâu xa của việc đa số người thanh niên không kiếm được việc làm hoặc là là bị sa thải. Thường thì khi lâm vào hoàn cảnh này người thanh niên phải sống một cuộc sống rất khó khăn, thiếu thốn và dẫn đến tình trạng chán nản, thất vọng và bế tắc trong cuộc sống. Có lẽ Nhật Bản là nước điển hình về thanh niên tự sát theo nguyên nhân này. Thống kê của Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản năm 2008 cho hay số người tự sát bởi động cơ “thất bại trong tìm kiếm việc làm” là khoảng 23.000 người (tăng 40%) và tự sát vì “mất việc” tăng 20% so với năm trước.
Ngoài nạn thất nghiệp thì những trào lưu thiếu lành mạnh nếu không nói là bệnh hoạn của xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tự sát của người thanh niên. Những trào lưu đó có thể là các quan niệm đầy cuồn tín của một số giáo phái. Những giáo phái này thường cho rằng, chết là giải thoát, là tìm về với hạnh phúc, là được làm thánh…Và những giáo phái này thường xuất hiện ở các nước Âu châu và Mỹ châu nhiều hơn ở châu Á. Ngoài ra những trào lưu đó cũng có thể là những chủ trương tìm khoái lạc và cảm giác mới mẻ thông qua việc tự sát hay tự sát tập thể. Và phong trào này phát triển mạnh nhất ở đất nước mặt trời mọc. Ở Nhật Bản có rất nhiều website cổ súy và dụ dỗ thanh niên tự sát mọc lên như “nấm sau mưa” với những lời mời gọi rất kích động và lí thú. Nên nếu như người thanh niên nào không làm chủ được bản thân thì sẽ dễ dàng thực hiện theo những lời mời gọi đó. Không những thế, ngày nay với việc phát triển của các công nghệ truyền thông đa phương tiện, các hình ảnh về cái chết, tai nạn…không có gì là xa lạ và ghê gớm đối với thanh niên. Và hầu như thanh niên đều coi chuyện này là bình thường. Chính vì thế mà những phong trào như “tự làm chủ cái chết”, “nếm trải cảm giác mạnh khi tự kết thúc cuộc đời”…mới có dịp phát triển và tác động mạnh vào lứa tuổi thanh niên.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa cũng xuất phát từ xã hội đó là khuynh hướng bắt chước tự sát. Sống trong một môi trường có nhiều người tự sát cũng khiến cho người thanh niên dễ thực hiện việc này hơn. Bởi một lẽ đơn giản là khi đứng trước những khó khăn, bế tắc của cuộc sống thì ngay lập tức những hình ảnh tự sát của những người trước đây mình chứng kiến lại được ta hồi tưởng lại. Và cũng như những người đó, ta có thể cho đây là một giải pháp hữu hiệu để giúp ta thoát khỏi tình trạng này và nếu như không có lập trường vững thì người thanh niên dễ dàng đí đến hành động tự sát. Ngoài ra hành khuynh hướng bắt chước còn thể hiện qua việc bắt chước những thần tượng của mình tự sát. Hoặc nếu như một thần tượng nào đó của mình qua đời, vì một chút buồn bã, chán nản cùng với ý hướng chứng tỏ tình cảm của mình giành cho thần tượng, người thanh niên có thể dễ đi đến việc tự kết thúc đời mình. Ví dụ như khi minh tinh điện ảnh của Mỹ Marilyn Monroe tự sát bằng cách uống thuốc ngủ năm 1962 thì có một số thanh niên đã tự sát theo vì thương tiếc và muốn chứng tỏ long hâm mộ của mình đối với cô diễn viên này.
Ngoài ra sự xa lánh, khinh bỉ, coi thường, tẩy chay, kích động, bị lạm dụng tình dục hay đe dọa của người khác cũng là một nguyên nhân lớn dẫn đến hượng tượng tự sát ở lứa tuổi thanh niên. Có nhiều thanh niên vì sợ người khác đòi nợ hay là làm chuyện không tốt bị người khác phát giác thì đã lẫn trốn bằng cách tự sát.
Bên cạnh đó, theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO thì sự di dân cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tự sát của thanh niên. Những thanh niên khi vì hoàn cảnh nào đó mà phải thay đổi môi trường sống. Việc chưa thích nghi với môi trường mới cùng với các vấn đề như đói nghèo, thiếu nhà ở, thiếu trợ giúp xã hội…dễ dẫn đến mất hy vọng làm tăng nguy cơ tự sát. Đồng thời những nguyên nhân khác như việc sẵn có các chất, các phương tiện có thể dùng để tự sát, các sự kiện xã hội gây sang chấn lớn và những thanh niên làm trong linh vực y khoa như bác sĩ, y tá thì có nguy cơ tự sát cao hơn.
2) Nguyên nhân chủ quan
a) Nguyên nhân sinh lý và tiểu sử tâm bệnh của thanh niên
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới thì sự khiếm khuyết hay hoàn chỉnh của các cơ quan, các bộ phận sinh lý của con người cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tự sát. Theo nghiên cứu này thì những thanh niên bị khiếm khuyết các cơ quan hay bộ phận của thân thể nào đó thì dễ bi quan, tự ti và có ý muốn tự sát nhiều hơn những thanh niên bình thường. Ngoài ra những yếu tố bẩm sinh góp phần gây ra chứng bệnh trầm cảm cũng là một trong những tác nhân dẫn đến thanh niên tự sát.
Cũng theo nghiên cứu trên thì tự sát bản thân nó không phải là một bệnh, và cũng không nhất thiết là biểu hiện của bệnh, nhưng rối loạn tâm thần là yếu tố chính có liên quan với tự sát. Và quả đúng vậy theo nghiên cứu ở các nước phát triển và các nước đang phát triển trên thế giới thì phát hiện có các rối loạn tâm thần ở 80 - 100% các trường hợp chết do tự sát. Người ta ước lượng rằng nguy cơ tự sát trong cuộc đời của những người có rối loạn cảm xúc (chủ yếu là trầm cảm) là 6 - 15%; với người nghiện rượu là 7 - 15%; và với tâm thần phân liệt là 4 - 10%.
Đối với các trường hợp rối loạn cảm xúc thì tất cả các thể của rối loạn cảm xúc đều liên quan với tự sát. Các rối loạn này bao gồm rối loạn cảm xúc lưỡng cực, giai đoạn trầm cảm, rối loạn trầm cảm tái diễn và các rối loạn khí sắc dai dẳng khác (khí sắc chu kỳ và loạn khí sắc), những rối loạn này được xếp loại trong ICD - 10 từ F.31 - F.34. Và nếu những trường hợp trầm cảm này không được nhận biết và điều trị một cách hớp lý thì có thể dẫn đến tự sát.
Ngoài ra những người bị rối loạn nhân cách cũng có nguy cơ tự sát cao. Theo các nghiên cứu gần đây ở người trẻ tuổi tự sát cho thấy có tỷ lệ cao của rối loạn nhân cách (20 - 50%). Những rối loạn nhân cách liên quan nhiều đến tự sát là nhân cách ranh giới và rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Bên cạnh đó, rối loạn nhân cách kiểu nghệ sĩ, tự yêu mình và những nét tâm lý đặc biệt như xung đột, gây gổ, ... cũng có liên quan tới tự sát.
Không những thế rối loạn lo âu cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thanh niên tự sát. Trong đó rối loạn hoảng sợ liên quan nhiều nhất tới hiện tượng này. Theo sau là rối loạn ám ảnh nghi thức (OCD). Rối loạn dạng cơ thể và rối loạn ăn uống (chán ăn tâm thần) cũng liên quan với hành vi tự sát.
Mặt khác những bệnh mang tính nan y, nguy hiểm như HIV, ung thư có thể làm cho người thanh niên bị shock, tuyệt vọng và dẫn đến tự sát sau khi được chẩn đoán. Ngoài ra các bệnh mãn tính cũng góp phần cho hiện tượng này của thanh niên. Vì trong một thời gian dài chịu đau đớn, mệt mõi vì phải đấu tranh với bệnh tật thanh niên dễ có xu hướng buôn xuôi, tuyệt vọng và cuối cùng là muốn tự sát. Và khi nói đến những bệnh này ta không thể không nhắc đến một chứng bệnh có nguy cơ tự sát cao là bệnh thần kinh. Bệnh nhân bị bệnh này thường bị rối loạn hoạt năng và không kiểm soát được những hành vi của bản thân nên dễ dẫn đến tự sát. Theo các nguyên cứu gần đây thì các tổn thương cột sống và não bộ cũng làm tăng nguy cơ tự sát và những người khi sau khi bị đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ dẫn đến thương tổn phía sau, là nguyên nhân gây ra loạn hoạt năng và tật chứng cơ thể nặng nề. 19% các bệnh nhân đột quỵ này có trầm cảm và tự sát.
Ngoài ra các bệnh mãn tính khác như bệnh thận mãn tính, bệnh gan, bệnh xương khớp, bệnh tim mạch và rối loạn dạ dày ruột cũng có liên quan đến tự sát. Loạn hoạt năng trong vận động, mù và điếc cũng có thể dẫn đến tự sát.
Không chỉ những rối loạn về nhân cách hay thần kinh ở trên dẫn đến hiện tượng tự sát ở thanh niên mà tiền sử tự sát của thanh niên đó cũng ảnh hưởng đến hành vi tự sát. Theo nghiên cứu của các nhà xã hội học thì những người đã từng tự sát trước đây thì dễ tự sát khi gặp một biến cố không hay trong cuộc sống hơn là những người chưa có kinh nghiệm tự sát.
Không những thế, những chất kích thích như rượu, thuốc là, ma túy cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi tự sát ở thanh niên. Những thanh niên khi sử dụng những chất kích thích này trong một thời gian dài hoặc với liều lượng quá lớn thì hệ thống ức chế của thần kinh sẽ suy giảm rất nhiều nên sẽ không còn kiểm soát được bản thân nữa, dẫn đến các hành vi đáng tiếc trong đó có tự sát.
b) Nguyên nhân từ các hoạt động chủ đạo của lứa tuổi
Như đã nói trong phần đặc điểm tâm lý của lứa tuổi thanh niên ở trên thì ở lứa tuổi này có ba hoạt động chính là hoạt động học tập, hoạt động nghề nghiệp và hoạt động chính trị- xã hội. Và mỗi hoạt động này điều hàm chứa những mâu thuẫn và nguy cơ dẫn đến hiện tượng tự sát.
Nếu nói về hoạt động học tập thì đây là một hoạt động quan trọng và chủ yếu của cả giai đoạn đầu thanh niên lẫn giai đoạn sau thanh niên. Hoạt động học tập của lứa tuổi thanh niên mang tính chất độc lập, sáng tạo, tư duy trừu tượng… cao hơn các lứa tuổi trước rất nhiều. Chính vì thế mà việc học tập cũng tạo ra áp lực rất lớn cho người thanh niên. Ngoài ra hoạt đông học tập của lứa tuổi này còn có một bước ngoặc rất lớn là chuyển từ Phổ thông lên Cao đẳng, Đại học. Việc học ở cao đẳng, Đại học mang tính chất chuyên môn, sâu sắc rất cao. Hơn nữa người sinh viên không chỉ dừng lại ở việc học như một học sinh mà người sinh viên còn có nhiệm vụ mới trong học tập nữa đó là nghiên cứu. Chính bước chuyển đổi giữa hai yêu cầu, hai phương pháp học khác nhau trên đã tạo ra trong người thanh niên những mẫu thuẫn chẳn hạn như: Mâu thuẫn giữa nội dung học mới với phương pháp học cũ, mẫu thuẫn giữa mong muốn học tập, nghiên cứu sâu môn học mà mình yêu thích với yêu cầu phải thực hiện toàn bộ chương trình học theo thời gian biểu nhất định, hay là mâu thuẫn giữa lượng thông tin, kiến thức rất phong phú, đa dạng trong xã hội với khả năng và thời gian có hạn. Hoặc là mâu thuẫn giữa ước mơ, kỳ vọng của mình với khả năng, điều kiện để thực hiện ước mơ đó… Và nếu như người thanh niên không biết sử lý và giải tỏa một cách khéo léo thì những áp lực và mâu thuẫn này sẽ trở thành một gánh nặng rất lớn trong cuộc sống của người thanh niên. Khiến họ dễ chán nản, bi quan, bế tắc và tìm đến cái chết.
Ngoài hoạt động học thì hoạt động nghề nghiệp cũng là một hoạt động chính ở lứa tuổi này. Nghề nghiệp được định hướng ở giai đoạn đầu thanh niên và được hoàn chỉnh ở cuối giai đoạn. Trước cái “muôn hình vạn trạng” cũng như những nét hấp dẫn riêng của các nghành nghề, cộng với sự hiểu biết chưa đủ về bản thân đã khiến cho những người thanh niên rất khó khăn khi đưa ra quyết định chọn một nghề phù hợp nhất cho đời mình. Ông bà ta có câu nói rất hay “sinh nghề tử nghiệp”. Nên theo đó, chọn nghề lại càng là một chuyện hệ trọng đối với đời người. Hơn nữa áp lực và sự hối thúc của gia đình, xã hội đã làm tăng thêm áp lực trên người thanh niên. Và ta có thể dễ dàng bắt gặp những hiện tượng này ở những học sinh lớp 12 trong những ngày cuối của hạn nộp hồ sơ tuyển sinh Cao đẳng, Đại học. Nếu như ở giai đoạn đầu, người thanh niên phải đối diện với một khó khăn lớn là việc chọn nghề thì ở giai đoạn cuối, người thanh niên phải đối diện với một tình trạng mà xã hội bây giờ rất phổ biến đó là thất bại liên tục khi đi xin việc làm hay là bị sa thải, thất nghiệp. Nếu như người thanh niên không có những suy nghĩ tích cực, lạc quan và ý chí mạnh thì dễ dẫn đến chán nản, bi quan và tìm đến việc tự sát để giải quyết bế tắc này.
Ngoài ra hoạt động chính trị - xã hội cũng đã được định hình ở lứa tuổi thanh niên. Ở giai đoạn này, người thanh niên tham gia các hoạt động mang tính xã hội nhiều hơn và cũng chính vì thế mà những va chạm trái ý trong cuộc sống cũng diễn ra nhiều hơn, mức độ đánh giá của xã hội đối với người thanh niên cũng diễn ra mạnh hơn. Và nếu như một thanh niên thiếu niềm tin, ý chí lại sống và làm việc trong một môi trường khắc khe, xét đoán, phê phán mạnh thì người thanh niên đó dễ có xu hướng tự ti, chán nản, tuyệt vọng dẫn đến nguy cơ tự sát.
c) Những nguyên nhân từ những đặc điểm tâm lý của lứa tuổi
Trước tiên là nhận thức của người thanh niên, đặc biệt là ở giai đoạn sinh viên đã hoàn thiện. Hoạt động nhận thức bây giờ đã trở thành một hoạt động trí tuệ thực sự. Không những thế, động cơ học tập của người thanh niên lúc này chủ yếu là động cơ bên trong tức là động cơ mong muốn lĩnh hội tri thức. Nên người thanh niên thường có xu hướng ít thỏa mãn với vốn hiểu biết hiện có để đi tìm kiếm, đào sâu thêm thật nhiều kiến thức. Đây là một điểm tốt nhưng đồng thời chính nó cũng tạo ra mâu thuẩn trong người thanh niên. Mâu thuẫn này chính là cái hạn chế của thời gian, sức khỏe, khả năng của bản thân với nhu cầu hiểu biết vô tận trên. Nếu người thanh niên không biết điều chỉnh thì sẽ dần đến thái độ tự ti, tự chê trách bản thân, mặc cảm và nếu lâu ngày sẽ trở thành bế tắc.
Ngoài ra, ở lứa tuổi thanh niên một số phẩm chất nhân cách như sự tự ý thức, tự đánh giá, tự trọng phát triển rất mạnh mẽ. Đây là những nền tảng quan trọng cho việc tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân ở người thanh niên. Tuy nhiên nếu không được định hướng và giáo dục đúng thì sự phát triển của các phẩm chất trên cũng tạo ra những nguy cơ cho việc tự sát. Ví dụ như nếu không được định hướng đúng đắn về các giá trị của một con người thì người thanh niên có thể dễ tự ti mặt cảm về hoàn cảnh xuất thân không tốt, về sự khiếm khuyết hay là không đẹp của cơ thể hoặc là những hạn chế về năng lực của bản thân. Vào thứ hai, ngày 18 tháng năm vừa rồi, theo thông tin từ Healthday News viết về một cuộc nghiên cứu của Hoa Kỳ thì những thanh niên quá cân, hoặc là những thanh niên mà họ tin là họ bị quá cân, thì sẽ có ý nghĩ tự sát nhiều hơn so với những thanh niên bình thường.
Bên cạnh đó, sự phát triển về định hướng giá trị cũng là một trong những nét tâm lý nội trội của lứa tuổi thanh niên. Ở giai đoạn này, người thanh niên đã có thể hoạch định cho mình những mục đích, mục tiêu, những công việc, kế hoạch cần thực hiện trong tương lai. Đây chính là cơ sở giúp việc “vào đời” của người thanh niên diễn ra thuận lợi và có định hướng hơn. Tuy nhiên, cuộc sống thì “muôn hình vạn trạng”, “thiên biến vạn hóa” nên sẽ có rất nhiều việc, sự kiện diễn ra không đúng theo dự định, kế hoạch vạch ra của người thanh niên. Ví dụ như một thanh niên rất yêu mỹ thuật, hội họa và anh ta ước mơ sau này mình sẽ trở thành một họa sĩ chân chính với nhiều tác phẩm để đời. Nhưng khổ nổi gia đình anh ta lại theo nghiệp kinh doanh và không những thế cha anh ta còn có một tập đoàn rất lớn. Nên gia đình rất mong muốn và tạo nhiều áp lực để cho người con duy nhất của mình nối nghiệp kinh doanh để duy trì tập đoàn của gia đình. Trước sự mong chờ của cha mẹ, anh ta đành gác ước mơ của mình qua một bên để dẫn thân vào thương trường sặt mùi tiền và máu, nơi mà anh ta không yêu thích chút nào thậm chí còn ghê sợ nữa là đằng khác. Ngày qua ngày anh ta vẫn cố gắng để lao kinh doanh để làm vui lòng bố mẹ. Nhưng rồi cái gì đến thì cũng đến, một ngày kia trước sự mệt mỏi và áp lực của thương trường, cùng với những hình ảnh của những bức tranh kiệt tác mà anh ấp ủ ngày nào vọng về trong tâm trí. Mâu thuẫn giữa hiện thực và ước mơ bùng cháy trong anh. Nhưng anh không thể làm gì khác trước sự mong đợi quá lớn của cha mẹ. Một áp lực quá lớn bao phủ và đè lên anh. Và thế rồi anh tìm đến cái chết với một liều thuốc ngủ cực mạnh.
Không những thế, một nét tâm lý khác cũng góp phần tạo ra những nguyên nhân cho việc tự sát ở lứa tuổi thanh niên nữa là sự phát triển của đời sống cảm xúc và tình cảm của người thanh niên. Ở giai đoạn đầu thanh niên, sự phát triển này diễn ra theo hướng độc lập và tự chủ. Nghĩa là những thanh niên trong giai đoạn này có xu hướng muốn tách ra khỏi những ràng buộc hiện tại như gia đình, kỉ luật của nhà trường để tự khẳng định cái tôi nhân vị. Chính vì thế mà nếu như gia đình hoặc thầy cô cứ có thái độ quan tâm, chăm sóc, kiểm soát quá mức thì các em có thể dẫn đến hiện tượng là “phá rào” hay “bùng nổ”. Và nếu như không được điều chỉnh hoặc đối xử một cách hợp lý, các em có thể thực hiện một số hành động để thoát khỏi sự kiểm soát đó, trong đó có tự sát. Ngoài ra, sự phát triển này còn dẫn đến sự hình thành một tình cảm rất đặc trưng ở lứa tuổi này là tình yêu nam nữ. Đây là một sự phát triển tâm sinh lý bình thường và tự nhiên của người thanh niên. Mặt khác những cảm xúc, tình cảm của người thanh niên thường rất mãnh liệt, nồng cháy. Nên chính vì thế mà khi bị ngăn cấm bởi gia đình, xã hội hoặc là bị đối phương khước từ hay là bỏ rơi cũng khiến cho người thanh niên dễ tìm đến cái chết để giải tỏa nỗi buồn, niềm thất vọng. Và có lẽ nguyên nhân này là nguyên nhân khá phố biển ở nước Việt Nam chúng ta. Bên cạnh đó, còn có một nguyên nhân khá phổ biến bắt nguồn từ tình yêu nam nữ này nữa là có thai ngoài ý muốn. Khi có thai, thiếu nữ thường rất lo lăng và sợ hãi trước định kiến của gia đình, bạn bè, xã hội cũng như sự bỏ rời của bạn tình. Nên tìm đến cái chết để có thể nhanh chóng thoát khỏi nỗi sợ hãi đó.
Nói chung lại, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thanh niên chán nản, thất vọng rồi tuyệt vọng và cuối cùng là tìm đến cái chết như: áp lực của việc học tập, gia đình, xã hội, tình yêu tan vỡ, bị người thân xa lánh, bỏ rơi, thất bại trong cuộc sống hay là gặp các rối loạn về tâm sinh lý…Nhưng thông thường thì không phải thanh niên tự tìm đến cái chết chỉ vì một nguyên nhân nhất định nào đó, mà là sự cộng hưởng của nhiều nguyên nhân.
III) Hậu quả của việc tự sát ở thanh niên
1) Đối với bản thân
Một hậu quả to lớn và rõ ràng mà ta có thể thấy được từ việc tự sát đó chính là làm mất đi cái quý giá nhất của con người: MẠNG SỐNG. Và nếu như người thanh niên tự sát không thành thì chắc chắn cũng để lại nhiều di chứng nặng nề về sinh lý cũng như tâm lý cho bản thân. Ví dụ như một người dùng thuốc độc hoặc thuốc quá liều để tự sát thì dù có được cứu chữ kịp thời cũng có nguy cơ rất lớn là bị tổn thương các bộ phận của cơ thể đặc biệt là hệ thần kinh. Hoặc nếu như người nhảy lầu để tự sát mà may mắn không chết thì có thể bị tàn tật có khi tàn phế, bại liệt suốt đời. Đó là chưa kể các rối loạn về tâm lý như tự ty, tự kỷ, rối loạn nhân cách và cũng như đã nói ở phần nguyên nhân phía trên thì những người này có nguy cơ tiếp tục tự sát trong những lần tiếp theo.
2) Đối với gia đình
Dẫu nói sao đi nữa, thì “một giọt máu đào hơn ao nước lã” nên sự ra đi một cách không chính đáng của một thành viên nào đó cũng sẽ để lại một vết thương rất khó chữa và lâu lành trong lòng của những thành viên khác. Hơn nữa sự đau đớn đó sẽ tăng lên gấp nhiều lần nếu như người thanh niên đó tự sát vì nguyên nhân nào đó bắt nguồn từ gia đình.
3) Đối với xã hội
Bởi lẽ thanh niên là tầng lớp trụ cột của xã hội nên nếu như người thanh niên nào cũng chạy theo trào lưu tự sát thì không biết xã hội con người sẽ đi về đâu? Và chắc chắn là sẽ đi đến diệt vong vì khi những người trưởng thành, những người gia đi theo quy luật của thời gian, của đời người thì lấy ai mà kế tục? Lấy ai mà sản xuất? Mặt khác, những người tự sát không thành sẽ trở thành một gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới WTO thì hậu quả nặng nề của tự sát có thể ước lượng dưới dạng DALYs (những năm tháng người bệnh sống bị loạn hoạt năng). Theo chỉ số này, vào năm 1998 tự sát là nguyên nhân của 1,8% tổng chi phí cho bệnh tật trên toàn thế giới, dao động giữa 2,3% ở các nước thu nhập cao và 1,7% ở các nước thu nhập thấp. Điều này ngang với gánh nặng chiến tranh và tội phạm giết người, gấp hai lần gánh nặng chi phí cho bệnh đái tháo, và ngang với hậu quả của ngạt và chấn thương lúc đẻ.
IV) Một số dấu hiệu để nhận biết người thanh niên có nguy cơ tự sát
Bất cứ thay đổi đột ngột nghiêm trọng nào ảnh hưởng đến kết quả học tập, sự có mặt ở trên lớp, kết quả công việc cũng như hành vi của người thanh niên đều phải được xem xét một cách nghiêm túc và những thay đổi đó cụ thể như sau:
- Thay đổi cách ăn uống và ngủ nghỉ.
- Trốn tránh bạn bè, gia đình, và những bỏ những thói quen thường nhật.
- Có hành động vũ phu, cục cằn, hoặc bỏ chạy khỏi nhà.
- Hút thuốc, uống rượu quá nhiều hay là lạm dụng ma tuý (kể cả cần sa).
- Cẩu thả trong cách ăn mặc
- Thay đổi cá tính một cách đặc biệt.
- Thường xuyên tỏ ra chán nản, không tập trung được việc gì, hay từ chối đi học, đi làm hay là đi chơi với gia đình hoặc bạn bè.
- Hay phàn nàn về những đau đớn thể xác, thường liên hệ đến sự xúc động, như đau bụng, nhức đầu, mệt mỏi quá…
- Mất hứng thú về những thú vui cá nhân như chơi "games", xem phim.
- Không chịu đựng nổi những lời khen tặng hay chê bai bình thường.
- Hay phàn nàn mình là một người xấu và cảm thấy như mình như đang tự hủy hoại chính mình.
- Thỉnh thoảng nói rằng: "Con sẽ không còn làm phiền ai nữa đâu." Hay là "Chả có gì quan trọng cả!", "Thôi, mọi việc đều vô ích thôi!", hoặc "Con chả còn gặp ai nữa đâu mà nói...", "Con sẽ chết cho mà xem !"…
- Sắp xếp mọi vật dụng cá nhân theo thứ tự, và nói sẽ cho người này món này, người khác món kia, tự nhiên dọn dẹp phòng ốc sạch sẽ lại, hoặc vứt bỏ một số đồ vật.
- Tự nhiên nổi hứng cười đùa sau khi đã cảm thấy mệt mỏi hoặc là hay mê sản những điều không tốt…
V) Một số phương pháp phòng chống hiện tượng tự sát ở tuổi thanh niên
1) Một số biện pháp phòng ngừa hiện tượng tự sát
Ông bà ta thường nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và đặt biệt đối với hành vi tự sát thì câu nói này càng hợp lý và đúng đắn hơn. Bởi vì không giống như những căn bệnh khác, hành vi tự sát khi đã diễn ra thì mọi việc đã quá muộn. Chính vì thế mà chúng ta phải rất tích cực trong việc ngăn ngừa các hiện tượng này xảy ra ở thanh niên. Mặt khác, ông cha ta cũng có câu “muốn tháo chuông thì phải tìm người buộc chuông.” Nên để có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu trong việc ngăn ngừa hiện tượng tự sát ở thanh niên thì ta phải khởi sự từ những nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Bởi lẽ thế mà các biện pháp phòng ngừa được phân chia tương ứng như sau
a) Đối với gia đình
Các thành viên trong gia đình, nhất là cha mẹ phải luôn tạo không khí hòa thuận, thỏa mái, vui tươi cho ngôi nhà của mình và hạn chế tối đa những cải vả, tranh chấp, bất hòa trong gia đình. Ngoài ra, cha mẹ phải ý thức được rằng, con của mình bây giờ không còn và không muốn bị cha mẹ xem là những đứa trẻ thơ nữa. Mà chúng bây giờ đã bắt đầu là những người lớn thật thụ. Nhờ đó cha mẹ có thái độ và cách cư xử thích hợp đối với đặc điểm của con cái. Đó là sự tôn trọng tính tự quyết, tính tự do và độc lập trong suy nghĩ và hành động của con. Tuy nhiên không phải nói như thế nghĩa là cha mẹ thờ ơ, không quan tâm gì đến con cái, chúng nó muốn làm sao thì làm mà mỗi người cha người mẹ lúc này phải là những người bạn lớn cùng đồng hành và làm điểm tựa để con cái bước vào đời. Có nghĩa là cha mẹ không chi phối, quyết định hoàn toàn cuộc sống của con, chăm lo cho con từng ly từng tý nhưng phải luôn dõi theo từng bước đi của con để có thể hỗ trợ kịp thời như điều chỉnh, cho lời khuyên, lời động viên…Ngoài ra, cha mẹ không nên áp đặt suy nghĩ của mình lên con cái mà phải thấu cảm và đồng cảm với con để tránh đặt lên vai con những áp lực quá lớn. Bên cạnh đó, sự quan tâm, động viên, nâng đỡ của các thành viên trong gia đình như anh, chị, em, ông, bà…cũng là một cách thức tốt để ngăn ngừa hiện tượng tự sát ở lứa tuổi thanh niên.

b) Đối với xã hội và nhà trường
Các trào lưu xấu như tự sát tập thể, tìm niềm vui trong tự sát…là kết quả tất yếu của sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. Nên chúng ta không thể phủ nhận sự tồn tại của những yếu tố tiêu cực này. Tuy nhiên xã hội, đặc biệt là các chính phủ của các quốc gia phải góp phần ngăn chặn sự phát tán của những trào lưu tai hai này có thể là bằng cách kiểm tra và sự phạt nghiêm minh những trang wed, những giáo phái, cá nhân khơi gợi, dụ dỗ các thanh niên tự sát. Đồng thời cũng nên tạo môi trường lành mạnh cho các thanh niên sinh hoạt, khẳng định bản thân như các club hội nhóm, công việc ổn định… Không những thế, sự quan tâm, chia sẽ của những người xung quanh đặc biệt là bạn bè cũng là một phương thế hữu hiệu để ngăn chặn hiện tượng này.
Còn về phía nhà trường thì tránh tình trạng chạy theo “bệnh thành tích” để nhồi nhét kiến thức và tạo áp lực lớn đối với học sinh – sinh viên. Bên cạnh các môn mang tính kiến thức thì nhà trường nên tổ chức các môn mang tính kĩ năng và nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp để giảm áp lực và căng thẳng trong việc học của học viên. Ngoài ra, nhà trường phải tổ chức các buỗi học, sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh cấp ba để các em có thể lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp và đúng đắng. Không những thế, các giáo viên phải luôn ý thức vai trò và tác phong sư phạm của mình để tránh những hành động gây áp lực, xấu hổ, bế tắc cho các em như : chê bai, coi thường, la mắng, hăm dọa, bạo lực…Mà phải luôn tạo không khí thỏa mái, thân thiện trong học tập cho học viên.
c) Đối với bản thân
Điều cốt yếu nhất mà bản thân thanh niên phải làm để phòng chống hiện tượng chán nản, tuyệt vọng dẫn đến tự sát cho bản thân là xác định cho mình một mục tiêu, một lý tưởng sống thực đúng. Và để thực hiện được điều này thì người thanh niên phải tích cực, chăm chỉ hoạt tập để trau dồi kiến thức và kĩ năng học tập, kĩ năng sống…nhờ đó mà hoàn thiện nhân cách.
Ngoài ra, mỗi thanh niên phải tự hoạch định cho mình một chương trình, một kế hoạch sống, học tập và làm việc thật cụ thể và hợp nhằm tránh tình trạng “nhàm cư vi bất thiện” hoặc là quá sức dẫn đến tự ti, bi quan.
Không những thế, người thanh niên còn phải thường xuyên tham gia các hoạt động, các đoàn thể lành mạnh do nhà trường hoặc xã hội tổ chức như: mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện, các chuyến công tác xã hội…để trau dồi cho mình những trải nghiệm thực tế, những lý tưởng cao đẹp và lòng yêu cuộc sống hơn. Ví dụ như những thanh niên bị thất bại trong tình yêu thường chuyển sự tập trung của mình vào công việc học tập, nghề nghiệp, gia đình cũng như các hoạt động khác. Và nhờ thế mà họ không bi quan, chán nản mà dần dần tìm lại được sự thăng bằng, sự chính chắn và vững tin hơn trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, người thanh niên cũng nên nói chuyện, trao đổi thường xuyên với bạn bè, thầy cô, anh chị em, ba mẹ để có thể giải tỏa những dồn nén trong lòng đồng thời tìm được sự chia sẻ, cảm thông từ những người khác qua đó có thêm những định hướng và động lực để đối mặt với những khó khăn, trắc trở mà cuộc sống mang lại.
2) Một số biện pháp ngăn chặn hành vi tự sát ở thanh niên
Phần trên là những giải pháp để phòng chống nghĩa là ngăn ngừa hành vi tự sát ở những thanh niên chưa có ý định tự sát. Tuy nhiên, trong cuộc sống thì chúng ta thấy những biện pháp trên không có hữu hiệu hoặc là một số thanh niên không được áp dụng các biện pháp đó. Nên cũng có nhiều thanh niên có ý định tự sát và thực hiện hành vi tự sát. Vậy ở những trường hợp này ta phải làm sao?
Đối với người đang thực hiện hành vi tự sát thì đương nhiên điều đầu tiên mà chúng ta cần phải làm là dung hết sức để ngăn chặn hành vi đó. Và nếu như hành vi tự sát đã diễn ra thì nhanh chóng sơ cứu và đưa đến bệnh viện để người thanh niên được cấp cứu và điều trị kịp thời. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tức thời, nếu muốn ngăn chặn lâu dài thì chúng ta những người bên cạnh của khổ chủ là cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô… phải thực hiện những liệu pháp tâm lý (trừ những bệnh nhân mắc bệnh thần kinh thì liệu pháp tâm lý không có tác dụng nhiều trong việc này). Và liệu pháp này cũng có thể áp dụng với những thanh niên mới được phát hiện ý hướng tự sát qua việc theo dõi, đánh giá bằng những dấu hiệu như đã nói ở phần trên của chúng ta.
Theo quan niệm trước đây thì việc nói chuyện hay trao đổi về hành vi tự sát thì sẽ tạo kích thích hơn cho người thanh niên thực hiện hành động tự sát. Tuy nhiên theo nghiên cứu trong những năm gần đây, thì việc nói chuyện, trao đổi về tự sát sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy bớt lo lắng và căng thẳng hơn, nhờ đó có thể giúp bênh nhân giải tỏa để tìm lại sự thăng bằng trong cuộc sống.
Tuy nhiên phải nói chuyện và trao đổi như thế nào để đem lại hiệu quả tích cực mà không khoét sâu nổi đau của bệnh nhân quả là một vấn đề khó. Đối với những người có xu hướng tự sát thì trao đổi bằng cách dẫn dắt vào chủ đề từng nấc một sẽ có hiệu quả hơn. Ví dụ như ta nên dùng các câu hỏi sau để tiếp cận và tìm sự đồng cảm với bệnh nhân. Qua đó giúp bệnh nhân giải tỏa phần nào gánh nặng đang chồng chất trong tâm hồn. Có phải bạn đang có cảm giác không hạnh phúc và thiếu sự giúp đỡ ?; Có phải bạn có cảm giác tuyệt vọng?; Có phải bạn có cảm giác không thể đối phó được với cuộc sống mỗi ngày?; Bạn có cảm thấy cuộc sống là gánh nặng?; Bạn có cảm thấy cuộc sống là không có giá trị?; Bạn có cảm thấy muốn thực hiện tự sát?... Sau khi đã tiếp cận và có được sự đồng cảm với bênh nhân thì chúng ta cũng nên tìm hiểu thêm về cách thức và kế hoạch tự sát của người thanh niên. Vì biết những điều này sẽ giúp ta dễ giám sát và ngăn chặn hơn. Chúng ta có thể tìm hiểu những vấn đề này bằng những câu hỏi sau: Phải chăng bạn đã xây dựng một kế hoạch để kết thúc cuộc sống của mình?; Bạn dự định thực hiện việc đó như thế nào?; Bạn đã có được phương tiện (thuốc/súng/phương tiện khác) chưa?; Bạn đã cân nhắc khi nào thực hiện nó chưa?
Điểm lưu ý cho quá trình tiếp cận, đồng cảm và giúp cho người bệnh xả bỏ với những câu hỏi và trò chuyện này là những câu hỏi phải không quá khắt khe hay bắt buộc, nhưng phải được hỏi trong sự thân mật và thể hiện sự thấu cảm của chúng ta với bệnh nhân.
Sau khi đã thực hiện những việc trên, chúng ta sẽ từng bước phân tích để giúp người thanh niên nhận ra ý nghĩa, tầm quan trọng của bản chính bản thân người đó và cuộc sống muôn màu xinh đẹp này nữa. Bên cạnh đó, một việc đơn giản thôi là không để những dụng cụ có thể sử dụng vào việc tự sát gần bệnh nhân cũng góp phần hạn chế cho người thanh niên tìm đến cái chết.
Bên cạnh những việc nên ở trên, ta cũng lưu ý không nên làm những việc sau đối với các thanh niên tự sát và có ý định tự sát. Đầu tiên là chủ quan trước sự chuyển biến từ lo lắng, sợ hãi qua bình tĩnh của thanh niên. Vì có thể lúc này người thanh niên đã quyết định và chọn lựa được cách thức tự sát. Tiếp theo là không nên từ chối nói chuyện tự sát với họ. Ngoài ra ta không được có thái độ diễu cợt, bông đùa hay phản đối gay gắt. Và đặt biệt là không nên tỏ vẻ thông cảm giả dối cũng như lên giọng kẻ cả, dạy đời người thanh niên. Ngoài ra ta cũng không nên bỏ rơi người đó sau cơn khủng hoảng vì để lấy lại được thăng bằng trong cuộc sống người đó phải cần đến sự quan tâm, nâng đỡ của chúng ta trong một thời gian rất dài.

KẾT LUẬN

Tóm lại, tự sát là một hiện tượng ngày càng phổ biến và lan rộng trong lứa tuổi thanh niên ở khắp nơi trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Và có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng này. Trong đó có những nguyên nhân chính là do áp lực quá lớn từ gia đình và cuộc sống, tự ti về bản thâ
Về Đầu Trang Go down
 
HIỆN TƯỢNG TỰ SÁT Ở TUỔI THANH NIÊN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hiện tượng tự tử ở thanh niên
» MỘT SỐ NÉT TÂM LÝ ĐẶC TRƯNG CỦA TUỔI THANH NIÊN
» SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở LỨA TUỔI NHI ĐỒNG ( 6- 12 tuổi )
» HIỆN TƯỢNG RẠCH TAY- HÀNH XÁC
» Hiện tượng giải trừ và phục hồi tự phát

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học phát triển-
Chuyển đến