NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 CÁC THÀNH TỐ CẤU TRÚC CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC THÀNH TỐ

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

CÁC THÀNH TỐ CẤU TRÚC CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC THÀNH TỐ Empty
Bài gửiTiêu đề: CÁC THÀNH TỐ CẤU TRÚC CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC THÀNH TỐ   CÁC THÀNH TỐ CẤU TRÚC CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC THÀNH TỐ Icon_minitimeFri Mar 12, 2010 3:41 am

CÁC THÀNH TỐ CẤU TRÚC CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC THÀNH TỐ



- Nguyễn Ngọc Duy -

Từ xưa đến nay, việc dạy học là một vấn đề khó khăn như thế nào thì việc giáo dục nên những nhân cách hoàn thiện cho xã hội lại càng phức tạp và gian khổ hơn chừng nấy đối với những nhà giáo dục có tâm với trẻ và xã hội. Và để hoạt động giáo dục bớt đi sự gian khổ thì ắt hẳng chúng ta phải biết hoạt động này được cấu thành từ các nhân tố nào và mối quan hệ giữa chúng ra sao? Có như thế ta mới có thể dễ dàng tổ chức, điều khiển và đem lại kết quả giáo dục cao được.

I. Các thành tố cấu trúc của hoạt động giáo dục

Hoạt động giáo dục xét theo nghĩa rộng cũng như nghĩa hẹp điều có là các hệ thống và được cấu thành từ các thành tố sau

1. Nhà giáo dục:

Là chủ thể đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động giáo dục. Hay nói cụ thể hơn nhà giáo dục là người điều khiển, điều chỉnh, định hướng và giúp đỡ người được giáo dục trong hoạt động giáo dục. Ví dụ như để giáo dục cho học sinh lòng yêu thiêng nhiên thì người giáo viên phải xác định được mình phải làm gì để giáo dục cho các em, hay nói cách khác là phải có định hướng. Và việc giáo dục không dừng lại ở việc có ý tưởng, có suy nghĩ. Vì nếu như người giáo viên có ý tưởng hay đến đâu, hiệu quả đến đâu mà không biết tổ chức nó thành những hoạt động thực tiễn để từng bước điều khiển sự hình thành ý thức, hành động và thói quen của học viên thì mãi mãi những ý tưởng đó chỉ nằm trong đầu giáo viên và nó không tác động gì đến học sinh. Không những thế, để có được lòng yêu thiêng nhiên học sinh phải trãi qua một quá trình dài từ nhận thức, thái độ đến hành vi, thói quen. Và hơn nữa có những học viên không có lòng yêu thiêng nhiên từ trước, nên việc đồng hành nâng đỡ và điều chỉnh của nhà giáo dục là điều rất quan trọng để các học viên có thể hình thành lòng yêu thiêng nhiên.

2. Người được giáo dục:

Vừa là chủ thể vừa là khách thể đóng vai trò chủ động trong hoạt động giáo dục. Điều này có thể được hiểu là người được giáo cụ vừa đóng lai trò là người được giáo dục vừa đóng vai trò là chủ thể tự giáo dục. Và chính điều này làm cho người được giáo dục đóng vai trò chủ động. Và chính vì thế mà ta có thể lý giải cho việc cũng một nhà giáo dục, cùng một môi trường giáo dục mà kết quả lại là nhiều nhân cách khác nhau. Ví dụ như học sinh của một lớp 9 được giáo dục về thái độ đối với ma túy, cùng được tham gia, được hướng dẫn như nhau. Nhưng sau giờ giáo dục đó, mỗi học sinh sẽ có những thái độ khác nhau hoặc là có cùng một thái độ nhưng ở những mức khác nhau như: sợ hãi, cực kỳ sợ hãi, bình thường, căm ghét...Và điều này là do tính chủ thể của mỗi học sinh, trong giờ giáo dục đó tuy theo tư chất, vốn sống hay sự chủ động, tích cực làm theo hướng dẫn của nhà giáo dục mà các em sẽ hình thành những thái độ khác nhau. Chính vì thế mà một nhà giáo dục tốt là người biết gợi lên tính chủ động tích cực của người được giáo dục là vậy.

3. Mục đích, nhiệm vụ giáo dục:

Mục đích giáo dục là mẫu nhân cách con người mà giáo dục cần đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong từng giai đoạn phát triển của xã hội. Ví dụ như trong thời phong kiến thì mẫu nhân cách mà giáo dục cần phải đào tạo là mẫu người quân tử có các mặt như: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín và phải trung quân, ái quốc. Còn trong xã hội Xã hội chủ nghĩa thì mẫu nhân cách cần được đào tạo lại có phần mang tính chất khác. Đó là một người nhân đức toàn tài biểu hiện qua các mặt như: nắm được các tiến bộ khoa học kĩ thuật của nhân loại, và bây giờ không còn “trung quân” nữa nhưng là trung với Đảng, yêu thương mọi người...

4. Nội dung giáo dục:

Là hệ thống những kinh nghiệm xã hội được chọn lọc trong kho tàng kinh nghiệm của nhân loại, tạo nên nội dung hoạt động thống nhất cho nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm đạt được mục đích giáo dục nhất định. Ví dụ ta xét việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh chẳng hạn. Thì nội dung của hoạt động này là lòng yêu nước, đây là một kinh nghiệm không phải nằm trong thế giới tự nhiên mà nằm trong xã hội được hình thành trong quá suốt chiều dài lịch sử của bất cứ dân tộc nào trên thế giới. Và để đạt được mục đích là hình thành lòng yêu nước cho người được giáo dục thì nhà giáo dục cũng như người được giáo dục phải hoạt động với nội dung này trong suốt quá trình giáo dục. Vì thế mà không có một nhà giáo dục nào lại có thể nói “tôi giáo dục lòng yêu thương động vật để nhằm hình thành lòng thương người cho học viên” được. Hay ngược lại, trong khi nhà giáo dục tổ chức giáo dục cho học viên lòng yêu người thì học viên chỉ mãi mê chủ động rèn luyện lòng yêu động vật và sau đó lại có thể hình thành lòng yêu người được.

5. Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục:

Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục là cách thức, phương tiện, hình thức hoạt động của nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm thực hiện những nhiệm vụ giáo dục và đạt tới mục đích giáo dục đã định. Ví dụ như việc giáo dục cho học sinh có tính tiết kiệm thì nhà giáo dục hay cụ thể ở đây là giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện khác nhau như: tổ chức phong trào “kế hoạch nhỏ”, thu gom giấy vụn, các buỗi nói chuyện tuyên truyền...Và đơn cử việc tổ chức một buỗi nói chuyện chuyên đề để khởi làm hình thành tính tiết kiệm của học sinh thôi thì ta đã thấy có nhiều phương pháp có thể sử dụng được như: thuyết trình, thảo luận nhóm, động não, sắm vai...Cũng như người giáo viên sử dụng rất nhiều phương tiện như: máy chiếu, hình ảnh trực quan, giấy, bút...

6. Kết quả giáo dục:

Bất cứ hoạt động nào cũng có kết quả tương ứng và hoạt động giáo dục cũng không ngoại lệ. Vậy kết quả giáo dục là kết quả tổng hợp của toàn bộ hoạt động giáo dục nhưng thể hiện tập trung nhất ở mức độ phát triển nhân cách của con người được giáo dục sau mỗi hoạt động giáo dục nhất định. Ví dụ như sau khi được giáo dục về tính khiêm tốn thì người học viên nhận thức được tính khiêm tốn, có thái độ đúng đắn với tính khiêm tốn và hơn nữa là có cách sống khiêm tốn hơn so với trước khi được giáo dục. Tuy mức độ đạt được ở mỗi học viên là khác nhau nhưng đó vẫn là kết quả của hoạt động giáo dục tính khiêm tốn mà nhà giáo dục và người được giáo dục đã cùng nhau thực hiện.

II. Mối quan hệ giữa các thành tố

Tuy hoạt động giáo dục có sáu thành tố như trên nhưng nó không phải là một hoạt động bao gồm những yếu tố riêng biệt. Mà sáu thành tố trên lại tác động qua lại và quan hệ với nhau để tạo thành một chỉnh thể thống nhất là hoạt động giáo dục. Và ta có thể thấy dễ dàng mối quan hệ đó khi tách từng yếu tố ra và phân tích mối quan hệ của nó với các yếu tố còn lại

1. Mối quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục:

Đây là mối quan hệ mật thiết song song tồn tại trong hoạt động giáo dục. Không có yếu tố này thì không có yếu tố kia. Điều nay cũng dễ hiểu nếu không có người được giáo dục thì nhà giáo dục lấy ai mà giáo dục. Mà nếu không có nhà giáo dục thì người được giáo dục cũng không có ai giáo dục. Vậy thì hoạt động giáo dục có còn nữa chăng? Mặt khác, trong quá trình giáo dục nhà giáo dục phải tùy vào đặc điểm của từng người được giáo dục mà đưa ra những cách thức, nội dung giáo dục khác nhau. Ngược lại, người được giáo dục thì tiếp thu và làm theo hướng dẫn của nhà giáo dục. Tuy nhiên trong hoạt động giáo dục người được giáo dục còn có vai trò là phản hồi để nhà giáo dục có thể điều chỉnh lại phương thức, nội dung giáo dục sao cho phù hợp nhất. Vì vậy ta có thể nói giữa người giáo dục và người được giáo dục có quan hệ mật thiết, hổ tương cho nhau.

2. Mối quan hệ giữa mục đích, nhiệm vụ giáo dục với các thành tố khác

Mục đích, nhiệm vụ là nhân tố hàng đầu trong việc định hướng cho sự vận động và phát triển của toàn bộ hoạt động giáo dục. Ta có thể thấy tùy theo từng mục đích, nhiệm vụ giáo dục mà nhà giáo dục hay người được giáo dục có những hoạt động sao cho thích hợp. Hay là việc chọn lựa nội dung giáo dục, phương tiện, phương pháp giáo dục cũng là dựa vào mục đích giáo dục. Và đặt biệt là tùy theo từng mục đích giáo dục mà xã hội sẽ có những sản phẩm giáo dục tương ứng. Tuy nhiên, các thành tố trên cũng có tác động ngược trở lại mục đích, nhiệm vụ giáo dục. Ví dụ như qua quá trình thực tiễn của hoạt động giáo dục, đặc biệt là kết quả giáo dục chúng ta có thể điều chỉnh, hoàn thiện mục đích và nhiệm vụ giáo dục hơn theo đúng với yêu cầu của thực tiễn xã hội.

3. Mối quan hệ giữa nội dung giáo dục với các thành tố khác:

Trước hết nội dung giáo dục được xây dựng tùy thuộc theo yêu cầu của mục đích giá dục và đặc điểm của nhà giáo dục cũng như người được giáo dục hay điều kiện phương tiện cơ sở vật chất cũng có ảnh hưởng. Ví dụ như với mục đích là giáo dục lòng yêu người cho học sinh thì người giáo viên không thể xây dựng nội dung là tình yêu thương động vật để giáo dục cho học sinh. Cũng như tùy từng lứa tuổi học sinh mà ta có thể xây dựng những nội dung khác nhau, ví dụ như với học sinh mầm non mà ta nói với trẻ là con phải vị tha, bao dung thì làm sao mà trẻ hiểu được. Mà ta chỉ có thể dừng lại ở mức độ là con đừng đánh bạn, con hãy cho bạn mượn đồ chơi.... Và ngoài ra, tuy theo đẳc điểm, năng lực của từng nhà giáo dục mà họ có thể xây dựng cho mình những nội dung phù hợp sao cho họ có thể truyền tải tốt nhất.

Sau nữa, tuy theo nội dung giáo dục mà nhà giáo dục có thể chọn lựa cho mình những phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức sao cho phù hợp. Ví dụ như giáo dục cho học sinh lòng yêu nước thì người giáo viên có thể tổ chức các chuyên tham quan, dã ngoại “về nguồn” hay đến các danh lam thắng cảnh, hoặc là tổ chức các buỗi nói chuyện, các cuộc thì về quê hương đất nước...Không những thế, tùy theo nội dung giáo dục đúng hay sai mà những kết quả giáo dục sẽ tốt hay xấu.

4. Mối quan hệ giữa phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức giáo dục với các thành tố khác

Ta có thể thấy dễ dàng phương pháp, phương tiện hay hình thức giáo dục phụ thuộc chặc chẽ vào mục đích, nội dung, sự chọn lựa của nhà giáo dục cũng như là đặc điểm của người giáo dục trong những phân tích ở trên. Và đến lược mình, phương pháp, hình thức phương tiện cũng tác động ngược trở lại các yếu tố khác. Nếu như phương tiện tốt, phù hợp thì sẽ thúc đẩy hoạt động giáo dục diễn ra tốt hơn. Hay nói cụ thể là sẽ giúp cho mục đích, kết quả giáo dục dễ đạt được hơn, giúp cho nội dung giáo dục dễ thực hiện hơn và cả quá trình giáo dục của nhà giáo dục lẫn người được giáo dục cũng diễn ra thuận lợi hơn. Còn nếu như phương tiện, phương pháp không tối ưu, không phù hợp thì hoạt động giáo dục sẽ diễn ra không thuận lợi.

5. Mối quan hệ giữa kết quả giáo dục với các thành tố khác

Qua các phân tích ở trên ta có thể thấy cả năm yếu tố: mục đích, nhà giáo dục, người được giáo dục, nội dung và phương pháp, phương tiện giáo dục điều có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục. Các yếu tố trên tốt thì kết quả sẽ tốt và ngược lại. Tuy nhiên, kết quả giáo dục của một hoạt động giáo dục còn có vai trò rất quan trọng khác nữa là phản ảnh, là cơ sở để đánh giá hoạt động giáo dục. Giúp ta biết được hoạt động giáo dục đó đã tốt chưa. Hay nói cách khác, kết quả giáo dục giúp ta lượng giá, và điều chỉnh các thành tố khác sao cho phù hợp và hoàn thiện nhất. Ví dụ như sau khi tổ chức giáo dục cho học sinh về thái độ đúng đắn với người bị HIV mà các em còn có suy nghĩ sợ hãi, xa lánh, coi thường, mĩa mai, lên án người bị HIV thì chúng ta phải xem lại các thành tố trên đã được xã định và thực hiện đúng hay chưa để có thể gióa dục tình thần yêu thương, thông cảm và thân thiện của các em với các bệnh nhân bị HIV.

Tóm lại cả sáu thành tố cấu thành hoạt động giáo dục điều có mối quan hệ mật thiết và tác động biện chứng với nhau. Nên nhà giáo dục phải biết chú ý kết hợp đồng bộ cả sáu yếu tố đó để đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
Về Đầu Trang Go down
 
CÁC THÀNH TỐ CẤU TRÚC CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC THÀNH TỐ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (P2)
» Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (P1)
» HOẠT ĐỘNG ĐỒ VẬT CỦA TRẺ
»  Hoạt động dạy và hoạt động học
» Hoạt động học tập dưới góc độ tâm lý học

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Giáo dục học :: Tổ chức hoạt động giáo dục-
Chuyển đến