NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 GIÁO DỤC KI TÔ GIÁO

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

GIÁO DỤC KI TÔ GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: GIÁO DỤC KI TÔ GIÁO   GIÁO DỤC KI TÔ GIÁO Icon_minitimeFri Apr 09, 2010 4:44 am

GIÁO DỤC KI TÔ GIÁO

MỤC LỤC 1
NỘI DUNG CHÍNH 3
I. Đôi nét về ki tô giáo 3
1. Quan niệm triết học 3
a. Thế giới quan 3
b. Nhân sinh quan 3
II. Các giai đoạn phát triển của nền giáo dục Ki tô giáo 4
1. Từ Thế kỉ I - IV 4
a. Thời kì của Đức Ki tô Giêsu (năm 0 – năm 33) 4
b. Giáo hội sơ khai và các tông đồ 4
c. Hoàng đế La Mã Constantinus (275 – 337) 5
2. Thế kỉ V - XVI: “Đêm dài trung cổ” 5
a. Thế kỉ V – VIII: Cảm hóa « man dân” và sự ra đời của các dòng tu giáo dục 5
b. Hoàng đế Charlemagne (771 - 814) và Phong trào «Trí thức phục hưng » 6
c. Thế kỉ XIII - XVI: Thời phục hưng 7
3. Cuối Thế kỉ XVI cho đến nay 8
a. Cải cách dòng tu : 8
b. Công đồng Trento : 8
III. Mục đích giáo dục 9
1. Đào luyện những đức tính tự nhiên 9
2. Khai tâm cho biết những giá trị luân lý. 10
3. Biết nhận thức và yêu mến Thiên Chúa 10
IV. Nội dung giáo dục 10
1. Những giá trị làm người 10
2. Những giá trị tốt đẹp của xã hội 10
3. Những giá trị của Thánh kinh 11
V. Hình thức giáo dục 13
1. Giáo dục trong gia đình: 13
2. Giáo dục trong học đường 14
3. Giáo dục trong tu viện 15
4. Giáo dục trong cuộc sống 15
5. Giáo dục trong các sinh hoạt tâm linh 16
VI. Phương pháp giáo dục 16
1. Phương pháp giảng thuyết: 16
2. Phương pháp nêu gương: 17
3. Phương pháp cầu nguyện 18
VII. Những nhà giáo dục Ki tô giáo tiêu biểu 18
1. Toma Aquinus (1225-1274): 18
a. Tiểu sử : 18
b. Quan điểm, tư tưởng: 18
2. Augustine (350-430) 19
a. Tiểu sử: 19
b. Tác phẩm tiêu biểu: 19
c. Quan điểm: 19
3. Beothius (470-524) 19
a. Tiểu sử: 19
a. Tác phẩm: 20
4. Orosius (414 - ?) 20
5. Bede ( 672 – 735) 20
6. Thierry de Chartres ( 1100-1150) 20
7. Massilio Ficino (1433-1499) 21
8. Martin Luther và quan điểm “ Giáo dục đại chúng” 21
a. Tiểu sử: Martin Luther (1483-1546) 21
b. Tác phẩm và quan điểm: 21
9. Philip Melanchton và “chương trình giáo dục trung học” 22
10. Francois Rabelais với “ Giáo dục nhân văn và khoa học” 22
11. Michel de Montaige (1533 – 1592) với quan điểm Giáo dục thực tế. 22
12. Comenius ( 1592 – 1670) 23
a. Tiểu sử : 23
b. Chương trình canh tân giáo dục của ông gồm mấy điểm chính: 23
13. Gioan DonBosco (1815 – 1888) 24
VIII. Một vài nhận định 24
IX. So sánh giáo dục giữa Ki tô giáo, Phật giáo và Nho giáo: 25
Tài liệu tham khảo 27


NỘI DUNG CHÍNH

I. Đôi nét về ki tô giáo
Ki tô giáo là một bộ phận của Thiên Chúa giáo. Ki tô giáo có bốn nhánh lớn là Công Giáo, Tin Lành, Anh giáo và Chính thống giáo. Trong đó, Công giáo hay Giá hội La Mã là có trước tiên và có tầm ảnh hưởng mạnh nhất trong lĩnh vực giáo dục cũng như các lĩnh vực khác của xã hội.
Ki tô giáo phát xuất từ Do Thái giáo và khởi điểm ở vùng Trung Đông cụ thể là Israel và Palettin ngày nay. Tôn giáo này được Đức Ki tô sáng lập vào những năm đầu của thế kỉ thứ nhất, sau đó được các tông đồ cùng các Tín hữu kế thừa và phát triển cho đến ngày nay.
1. Quan niệm triết học
a. Thế giới quan
Mọi sự vật hiện tượng (trừ điều ác của tội) trong thế giới điều khởi nguồn từ Thiên Chúa và do Ngài quản lý.
b. Nhân sinh quan
Từ ngữ “con người” có thể được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau dưới con mắt của nhiều tác giả khác nhau với các mục đích khác nhau. Trong tác phẩm “Enchiridion” giải thích tội đầu tiên của Adam, Augustine viết : “Đây là lần sa ngã đầu tiên của loài bản chất lý trí”. Con người ở đây được nói đến như loài có bản chất lý trí.
Severinus Boethius (khoảng 480- 524 AD) về mặt triết học chỉ con người như một cá thể bản chất lý trí. Thomas Aquinas cũng định nghĩa con người như “một hữu thể cá vị với bản chất lý trí.”
John Locke – một triết gia người Anh đưa ra một định nghĩa hấp dẫn nhiều nhà tư tưởng đương thời. Ông mô tả con người là một “hữu thể thông minh, có lý trí và tư duy và có thể xem xét chính mình như mình là có cùng suy nghĩ trong các thời gian khác nhau, nơi chốn khác nhau.” Joshep Fletcher (1954), Jonathan Glover (1977), Michael Tooley (1983) và Peter Singer (1994) ủng hộ định nghĩa như thế.
Tóm lại, theo Ki tô giáo con người là phức hợp bởi bản thể thiêng liêng và hữu chất, là hình ảnh của Thiên Chúa nên có khả năng đạt đến chân và sự tự do.
II. Các giai đoạn phát triển của nền giáo dục Ki tô giáo
Ki tô giáo từ khi được hình thành cho đến nay đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm dọc theo dòng thời gian hơn 2000 lịch sử. Và dựa vào sự phát triển cũng như các biến cố quan trọng của dòng chảy ấy mà chúng tôi xin tạm chia lịch sử Giáo dục Ki tô giáo thành ba giai đoạn lớn sau:
1. Từ Thế kỉ I - IV
a. Thời kì của Đức Ki tô Giêsu (năm 0 – năm 33)
Ở thời kì này, lịch sử ghi nhận sự xuất hiện của Đức Giê su. Và đến năm thứ 30 thì Người bắt đầu thu nhận các môn đệ và thực hiện quá trình giảng dạy của mình. Nội dung giảng dạy của Người thì rất phong phú nhưng ta có thể tóm lại trong hai chữ đó là “TÌNH YÊU” “Anh em hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, hết trí khôn và yêu người thân cận như chính mình.” Nếu xét trên phương diện phương pháp giáo dục thì những phương pháp chủ yếu mà Người sử dụng đó là: giảng thuyết, qua chung sống và đặc biệt là “dỉ thân vi giáo”. Tuy nhiên sự nghiệp giáo dục của Người chỉ được thực hiện vỏn vẹn trong vòng ba năm.
b. Giáo hội sơ khai và các tông đồ
Theo Ki tô giáo thì vào ngày lễ Ngũ tuần hay là lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống (50 ngày sau khi Chúa Giê su sống lại và lên trời) thì Giáo hội chính thức thành lập với các tín hữu đầu tiên là các Tông đồ và các môn đệ của Chúa Giê su.
Các Tông đồ và các môn đệ này tiếp nối công cuộc rao giảng Nước trời của người Thầy của mình. Nội dung rao giảng chủ yếu của thời kì này là nhắc lại và phân tích các lời dạy của Chúa Giê su, về Kinh thánh Cửu ước và đặc biệt là tin vui về việc Chúa chịu chết và sống lại. Phương pháp giáo dục chủ yêu được các Tông đồ sử dụng là giảng thuyết, viết thư, viết sách (Kinh thánh Tân ước), các phép lạ và cũng như Đức Giê su “dỉ thân vi giáo”.
Nhưng dù nói sao đi nữa thì Ki tô giáo lúc bấy giờ là một đạo mới, có giáo lý mang tính cách mạng và gây nhiều ảnh hưởng đến quyền lợi của các tôn giáo và giới chính quyền hiện thời, nên suốt ba thế kỉ đầu tiên, Giáo hội luôn bị bắt bớ, cấm đạo nên phần nào giáo dục cũng như các mặt khác của Giáo hội vẫn còn bị hạn chế rất nhiều. Giáo dục chủ yếu chỉ được thực hiện qua con đường truyền khẩu, giảng thuyết trực tiếp của các môn đệ. Và đối tượng giáo dục thì cũng rất phong phú có nhiều tầng lớp khác nhau nhưng đa số là những người lớp dưới của xã hội: nông dân, nô lệ, thợ thuyền...
Một điểm đáng lưu ý của Giáo dục Ki tô giáo trong thời gian này là: giảng dạy theo ngôn ngữ và văn hóa Hy Lạp. Vì Lúc bấy giờ Israel là thuộc địa của đế quốc Rô-ma nên văn hóa cũng như ngôn ngữ Hy Lạp có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của đất nước Israel. Mặt khác xét trên bình diện tôn giáo thì tư tưởng tôn giáo của người Hy Lạp và Ki tô giáo cũng có nhiều nét tương đồng; Không những thế việc truyền giáo của các Tông đồ và các người kế nhiệm đã lan truyền và có ảnh hưởng mạnh đến nhiều quốc gia trong đó có Đế đô Rô-ma.
c. Hoàng đế La Mã Constantinus (275 – 337) năm 313
Sau biến cố thắng trận Maxentius ngày 28/10/312, vua Constantinus đã rất thân thiện với Ki tô giáo và đã kí sắc lệnh Milan năm 313 chủ trương tự do tín ngưỡng. Nên Ki tô giáo được tụ do phát triển và nhờ đó mà nền giáo dục cũng phát triển thuận lợi và lang rộng hơn nhất là ở các vùng thôn quê.
2. Thế kỉ V - XVI: “Đêm dài trung cổ”
a. Thế kỉ V – VIII: Cảm hóa « man dân” và sự ra đời của các dòng tu giáo dục
Sự băng hà của hoàng đế Thecdosius năm 395 là cái mốc để đánh dấu sự suy sụp của đế quốc La-Mã trước sự xâm lăng của của Man dân. Tình hình kinh tế, chính chị khủng hoảng cũng phần nào đặt ra những khó khăn cho Giáo hội. Tuy nhiên Giáo hội cũng không bị khủng hoảng nhiều mà đó còn là điều kiện cho nền Giáo dục Ki tô giáo phát triển. Tiếng « Man di » ở trên không đồng nghĩa với « Man di » và « mọi rợ », mà nó chỉ dùng để áp chỉ sự cách biệt về trình độ văn minh giữa các dân tốc xâm lăng so với Đế quốc La Mã. Để ngăn việc quay trợ lại lối sống man di của những người văn minh cũng như để cảm hóa Man dân, trong Giáo hội xuất hiện nhiều tổ chức tự hiến cho công cuộc giáo dục và cải hóa. Ngoài ra sự phát triển ngày mỗi lớn của Giáo hội, nhu cầu có các linh mục, tu sĩ để chăm sóc và quản lý các xứ đạo càng tăng lên. Và những nguyên nhân trên đã làm cho các dòng tu và chủng viện được thành lập nhiều ở Tây Âu trong thời gian này. Trong đó có các tu viện tiêu biểu là Đan viện đầu tiên được thành lập ở Tabennisi do Pacomio (290-346) thành lập, Đan viện Aquilea, Đan viện Biển Đức do Benedicto (480-547) thành lập năm 529, tu viện Canterbury do Augustin thành lập...
Tuy các dòng tu được thành lập nhiều nhưng các tu sĩ chủ yếu xuất thân từ nông dân học thức không cao nên đời sống tri thức của các dòng tu đặc biệt là các đan viện mang tính học thuật chưa cao và thiêng về tu luyện tinh thần và phạt sát. Và điều này được cải thiện dần dần về sau đặc biệt là đến thời Benedicto. Nội dung giáo dục trong các dòng tu thời kì này cũng chủ yếu là học về đức tin và thần học Ki tô giáo.
b. Hoàng đế Charlemagne (771 - 814) và Phong trào « Trí thức phục hưng »
Sau 300 năm bỏ rơi việc học hành, thế kỉ IX báo hiệu sự trở lại của những hoạt động trí thức, văn chương và văn nghệ. Và hoàng đế Charlemagne là một trong những tác nhân đóng vai trò quan trọng cho sự trở lại này. Ông đã đẩy mạnh việc giáo dục tu sĩ và các nhà trí thức thông qua việc thành lập nhiều trung tâm giáo dục cao đẳng, thành lập thư viện hoàng gia cũng như mời các nhà giáo dục lỗi lạc từ các nước khác đến như Anh, Ý, Ireland, Tây Ban Nha. Trong đó, có Alcuinus (732 - 804) một đan sĩ, một thi sĩ, một nhà văn phạm và là một thần học gia thời danh đã đóng góp công lao rất to lớn cho phong trào này.
c. Thế kỉ XIII - XVI: Thời phục hưng
Thời điểm này phong trào « tri thức phục hưng » đã phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng rộng lớn đến xã hội. Trong khi đó, những nơi được dùng để đào tạo con người một cách bài bản nhất thời bấy giờ là các chủng viện chỉ giành cho tu sĩ, nên các trường cao đẳng được thành lập nhiều và phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu học tập rất lớn của xã hội, đặc biệt là các trường dạy hùng biện và luật pháp. Các trường cao đẳng được thành lập nhiều đòi hỏi cần có nhiều người giảng dạy. Tuy nhiên không phải vì thế mà ai muốn dạy thì cũng được, mà để được đi dạy thì người đó phải đáp ứng được một số yêu cầu và được Giáo hội hay chính quyền cấp giấy phép dạy học. Chính việc này đã làm cho nghề nhà giáo dần dần xuất hiện.
Vào giai đoạn này các trường đại học, trung học, tiểu học đầu tiên của thế giới đã được thành lập. Bên cạnh những môn học về tự nhiên và nhân văn thì Thần học Ki tô giáo vẫn chiếm một phần lớn trong nội dung học tập. Mặt khác các tu sĩ vẫn chiếm số đông trong đội ngũ giáo viên của các trường này. Nên Ky tô giáo vẫn tác động rất lớn đến các trường đại học, trung học, tiểu học đầu tiên của thế giới. Ngoài ra khi nói đến giai đoạn này ta không thể nhắc đến sự ra đời của một trong những dòng chuyên về giáo dục vào loại hàng đầu của Ki tô giáo đó là dòng Đa Minh. Dòng này được thành lập vào ngày 22/12/1216.
Phong trào canh tân Tôn giáo thể kỉ XVI: Cũng như các mặt khác, giáo dục Ki tô giáo đã biến chuyển rất nhiều trong phong trào này. Các quan điểm dạy học mới tiến bộ hơn đã được đưa ra và thay thế các quan điểm cũ, cứng nhắc như : Giáo dục đại chúng của Martin Luther, Chương trình giáo dục trung học phát triển với philip Melanchton; “Giáo dục thực nghiệm” của Francis Bacon, “Giáo dục nhân văn và khoa học” của Francois Rabelais, giáo dục truyền thống và ngôn ngữ dân tộc được đẩy mạnh thay vì dạy tiếng latinh. Ngoài ra các vấn đề tâm lý trong giáo dục, giáo dục thể chất, tham quan, thực hành, không áp đặt, nhồi sọ... cũng được quan tâm và phát triển.
Tóm lại, Giáo dục Ki tô giáo ở giai đoạn này vẫn chủ yếu thiên về giáo dục đức tin và giáo lý. Và giáo dục được thực hiện chủ yếu trong các dòng tu và chủng viện. Chính những điều này đã làm cản trở nhu cầu mở rộng kiến thức của toàn thể xã hội dẫn đến các cuộc cải cách giáo dục.
3. Cuối Thế kỉ XVI cho đến nay
Phong trào canh tân tôn giáo cùng với sự phát triển về mọi mặt của xã hội đã làm cho giáo dục Ki tô giáo có nhiều đổi mới phù hợp hợp với nhu cầu thực tiễn hơn.
a. Cải cách dòng tu :
Và ta có thể thấy việc đổi mới đầu tiên về mặt giáo dục đó là cải cách trong các dòng tu, tiêu biểu là việc cải cách của các dòng :Benedicto, dòng Đa Minh, dòng Phanxico. Ngoài ra các dòng tu mới cũng được thành lập rất nhiều trong đó có các dòng giáo dục tiêu biểu như : Tu hội giáo sĩ Thánh Phao lô (1530) chuyên giáo dục trẻ em ; Dòng Thánh Phao lô (1535) chuyên giáo dục cô nhi viện và thiếu nữ hư hỏng ; Dòng Nữ tử Đức Maria chuyên dạy học ; Dòng nữ Ursulina (1535) chuyên giáo dục thiếu nữ ; Và dòng Giê su hay dòng Tên, một dòng chuyên về giáo dục có quy mô và tổ chức lớn còn tồn tại cho đên ngày nay cũng được thành lập vào ngày 27-9-1540...
b. Công đồng Trento :
Một dấu ấn khá quan trọng trong giai đoạn này mà chúng ta cần nhắc đến đó là Công đồng Trento (1545 -1563). Sau 18 năm làm việc công đồng đã đưa ra nhiều đường lối canh tân cho Ki tô giáo. Đặc biệt công đồng đã đưa Giáo hội thoát ra khỏi sự ràng buộc với các thế lực chính trị. Nhờ đó nền giáo dục Ki tô giáo có cái nhìn phổ quát hơn trước. Tuy nhiên, Giáo hội vẫn chú trọng việc nâng cao nền giáo dục chủng viện. Đặc biệt dưới thời Đức Thánh cha Gregori XIII (572-1585) rất nhiều chủng viện và đại học công giáo được thiết lập. Trong đó đại học có Gregorian là học viện quốc tế rất nổi tiếng. Dẫu vậy các dòng tu về giáo dục cũng được thành lập trong thời này tiêu biểu là dòng Lazarist được thành lập ngày 12-1-1632 chuyên giảng dạy cho dân quê. Ngoài việc mở rộng đối tượng giáo dục, các phương pháp trực quan trong giáo dục cũng có nhiều sáng kiến hiệu quả như : Lm. M. Le Nobletz dùng hình ảnh tô màu để dạy, hay Lm. J. Maunoir dùng kịch để dạy.
Đến cuối thế kỉ XVII, nhận thấy giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong việc phục hưng Giáo hội nên ngoài việc thành lập các trường học, các hình thức dạy học mới, Giáo hội còn thành lập thêm rất nhiều dòng giáo dục tiêu biểu như: dòng nữ Theatin, dòng Thánh Giu se, dòng nữ tử đức bà và đặc biệt là dòng sư huynh trường Công giáo (dòng La san) năm 1684 dùng để giáo dục thanh thiếu niên từ tiểu học đến đại học, và cả giáo dục sư phạm lẫn giáo dục chuyên nghiệp. Ngoài ra ngày 25-2-1749 Dòng Chúa Cứu Thế chuyên giảng dạy cho người bình dân.
Đến thế kỉ XIX, tu hội thánh Phanxico Salesi (dòng salesian) được thành lập năm 1859 chuyên giáo dục thanh thiếu niên, đặc biệt là thanh thiếu niên hư hỏng; Dòng Salvatorian (1881) là “tu hội tông đồ giáo dục”. Các dòng giáo dục này vẫn còn tồn tại và phát triển mạnh cho đến ngày nay.
c. Công đồng Vatican I và II
Và cuối cùng cái mốc lớn nhất đánh dấu sự canh tân của Ki tô giáo là Công đồng Vatican I và II. Sau đại công đồng Vatican II (1961 – 1965), Giáo hội có nhiều biến chuyển trên mọi phương diện và mãi cho đến ngày nay Giáo hội vẫn giữ những quan điểm và lập trường theo công đồng này, trong đó có giáo dục và được thể hiện qua « SẮC LỆNH VỀ GIÁO DỤC KITÔ GIÁO » (GRAVISSIMUM EDUCATIONIS) bao gồm những nội dung sau
III. Mục đích giáo dục
Phải nói ngay rằng nét độc đáo của triết lý giáo dục này hệ tại ở chỗ nó không chỉ đơn thuần là một hệ tư tưởng trừu tượng nhưng trước hết và trên hết là một con người, một ngôi vị. Con người ấy là mô hình lý tưởng mà giáo dục Kitô giáo phải vươn tới và con người ấy chính là Đức Giêsu Nadarét. Qua đó ta có thể nhận ra mục đích của giáo dục Kitô giáo là đào tạo con người toàn diện, nghĩa là quan tâm đến mọi chiều kích của đời sống.
1. Đào luyện những đức tính tự nhiên của một người công dân, phát triển những khả năng trí thức và óc phán đoán, rèn luyện nhân cách con người thành hữu ích đối với bản thân, gia đình và xã hội
2. Khai tâm cho biết những giá trị luân lý.
3. Biết nhận thức và yêu mến Thiên Chúa, tiến tới ơn lãnh nhận đức tin, xây dựng xã hội trần thế và mở rộng nước trời.
IV. Nội dung giáo dục
1. Những giá trị làm người
Văn kiện này dựa trên nguyên tắc của luật tự nhiên: mọi người đều có quyền hưởng một nền giáo dục đầy đủ và xứng hợp với thiên chức làm người của mình, "mỗi ngày một tham gia vào đời sống xã hội nhất là về kinh tế và chính trị một cách tích cực hơn hầu có thể hưởng dụng di sản văn hóa thiêng liêng của nhân loại một cách dễ dàng hơn.” Nên nội dung giáo dục đầu tiên của Ki tô giáo đó chính là những giá trị để làm người một cách thật thụ qua việc dạy A B C, chăm sóc các trẻ bất thường trong những cơ sở chuyên biệt, mở trường dạy văn hóa chuyên nghiệp và kỹ thuật cho tới những cơ sở vĩ đại quảng bá nền văn hóa phổ thông hay khoa học chuyên môn; những phân khoa thần học cũng có nhiệm vụ phải cố gắng giúp con người thành công mỹ mãn trong cả hai chiều hướng tư nhiên và siêu nhiên.
2. Những giá trị tốt đẹp của xã hội
Giáo Hội đòi hỏi mọi người phải được hưởng "một nền giáo dục xứng hợp với nhu cầu của tâm linh và phái tính, với truyền thống quốc gia hầu tiến đến một sự hợp nhất đích thực và một nền hòa bình trên thế giới". Nên nội dung tiếp theo của giáo dục Ki tô giáo chính là giáo dục cho con người những giá trị tốt đẹp của xã hội và cụ thể là các giá trị văn hóa của từng xã hội địa phương.
Bởi đó, Giáo Hội không còn tự coi mình như là thẩm cấp duy nhất và là con đường độc nhất trong việc tìm cách chu toàn sứ mệnh của con người nữa, vì không những Giáo Hội chấp nhận những chiều hướng tuy khác mình nhưng cùng tiến tới một mục đích, mà còn sung sướng được trông thấy nhiều công cuộc đem lại lợi ích thực sự cho con người.
3. Những giá trị của Thánh kinh
Và dĩ nhiên nội dung giáo dục tiếp theo là các giá trị của Kinh thánh: yêu thương, tha thứ, khoan dung, bác ái, đức tin...
Cụ thể hơn nếu ta xét giáo dục để có những con người như Đức Giêsu như đã nói trong phần mục đích ở trên thì ta thử nhìn lại một ngày sống tiêu biểu của Chúa Giêsu như thánh Marcô mô tả:
“Chúa Giêsu và các môn đệ đi vào thành Capharnaum. Ngay ngày sabát, Người vào hội đường giảng dạy. Thiên hạ sửng sốt vì lời giảng dạy của Người vì Người giảng dạy như Đấng có thẩm quyền chứ không như các kinh sư…
Vừa ra khỏi hội đường Capharnaum, Chúa Giêsu đi đến nhà hai ông Simon và Anrê. Có ông Giacôbê và Gioan cùng đi theo. Lúc đó, bà mẹ vợ ông Simon vừa lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người biết tình trạng của bà. Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài.
Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem đến mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người. Cả thành xúm lại trước cửa. Chúa Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ nhưng không cho chúng nói vì chúng biết Người là ai.
Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó. Ông Simon và các bạn kéo nhau đi tìm. Khi gặp Người, các ông thưa: Mọi người đang tìm Thầy đấy. Người bảo các ông: Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó” (Mc 1,21-38).
Bản văn Tin Mừng Marcô mô tả một ngày sống của Chúa Giêsu, qua đó cũng thấy được những nét căn bản trong lối sống của Người, và qua đó có thể thấy được nội dung của giáo dục Kitô giáo:
* Mở ra với siêu việt: các sách Tin Mừng ghi nhận rằng Đức Giêsu thường xuyên tìm nơi thanh vắng vào những thời điểm tĩnh lặng nhất để cầu nguyện. Và trong lời rao giảng của Ngài, Đức Giêsu luôn hướng người nghe đến Nước Trời là thực tại siêu việt, vượt lên trên tất cả và ôm ấp tất cả. Cũng thế, giáo dục Kitô giáo không chỉ giới hạn con người trong chân trời tại thế nhưng muốn hướng con người tới cõi siêu việt, nhờ đó biết vượt lên trên những bon chen của cuộc sống, luôn vươn tới tầm cao tinh thần và mang lại cho cuộc sống đời thường một ý nghĩa mới.
* Mở ra với tha nhân: cuộc sống của Đức Giêsu luôn là sống cho người khác. Những hình ảnh quen thuộc Người sử dụng để nói về đời sống Kitô hữu đều hàm chứa ý nghĩa về một hiện hữu cho người khác: làm men cho bánh, làm muối cho đời, trở thành tấm bánh bẻ ra… Điều răn lớn nhất Ngài ban bố là điều răn yêu thương, và chính Ngài sống trước nên có thể nói với các môn đệ rằng “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em.” Giáo dục Kitô giáo giúp con người biết mở rộng tâm hồn trước tha nhân và những nhu cầu của họ. Dù học gì và làm gì chăng nữa thì định hướng căn bản vẫn là mở ra với tha nhân.
* Làm chủ bản thân: khi các môn đệ đi tìm và nói với Đức Giêsu, “Mọi người đang đi tìm Thầy,” Đức Giêsu đã không chiều ý các môn đệ và đám đông nhưng cương quyết ra đi vì sứ mạng của Người. Sẽ còn thấy sự cương quyết của Người mạnh mẽ hơn nữa khi phải quyết định bước vào cuộc khổ nạn. Người không để cho tình cảm tự nhiên cản lối, cũng không để nỗi sợ hãi chế ngự, nhưng Người làm chủ bản thân để hoàn toàn hiến mình phục vụ cho Nước Trời, Nước của chân lý, tình thương và an bình. Giáo dục Kitô giáo nhằm đào tạo những con người có khả năng làm chủ bản thân, làm chủ những dục vọng tự nhiên thay vì để dục vọng chế ngự và lôi kéo mình.
Theo đó, nội dung giáo dục Kitô giáo là một nền giáo dục mang tính toàn diện như nội dung Thư Mục vụ của hội đồng Giám mục Việt Nam 2008 có nói:
- Giáo dục đức tin (14): “Những lời cầu nguyện ngắn gọn, những nội dung giáo lý căn bản, những câu chuyện lấy từ Thánh Kinh, nếu được cha mẹ ân cần chỉ bảo, sẽ tạo nơi các em một nền tảng giáo lý vững chắc và một đời sống thiêng liêng sâu đậm sau này.”
- Giáo dục đức ái (15): “Cần giáo dục cho con cái biết yêu thương hiếu thảo với ông bà cha mẹ, biết yêu thương kính trọng bà con họ hàng, biết yêu thương và kính trọng mọi người. Cũng cần giáo dục con cái biết yêu thương, tôn trọng, nâng đỡ, hi sinh cho nhau. Con người không biết sống yêu thương trong gia đình thì không thể sống yêu thương đúng nghĩa trong các môi trường xã hội.”
- Giáo dục lương tâm (16): “lương tâm ngay chính và đời sống nội tâm sâu xa là yếu tố căn bản cho sự bền vững và phát triển của xã hội. Những hoạt động xã hội, văn hoá, chính trị đều phải xây dựng trên lương tâm ngay chính mới mang lại hiệu quả tích cực.”
- Giáo dục các đức tính nhân bản (số 17): “Khi chú trọng giáo dục cho con cái những đức tính nhân bản như khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ, các bậc phụ huynh đang huấn luyện con cái mình “thành người”. Giáo dục nhân bản còn nhằm huấn luyện con người có trách nhiệm đối với tha nhân và công ích, góp phần bảo vệ và phát triển cuộc sống xã hội, tôn trọng thiên nhiên, cổ võ những hoạt động bác ái.”
V. Hình thức giáo dục
Sau hết, văn kiện đề cập tới những tổ chức thuộc về các hoạt động giáo dục như là học đường. Và theo văn kiện thì học đường là một "môi trường phát triển các khả năng, óc phán đoán và giúp khám phá những di sản văn hóa của các thế hệ trước, đề cao các giá trị, chuẩn bị cho cuộc sống chức nghiệp và biết thông cảm lẫn nhau".
Như thế học đường vượt trên những chiều hướng vật chất và bao gồm tất cả các hệ thống có ảnh hưởng trên chủ thể thụ huấn: gia đình "học đường đầu tiên dạy các đức tính xã hội" và cách riêng là môi trường học đường với mọi "yếu tố" trực tiếp ảnh hưởng ít nhiều như: thầy dạy, bạn bè, bản tín và phẩm chất của việc giáo dục, các phương pháp cũng như tất cả các điều kiện khác giúp cho việc giáo dục thành công: "trình độ học vấn, sức khỏe học sinh và qui chế học đường". Vì thế mà giáo dục Ki tô giáo được tổ chức dưới những hình thức rất phong phú và đa dạng.
1. Giáo dục trong gia đình:
Nếu giáo dục chỉ là cung cấp kiến thức thì khi nói đến giáo dục, người ta chỉ nghĩ đến nhà trường và đó là cách hiểu khá phổ biến ngày nay. Thế nhưng giáo dục Kitô giáo hướng đến việc đào tạo con người toàn diện, do đó môi trường giáo dục không chỉ là nhà trường mà là tất cả những môi trường nơi đó con người sinh sống và hít thở, đặc biệt là gia đình.
Nhìn từ góc độ nhân học cũng như thần học, gia đình đều có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục và là học đường đầu tiên của con người. Đó là lý do Thư Mục Vụ 2008 mời gọi các gia đình công giáo cố gắng xây dựng đời sống gia đình thành môi trường thuận lợi nhất cho việc giáo dục Kitô giáo: “Gia đình Nadarét cho thấy tầm quan trọng của gia đình trong việc giáo dục. Thánh Gia thất chính là mẫu gương cho các gia đình, nhất là những người làm cha làm mẹ, trong mọi nền văn hoá và môi trường xã hội.” (số 5). Chính vì thế mà việc giáo dục tiền và hậu hôn nhân rất được Ki tô giáo coi trọng.
2. Giáo dục trong học đường
Những vị có trách nhiệm giáo dục chính thức trước hết phải kể tới các bậc phụ huynh. Nhưng trong thực tế, vì việc giáo dục đòi hỏi những điều kiện vượt quá khả năng của mỗi cá nhân, nên xã hội lại phải đảm nhiệm tổ chức "những gì cần thiết cho lợi ích chung của con người": bảo đảm quyền lợi và bổn phận của các phụ huynh, giúp đỡ họ, thiết lập các trường sở giáo dục.
Nên giáo dục trong học đường cũng là một hình thức khá phổ biến của Ki tô giáo. Tuy nhiên ở Việt Nam hình thức này vẫn chưa phát triển vì một số lý do khách quan. Nhưng dẫu vậy nó vẫn tồn tại và dần dần được hoàn thiện ở nước ta dưới dạng các lớp học giáo lý ở các nhà thờ và các trung tâm bảo trợ và giáo dưỡng của các dòng.
Cũng như các trường bình thường các trường Ki tô giáo trên thế giới cũng giáo dục cho học viên của mình theo hệ thống tri thức của xã hội. Bên cạnh đó, các trường này cũng giáo dục thêm các môn nhân bản cho học sinh. Còn các lớp giáo lý trong nhà thờ tuy cũng có tổ chức theo hệ thống giáo dục, có giáo trình và giáo viên như một nhà trường bình thường, nhưng chúng lại thiên về giáo dục tâm linh hơn. Ở đây các học viên được học các môn học về giáo lý Ki tô giáo như: Thánh kinh, Phụng vụ, Luân lý, Bí tích...cũng như các môn học về nhân bản như: giao tiếp “học ăn, học nói, học gói, học mở”, kỹ năng nhận biết, nuôi dưỡng và hoạch định cho bản thân...cũng như các môn mang tính kỹ năng sống như: sinh hoạt đoàn đội, làm việc nhóm, nhạc, hội họa, cắm hoa...
3. Giáo dục trong tu viện
Nói đến giáo dục Ki tô giáo thì ắt hẳn ta không thể không nói đến giáo dục trong dòng tu hay là chủng viện. Vì đây là hình thức giáo dục độc đáo của Ki tô giáo mà ta không thể bắt gặp trong bất cứ thể chế hay xã hội nào.
Giáo dục tu viện theo chúng tôi có thể chia ra làm ba hướng chính là : giáo dục tu viện, giáo dục chủng viện và giáo dục đan viện. Trong giáo dục tu viện và đan viện thì còn được chia ra làm hai hệ chính là giáo dục cho nam tu và nữ tu.
Vì Giáo hội Ki tô giáo tồn tại rất lâu đời và trải rộng khắp nơi trên thế giới, cũng như Giáo hội hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên vì thế mà hệ thống tu viện của Ki tô giáo cũng rất phong phú và đa dạng. Tuy cũng có một số điểm chung trong hệ thống giáo dục này là giáo dục tu sĩ các giá trị của Tin Mừng đặc biệt trong đó là đức khó nghèo, vâng phục và khiết tịnh; nhân bản và các kĩ năng thiết yếu thì tùy theo mỗi linh đạo của mỗi tu hội mà sẽ giáo dục và đào tạo các học viên của mình theo hướng chuyên sâu để thực hiện linh đạo đó.
4. Giáo dục trong cuộc sống
Là hình thức đào tạo trong cuộc sống và qua cuộc sống.
Đây cũng là một hình thức được sử dung phổ biến trong giáo dục Ki tô giáo, đặc biệt là ở các vùng truyền giáo và những nơi khó khăn để thực hiện các hình thức giáo dục ở trên. Ở những nơi này, các tu sĩ hay các tín hữu thường giáo dục nhau và giáo dục cho người khác qua chính cách sống và các hoạt động bình dị đời thường.
Ngoài ra hình thức này cũng được một số dòng và chủng viện sử dụng để đào tạo học viên của mình. Người ta cho học viên ra sống giữa cuộc đời để rèn luyện. Đồng thời tu hội sẽ chọn một số người làm đồng hành để hộ trợ và giúp đỡ để học viên hoàn thành được mục đích giáo dục.
Không chỉ dùng để giáo dục học viên, một số dòng chuyên về hoạt động xã hội cũng hay sử dụng hình thức này để giáo dục cho những người mà họ gặp được như: trẻ bụi đời, công nhân, bệnh nhân, sinh viên...
5. Giáo dục trong các sinh hoạt tâm linh
Cũng như bao tôn giáo khác, Ki tô giáo cũng thực hiện việc giáo dục qua các sinh hoạt tâm linh của mình như: thánh lễ, giờ kinh, giờ cầu nguyện...Hình thức này được sử dụng chủ yếu để giáo dục đức tin và các nội dung khác mang tính tôn giáo.
Âu đến đây cũng nên nói thêm trong quá khứ, vì sự va chạm giữa hai quyền bính tôn giáo và thế tục đã gây nên một cuộc tranh chiếm độc quyền học đường. Vì thế văn kiện nêu ra nguyên tắc tương trợ để loại bỏ tệ đoan đó và chấp nhận người công dân có quyền đòi hỏi ít ra trong trường hợp chính quyền thiếu sót, được tự do chọn lựa trường học cho con em hợp với tín ngưỡng của họ.
VI. Phương pháp giáo dục
Để truyền tải và giáo dục các nội dung qua các hình thức rất phong phú như trên thì Ki tô giáo đã sử dụng các phương pháp giáo dục rất đa dạng. Vì cũng như ngoài xã hội, Ki tô giáo có các trường học, cũng như có một hệ thống các tu hội chuyên huấn luyện và giáo dục nên các phương pháp giáo dục được xã hội sử dụng như: trực quan, thuyết trình, hoạt động nhóm, thảo luận, tọa đàm, sắm vai...cũng được giáo dục Ki tô giáo sử dụng. Ngoài ra các phương pháp khác như: hoạt động đội nhóm, tổ chức các hoạt động văn nghệ - thể thao, trò chơi cũng được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên nói đến Ki tô giáo cũng như các tôn giáo khác thì ta không thể không nói nhiều đến ba phương pháp giáo dục rất nổi trội đó là: giảng thuyết, nêu gương và cầu nguyện.
1. Phương pháp giảng thuyết:
Đây là phương pháp được sử dụng rất nhiều và phổ biến trong Ki tô giáo. Hầu như các chủng viện, dòng tu, nhà trường hay các nhà thờ điều sử dụng. Ví dụ như trong các thánh lễ hoặc các dịp tĩnh tâm, các linh mục thường sử dụng phương pháp này để giải nghĩa Thánh kinh và giáo dục về nhân bản cho tín hữu. Có lẽ vì thế mà Giáo hội Ki tô giáo có các nhà giảng thuyết rất trứ danh.
2. Phương pháp nêu gương:
Nếu giáo dục chỉ là truyền thụ kiến thức thì nhà giáo dục chỉ cần có kiến thức chuyên môn là đủ, nhưng nếu hiểu giáo dục Kitô giáo là đào tạo con người toàn diện thì bản thân nhà giáo dục cũng chỉ có thể chu toàn bổn phận khi giáo dục người khác bằng cả con người của mình.
Đức Dalai-Lama có một nhận xét, “Trong Phật giáo, khi nói đến giáo huấn hay giáo thuyết, chúng tôi nhìn ở hai mức độ, hai loại. Mức độ thứ nhất liên quan đến các văn bản, mức độ thứ hai liên quan đến sự thể nghiệm… Liên quan đến sự thể nghiệm, điều rất quan trọng là một người muốn dạy người khác, thì chính mình phải có kinh nghiệm tối thiểu về điều mình giảng dạy, phải hoàn tất đoạn đường nào đó trong sự thể nghiệm thiêng liêng. Như thế nó hoàn toàn khác với các loại hình truyền thông khác, khi người ta kể lại một câu chuyện lịch sử hoặc khi một sử gia tường thuật những biến cố đã qua. Trong những trường hợp đó, người ta kể lại những sự kiện mà không hề sống. Còn trong việc giảng dạy về đời sống tâm linh, điều thiết yếu là người giảng dạy phải có một chút thể nghiệm và kinh nghiệm bản thân.”
Cũng với tư tưởng đó Giáo hội thấy rằng một trong những thiếu sót lớn nhất của giáo dục thời hiện đại là sự tách biệt tri thức và đạo đức, kiến thức và kinh nghiệm, từ đó dẫn đến tình trạng “thầy không ra thầy, trò không ra trò.” Nên trong Thư Mục Vụ 2008, Hội đồng giám mục Việt Nam kêu gọi các gia đình chu toàn nhiệm vụ giáo dục con cái không chỉ bằng những bài học lý thuyết mà còn bằng chính gương sáng và những thực hành cụ thể. Để giáo dục đức tin, cần xây dựng bầu khí cầu nguyện ngay trong gia đình, cụ thể là đọc kinh chung trong gia đình, vì “những thực hành đạo đức ấy sẽ theo các em suốt đời, kể cả khi các em rời xa gia đình để sống trong những môi trường khác” (số 14). Để giáo dục tình yêu thương, cần xây dựng bầu khí yêu thương ngay trong gia đình, nhờ đó “mọi thành viên trong gia đình đều cảm nhận sâu xa là mình được mọi người trong gia đình yêu thương và tình yêu của mình được mọi người đón nhận, đáp trả”; đồng thời chính cha mẹ phải nêu gương trước (số 15). Để giáo dục lương tâm, sẽ “thật là mâu thuẫn nếu trong nhà, cha mẹ dạy con cái thật thà mà ra khỏi gia đình, cha mẹ lại gian lận dối trá đối với những người chung quanh. Gương sáng của cha mẹ và những bậc cha anh đóng vai trò quan trọng để giáo dục lương tâm cho những thế hệ nối tiếp” (số 16).
Và không chỉ trong gia đình, trong tu hội hay ngoài đời hoặc trong nhà trường Ki tô giáo cũng thế. Các giáo sư, tu sĩ, giáo viên hay tín hữu muốn giáo dục người khác thì phải “dỉ thân vi giáo” như Gia cô bê một trong mười hai tông đồ của Đức Giê su có nói “đức tin không có việc làm là đức tin chết.” (Gc 2. 16)
3. Phương pháp cầu nguyện
Đây là phương pháp không thể thiếu và mang chiều kích tâm linh của Ki tô giáo. Trong phương pháp này, chủ thể tự giáo dục bản thân qua những khám phá và mạc khải của Thiên Chúa.
VII. Những nhà giáo dục Ki tô giáo tiêu biểu
1. Toma Aquinus (1225-1274):
a. Tiểu sử : Là tu sĩ, nhà thần học của Giáo hội.
b. Quan điểm, tư tưởng:
Ông không thể phủ nhận quan điểm sáng tỏ và chân lý của khoa học nên ông muốn đưa ra một quan điểm dung hòa mâu thuẫn giữa hai quan điểm (một quan điểm cho rằng : sự hình thành vũ trụ theo các nguyên tắc khoa họ rồi từ đó khám há ra vạn vật >< quan điểm thần học cho rằng thượng đế tạo dựng ra muôn vật.)
Những tư tưởng của ông ảnh hưởng lớn đến thần học Ky Tô giáo, Ông được biết đến nhiều với các ý niệm liên hợp giữa triết học và tôn giáo qua hai tác phẩm lớn nhất của ông : “ Summa Contra Gentiles” và “ Summa Theologica” Aquinas cố gắng dung hòa giữa trết học và tôn giáo để đưa ra quan điểm tổng hợp : lý luận và đức tin, triết học và thần học, đại học và chủng viện, hoạt động và suy tư.
2. Augustine (350-430)
a. Tiểu sử:
Augustine được sinh ra tại Algeria mất tại Hippone. Là học giả, Giám mục và là một nhà hùng biện, tu đức lỗi lạc Ki Tô Giáo. Ông để lại một kho tàng kiến thức đồ sộ với 1030 cuốn sách và 220 bức thư viết về nhiều lĩnh vực khác nhau.
b. Tác phẩm tiêu biểu:
- “Lời Thú tội và Chúc tụng” (Confessins, 400): Trình bày cuộc sống của bản thân và ca ngợi lòng thương xót của Chúa đối với ông.
- “Thành trì Thiên Chúa” (Cité de Dieu, 426): Trình bày lịch sử của nhân loại là sự đấu tranh giữa những người nương nhờ vào thượng đế và những người nương tựa vào chính bản thân mình.
c. Quan điểm:
Ông trình bày tôn chỉ và mục đích của đạo với 3 phần chính:
- Thượng đế và linh hồn: Tin tưởng rằng thượng đế hiện hữu trong linh hồn mỗi người, con người thường xuyên liên hệ trực tiếp với thượng đế. Nhờ đó con người mới không bị tội lỗi, dục vọng lôi kéo.
- Tội ác và ân sủng: Con người sẽ được chọn lựa và ban ân sủng nếu biết yêu thương, cầu nguyện với thượng đế.
- Thánh đường và nghi lễ: Con người chỉ nhận được ơn trên của thượng đế khi họ nhập đạo và nhận được các nghi lễ tôn giáo.
 Tư tưởng của Augustine là những lời truyền giáo và được các tu viện thời trung đĩa áp dụng trong học tập.
3. Beothius (470-524)
a. Tiểu sử: Là chính khách, học giả, triết gia Ky Tô Giáo.
a. Tác phẩm:
- “Niềm an ủi của triết học”: Tác phẩm đề cập đến sự khôn ngoan và tình yêu thượng đế như là nguồn gốc hạnh phúc của con người. Tác phẩm này chịu ảnh hưởng của triết học Plato.
- Ông dự định sẽ dịch tất cả cá tác phẩm của Arixtole và Platon sang tiếng La Tinh với những lời phê bình. Nhưng ông chỉ mới hoàn thành có một nửa là qua việc diễn dịch các tư tưởng lý luận học logic của Aristole với 6 tập nghiên cứu. Ngoài ra ông còn viết thêm 2 tập nghiên cứu về tam đoạn luận.
 Các tác phẩm của ông đã trở thành SGK cho các trường cao đẳng sau này.
4. Orosius (414 - ?)
Là nhà thần học, sử gia Ky Tô Giáo. Tác phẩm: “Bộ sử bảy tập chống lại Tà Giáo”: Là bộ biên niên sử theo quan điểm Ky Tô Giáo từ ngày nhân loại được tạo dựng và Lịch sử La Mã đến năm 417. Sách này rất phổ biến vào thời Trung Đại Âu Châu. Nhưng sau này chỉ có phần thời gian sau năm 378 là có giá trị lịch sử.
5. Bede ( 672 – 735)
Là tu sĩ, sử gia Ky Tô Giáo. Tác phẩm : “Lịch sử tôn Giáo Anh” gồm 5 tập ghi lại những biến cố tôn giáo ở Anh từ năm 555 Trước tây lịch đến năm 597. Ngoài ra ông còn viết các tác phẩm giải thích Kinh Thánh.
=> các tác phẩm này được dụng là SGK cho các chủng viện thời trung Đại.
6. Thierry de Chartres ( 1100-1150)
Là nhà thần học, triết học, nhà giáo người Pháp. Ông phản đối các tư tưởng quá cấp tiến của Abélard. Ông để lại cho đời 7 cuốn nghiên cứu về nghệ thuật hùng biện của Cicero và luận lý học của Aristole.
Quan niệm về vũ trụ của ông có khuynh hướng hòa nhập giữa Kinh thánh với học thuyết Plato và các học thuyết siêu hình khác.
7. Massilio Ficino (1433-1499)
Là Triết gia, tu sĩ người Ý. Ông cống hiến cả đời cho việc dịch thuật, phê bình học thuyết của Plato và cố gắng hòa nhập học thuyết này với thần học Ky tô Giáo. Năm 1462 Ông trở thành giám đốc học viện Plato ở Florence.
Ông đã để lại một số tác phẩm như :“Thần học Plato”- tác phẩm nghiên cứu về tâm hồn, “Ky Tô Giáo » ; “ Đời sống”; “Tree books of Life” nghiên cứu về y học và thiên văn.
Ngoài ra ông còn giải thích khi dịch thuật tác phẩm “Tình Yêu” của Platon rằng Tình yêu và tình bạn cao quý nhất của con người đưa đến tình yêu Thượng đế => nhận định lý tưởng và siêu hình này chi phối văn thơ Âu Châu thế kỷ 16. Quan điểm của Ficico về Plato ảnh hưởng lớn tới các tác giả đương thời của học thuyết này tại các nước Âu Chấu nhất là ớ Ý, Anh, Pháp.
8. Martin Luther và quan điểm “ Giáo dục đại chúng”
a. Tiểu sử: Martin Luther (1483-1546)
Là tu sĩ, giáo sư thần học, và là lãnh tụ phong trào Canh Tân Tôn Giáo. Phong trào này khởi sự ở Đức đưa đến việc thành lập giáo hội Tin Lành, ly khia khỏi gióa hội Ky Tô Giáo La Mã năm 1517.
b. Tác phẩm và quan điểm:
- Về giáo dục: Ông muốn thiết lập một hệ thống giáo dục phục vụ các cá nhân, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, giàu nghèo.
- Trẻ em phải giúp đở gia đình và các em phải được học tập để có thể biết đọc, biết viết và thúc đẩy tình yêu thương.
- Nền giáo dục phải được chính quyền tổ chức.
- Luther tìm ra mục đích căn bản của Giáo dục là thúc đẩy tình thương yêu qua học tập Kinh thánh. Ông tin rằng một giai cấp tương lai trí thức từ các trung tâm giáo dục mới sẽ thay thế cho các tu sĩ lỗi thời. Có một số cơ sở Giáo dục mới loại này được thành lập để thay thế cho các tu sĩ lỗi thời.
9. Philip Melanchton và “chương trình giáo dục trung học”
Philip Melanchton (1497 – 1560) là một học giả, giáo sư và là cộng tác viên của Martin Luther. Ông cố gắng đưa ra một giải pháp cho việc khủng hoảng giáo hội và việc chia rẽ Công Giáo – Tin Lành. Ngoài ra ông là nhà giáo quốc gia vì các ảnh hưởng lớn lao của ông đối với các chương trình giảng dạy tại trung học và đại học.
Ông đưa ra sáng kiến về việc thành lập một hệ thống giáo dục mới với ngành trung học. Về kết quả học tập ông chia thành 3 loại. Đây là việc mở đầu cho chương trình khiểm tra, đánh giá sau này. Đối với phương pháp giảng dạy thì ông cho rằng không nên giảng dạy quá nhiều vì sẽ gây mệt mỏi và không tiếp nhận hết. Điểm lưu ý khác nữa trong quan điểm giáo dục của ông là ngôn ngữ được giáo dục: Theo ông quan trọng nhất là tiếng La tinh sau đó là Đức, Hy lạp, Ả Rập.
10. Francois Rabelais với “ Giáo dục nhân văn và khoa học”
Là bác sĩ, giáo sư và tu sĩ theo trường phái nhân văn người Pháp.
Triết lý giáo dục của ông đặt trên căn bản là tự do học tập của học sinh (mọi người được tự do sống theo sở thích cá nhân, tinh thần học tập phấn khởi => kết quả học tập tốt đẹp hơn). Theo ông, chương trình giáo dục phải gồm cả nhân văn lẫn khoa học, cộng thêm với giáo dục thể chất và giải trí học sinh phải được học tập những gì thực tế liên quan tới xã hội họ đang sống
11. Michel de Montaige (1533 – 1592) với quan điểm Giáo dục thực tế.
Là học giả người Pháp và cũng là người đầu tiên viết luận thuyết.
Qua hai bài luận thuyết bàn luận về giáo dục trẻ em và thông thái rởm, ông nhìn nhận giáo dục là một sự tiếp nhận, hòa nhập qua thời gian nhất là đối với trẻ em mà không phải là sự ép buộc, cưỡng chế. Ngoài ra ông tin rằng giáo dục thể chất có thể đối phó với thiên nhiên và khó khăn ngoài xã hội khi học sinh vào đời. Không những thế đối với ông tham quan học hỏi thực tế ngoài trời rất quan trọng. Nó giúp học sinh học hỏi kinh nghiệm thực tế và góp phần loại bỏ những thành kiến.
12. Comenius ( 1592 – 1670)
a. Tiểu sử :
Comenius hay Comensky ( 1592 – 1670) là nhà canh tân giáo dục Tiệp Khắc, Lãnh tụ tôn giáo Tin lành.
b. Chương trình canh tân giáo dục của ông gồm mấy điểm chính:
Một là, chương trình cần được áp dụng một cách sâu rộng, hòa hợp, nhanh chóng.
Hai là, phương pháp sư phạm :
- Giáo viên phải quan tâm đếm tâm tính và khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh về cả phương diện nhân văn và khoa học. (dạy học sát đối tượng)
- Áp dụng lối giảng dạy tự nhiên, thực tế, không áp đặt, cưỡng bách. Tác phẩm tiêu biểu : “Nhà sư phạm giỏi”, “Phân tích phương pháp sư phạm”, “Rộng mở”, “Trường mẫu Giáo” để chứng minh cho quan điểm này. Trong “Nhà sư phạm giỏi” ông đưa ra hai phương pháp giảng dạy một cho nhân văn, một cho khoa học. Ông đề cập đến việc sử dụng nhiều nguồn tài liệu cho việc giảng dạy: hình ảnh, mô hình, thực tập, âm nhạc…
Ba là, mục tiêu giáo dục đại chúng. Tác phẩm “Giáo Dục Đại Chúng” (được tìm thấy năm 1935) minh chứng cho quan điểm này. Tất cả nhân loại đều phải được giáo dục, không phân biệt tuổi tác, tôn giáo, giai cấp, chủng tộc để tất cả mọi người đều có kiến thức, đạo đức và cuộc sống hạnh phúc.
Bốn là, văn hóa Châu Âu phải được giới thiệu đến các học sinh và học ngoại ngữ là việc cần thiết. Ông đưa ra phương pháp học ngoại ngữ mới đó là:
- Phương pháp thực tế: ngoài việc học ngữ pháp, còn phải học về các sự vật cụ thể.
Năm là, Giáo dục phải là một tiến trình lâu dài bao gồm : giáo dục tại gia lúc ấu thơ, giáo dục tại trường với thầy cô, giáo dục thời gian vào đời với việc học hỏi trong nghề nghiệp, ở xã hội.
Để thực hiện được các quan điểm cải tiến giáo dục. ông đề nghị một chương trình cải tiến tổ chức giáo dục để có thể giảng dạy hiệu quả. Đó là chia học tập ra làm 4 giai đoạn (1 giai đoạn tại gia, 3 giai đoạn tại trường):
- Sơ sinh đến 6 tuổi: giáo dục tại gia đình, trẻ phát triển về thể chất.
- Từ 7 - 12 tuổi : Tiểu học
Giáo dục để trẻ có các kiến thức tổng quát với các môn khoa học căn bản: đọc, viết, lịch sử, địa lý, đạo đức, tôn giáo... Các trường học được thiết lập ở các thị trấn, các thành phố lớn nhỏ.
- Từ 13 - 18 tuổi: Trung học
Học sinh học tiếp các môn học đã học ở các lớp dưới với nhiều chi tiết hơn cùng các môn học khoa học và ngoại ngữ.
- Từ 19 -24 tuổi: Đại học
Đào tạo sinh viên có hiểu biết sâu rộng, trường được xây dựng ở các thành phố lớn.
 Comenius đã có những quan điểm rất tiến bộ về chương trình giảng dạy, tổ chức giáo dục, phương pháp sư phạm. Tuy nhiên lại chưa đề cập đến vấn đề giáo dục tuổi thơ và vai trò quan trọng tại trường mầm non, tham vọng giáo dục tiểu học và nhiều môn học cũng như chương trình cấp đại học chưa trình bày đầy đủ chi tiết.
13. Gioan DonBosco (1815 – 1888)
Là một tu sĩ và là người sáng lập ra dòng Salesian. Ngoài ra ông còn được biết đến với vai trò là một nhà giáo dục bậc thầy của Giáo hội trong lĩnh vực giáo dục thanh thiếu niên, đặc biệt là thanh thiếu niên hư hỏng với phương pháp giáo dưỡng. Và hiện nay hệ thống các trường tiểu học, phổ thông, dạy nghề và giáo dưỡng trên thế giới vẫn còn sử dụng phương pháp giáo dục của ông.
VIII. Một vài nhận định
Giáo dục Ky Tô Giáo xuất hiện và phát triển từ rất sớm. Ban đầu đó là một hệ thống giáo dục được hình thành và phục vụ chủ yếu cho việc đào tạo hàng ngũ các tu sĩ và phục vụ cho việc truyền giáo.
Nền giáo dục Ky Tô Giáo có sức ảnh hưởng to lớn và mạnh mẽ trong lịch sử của nền giáo dục ở các nước Âu Châu, đặc biệt ở Anh, Pháp, Ý, Đức... Đã có những khoảng thời gian Giáo dục Ky tô Giáo giữ vai trò chủ chốt trong lịch sử giáo dục các nước này.
Chung quy lại, đóng góp lớn nhất của giáo dục Ki tô giáo đối với nền giáo dục thế giới là làm hình thành hệ thống giáo dục theo trường lớp với chương trình và phương pháp dạy và học hợp lý, khoa học mà ta vẫn còn kế thừa cho đến ngày nay. Bên cạnh đó, nền giáo dục này cũng góp phần đem ánh sáng tri thức và văn hóa đến cho các dân tộc trên thế giới trong đó có Việt Nam chúng ta. Cụ thể như chữ quốc ngữ mà chúng ta đang sử dụng cũng là các nhà truyền giáo mà có. Ngoài ra định hướng giáo dục theo Công đồng Vaticanno II lại càng khẩn thiết hơn trong thời đại ngày nay vì “nếu tiến bộ kỹ thuật không đi đôi với tiến bộ trong việc giáo dục đạo đức con người, trong sự tăng trưởng con người nội tâm, thì đó chẳng phải là tiến bộ nữa nhưng là mối đe doạ đối với con người và thế giới”.
Tuy nhiên dù thế nào đi nữa, Ki tô giáo vẫn là một tôn giáo nên giáo dục của nó vẫn mang màu sắc tôn giáo. Nội dung và hình thức giáo dục vẫn mang đậm nét và đặt nặng về tâm linh.
IX. So sánh giáo dục giữa Ki tô giáo, Phật giáo và Nho giáo:
Phật Giáo Nho Giáo Ki Tô Giáo
Mục đích Đào tạo người quân tử Đào tạo ra những người công dân tốt cho trần thế lẫn nước trời.
Nội dung “Cái Tâm” và “Cái Đức”. “Cái đức” và “Cái đạo”
Các giá trị tốt đẹp của xã hội và Tin Mừng.
Hình Thức Tu viện, giảng thuyết, các nghi lễ tôn giáo Tọa đàm, giảng thuyết Giáo dục trong gia đình, học đường,tu viện, trong cuộc sống, các sinh hoạt tâm linh.
Phương Pháp - Hướng dẫn, chỉ đường.
- Khích lệ.
- Tự giáo dục.
- Thiền định
- Giảng dạy. - Tu thân
- Giáo dục theo phương pháp hỏi đáp.
- Thực tế cuộc sống. - Giảng thuyết.
- Nêu gương.
- Cầu nguyện.
- Trực quan.
- Hoạt động nhóm.
- Thảo luận.
- Tọa đàm.
- Sắm vai.
- ...



Tài liệu tham khảo
1. Đào Huy Oánh (2004), Sơ lược lịch sử giáo dục, NXB ĐHQG TP. HCM
2. Bùi Đức Sinh. OP, Lịch sử giáo hội công giáo, Chân lý xuất bản Sài Gòn, 1972
3. Thomas Aquinas, Tổng luận thần học
4. Nguyễn Văn Liêm. OP, Giải thích thần học mầu nhiệm Thiên Chúa tạo thành.
5. Nguyễn Thái Hợp, Tôn Giáo-Giáo Dục: Một Cách Tiếp Cận.
6. Remark by Pope Benedict XVI, The Catholic University of America, April 17, 2008.
7. Bênêđictô XVI, Spe Salvi, số 22.
8. Le Dalai-Lama parle de Jésus, Ed. Brepols 1996, p. 106.
9. Thư Mục Vụ 2008 của HĐGMVN về giáo dục Ki tô giáo.
[center]
Về Đầu Trang Go down
 
GIÁO DỤC KI TÔ GIÁO
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TIN BUỒN CHO LỚP TÂM LÝ GIÁO DỤC K34, CŨNG NHU KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
» Giáo sư Hồ Ngọc Đại: Cần sự nổi dậy của tư duy giáo dục
» 101 câu chuyện thiền
» Tư vấn giáo dục con: Làm gì khi con mắc lỗi?
» NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Giáo dục học :: Dòng chảy giáo dục-
Chuyển đến