NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC TRONG KI TÔ GIÁO

Go down 
Tác giảThông điệp
peterduynguyen
Admin
peterduynguyen


Tổng số bài gửi : 143
Join date : 18/04/2010

MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC TRONG KI TÔ GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC TRONG KI TÔ GIÁO   MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC TRONG KI TÔ GIÁO Icon_minitimeSun May 02, 2010 4:02 am

MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC KI TÔ GIÁO
- Nguyễn Ngọc Duy -

LỜI MỞ ĐẦU

Ki Tô giáo là một bộ phận của Thiên Chúa giáo. Nó bao gồm Công giáo, Tin Lành và Anh giáo, trong đó Công giáo được hình thành sớm nhất và có ảnh hưởng hơn cả về mọi mặt trong đó có giáo dục. Trải qua hơn hai ngàn năm lịch sử hình thành và phát triển, cũng như để đạt được mục đích là giáo dục là đào tạo nên những con người toàn diện, Ki tô giáo đã sử dụng một hệ thống môi trường giáo dục rất phong phú và đa dạng.
Tùy theo từng giai đoạn phát triển của xã hội mà giáo hội Ki tô giáo lại sử dụng hoặc là đề cao những môi trường giáo dục khác nhau. Trong thời điểm hiện tại thì giáo hội Ki tô giáo đang sử dụng rất nhiều môi trường giáo và điều này được thể hiện qua “Sắc lệnh về giáo dục Ki tô giáo” (GRAVISSIMUM EDUCATIONIS) được ban hành trong Đại Công đồng Vatican II (1961 – 1965).


NỘI DUNG CHÍNH
I. Khái niệm môi trường giáo dục
Theo từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng thì môi trường là “tất cả các hiện tượng bên ngoài tác động lên chủ thể”. Từ đó ta có thể giới hạn hơn để có thể nói môi trường giáo dục là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự hoàn thiện nhân cách của con người.
II. Hệ thống môi trường giáo dục trong Ki tô giáo
Bên cạnh mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục, sắc lệnh giáo dục Ki tô giáo cũng đề cập tới môi trường giáo dục. Sắc lệnh này coi những tổ chức thuộc về các hoạt động giáo dục như là học đường. Và theo văn kiện thì học đường là một "môi trường phát triển các khả năng, óc phán đoán và giúp khám phá những di sản văn hóa của các thế hệ trước, đề cao các giá trị, chuẩn bị cho cuộc sống chức nghiệp và biết thông cảm lẫn nhau".
Như thế học đường vượt trên những chiều hướng vật chất và bao gồm tất cả các hệ thống có ảnh hưởng trên chủ thể thụ huấn: như gia đình "học đường đầu tiên dạy các đức tính xã hội" và cách riêng là môi trường học đường với mọi "yếu tố" trực tiếp ảnh hưởng ít nhiều như: thầy dạy, bạn bè, bản tính và phẩm chất của việc giáo dục, các phương pháp cũng như tất cả các điều kiện khác giúp cho việc giáo dục thành công: "trình độ học vấn, sức khỏe học sinh và qui chế học đường". Vì thế mà giáo dục Ki tô giáo được tổ chức trong những môi trường rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên không phải vì vậy mà các môi trường trong giáo dục Ki tô giáo lại được sử dụng lộn xộn, tùy tiện nhưng chúng lại được sử dụng theo những mục đích và điều hành của Giáo triều thông qua các tu sĩ và giáo dân. Nên ta có thể coi các môi trường giáo dục trong Ki tô giáo là một hệ thống môi trường giáo dục. Và dựa vào tính chất cũng như địa bàn hoạt động của các loại môi trường ta có thể phân chia hệ thống môi trường giáo dục trong Ki tô giáo thành những loại sau
1. Giáo dục trong gia đình
Nếu giáo dục chỉ là cung cấp kiến thức thì khi nói đến giáo dục, người ta chỉ nghĩ đến nhà trường và đó là cách hiểu khá phổ biến ngày nay. Thế nhưng giáo dục Kitô giáo hướng đến việc đào tạo con người toàn diện, do đó môi trường giáo dục không chỉ là nhà trường mà là tất cả những môi trường nơi đó con người sinh sống và hít thở, đặc biệt là gia đình.
Nhìn từ góc độ nhân học cũng như thần học, gia đình đều có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục và là "học đường đầu tiên dạy các đức tính xã hội" của con người và cũng là yếu tố tác động rất lớn trong suốt cả cuộc đời con người. Đó là lý do mà trong Thư Mục Vụ 2008, Hội đồng Giám mục Việt Nam mời gọi các gia đình công giáo cố gắng xây dựng đời sống gia đình thành môi trường thuận lợi nhất cho việc giáo dục Kitô giáo: “Gia đình Nadarét cho thấy tầm quan trọng của gia đình trong việc giáo dục. Thánh Gia thất chính là mẫu gương cho các gia đình, nhất là những người làm cha làm mẹ, trong mọi nền văn hoá và môi trường xã hội.”(số 5). Chính vì thế mà việc giáo dục tiền và hậu hôn nhân rất được Ki tô giáo coi trọng. Bất kì ai muốn kết hôn theo luật của Ki tô giáo điều phải học giáo lý hôn nhân trong vòng từ 3 – 6 tháng. Ở các lớp này, các học viên ngoài việc được học các đặc điểm tâm sinh lý của người nam người nữ, cách sống đời sống hôn nhân sao cho chung thủy và hạnh phúc, các nghĩa vụ của các thành viên trong giá đình đối với nhau, với Giáo hội, xã hội và Thiên Chúa thì việc học cách giáo dục con cái rất được chú trọng. Ngoài ra, sau khi hôn nhân Ki tô giáo vẫn thường xuyên cũng cố và bồi dưỡng khả năng giáo dục Ki tô giáo cho người lớn trong giá đình trong các lớp học hoặc đoàn thể dành cho gia trưởng, hiền mẫu và người cao tuổi...
Chúng ta có thể thấy gia đình là môi trường giáo dục được đánh giá là quan trọng và căn bản nhất trong Ki tô giáo. Vì thế mà Giáo hội đã chú tâm và đã đạt được những thành tựu rất lớn trong việc sử dụng môi trường giáo dục này. Riêng đối với Việt Nam một dân tộc có truyền thống rất chú trọng đến yếu tố gia đình thì môi trường giáo dục này lại càng phù hợp và phát huy tác dụng mạnh mẽ hơn.
2. Giáo dục trong học đường
Bên cạnh gia đình, Ki tô giáo còn chú trọng đến môi trường giáo dục học đường. Bởi vì theo Giáo hội thì những vị có trách nhiệm giáo dục chính thức trước hết là các bậc phụ huynh. Nhưng trong thực tế, vì việc giáo dục đòi hỏi những điều kiện vượt quá khả năng của mỗi cá nhân, nên xã hội lại phải đảm nhiệm việc tổ chức "những gì cần thiết cho lợi ích chung của con người" tức là bảo đảm quyền lợi và bổn phận của các phụ huynh, giúp đỡ họ thiết lập các trường sở giáo dục.
Và để thực hiện điều đó, Ki tô giáo đã thành lập một hệ thống học đường rất phong phú đa dạng từ các lớp giáo lý đơn thuần trong các nhà thờ, họ đạo đến các trường mầm non, tiểu học trung học, cao đẳng, đại học và các trường dạy nghề, giáo dưỡng nữa.
Cũng như các trường bình thường các trường Ki tô giáo trên thế giới cũng giáo dục cho học viên của mình theo hệ thống tri thức của xã hội. Bên cạnh đó, các trường này cũng giáo dục thêm các môn nhân bản cho học sinh. Còn các lớp giáo lý trong nhà thờ tuy cũng có tổ chức theo hệ thống giáo dục, có giáo trình và giáo viên như một nhà trường bình thường, nhưng chúng lại thiên về giáo dục tâm linh hơn. Ở đây các học viên được học các môn học về giáo lý Ki tô giáo như: Thánh kinh, Phụng vụ, Luân lý, Bí tích...cũng như các môn học về nhân bản như: giao tiếp “học ăn, học nói, học gói, học mở”, kỹ năng nhận biết, nuôi dưỡng và hoạch định cho bản thân...cũng như các môn mang tính kỹ năng sống như: sinh hoạt đoàn đội, làm việc nhóm, nhạc, hội họa, cắm hoa...
Nói chung học đường cũng là một môi trường được quan tâm và đạt được những thành công nhất định trong Ki tô giáo, đặc biệt là ở các nước Mỹ châu và Âu châu. Môi trường này gặt được thành công lớn nhất ở chỗ nó được dùng để đào tạo nên những con người toàn diện về cái đức cũng như cái tài cho Giáo hội nói riêng và xã hội nói chung. Không những thế, nếu ta quay ngược lại “dòng chảy lịch sử” giáo dục học thế giới thì ta sẽ thấy những trường lớp trong Ki tô giáo này, đã làm những bước tiền đề cho việc hình thành hệ thống giáo dục theo trường lớp một cách khoa học như ngày nay, và điều này gắn với tên tuổi của Cômenxki ông tổ của nghề giáo và cũng là một lãnh tụ trong Ki tô giáo. Riêng ở Việt Nam vì một số lý do mà môi trường giáo dục này chưa được Ki tô giáo phát triển mạnh. Nó chỉ hạn chế trong khuôn khổ của những lớp giáo lý trong các nhà thờ, và các trung tâm giáo dưỡng của các dòng. Có lẽ vì thế mà ta thấy môi trường học đường trong giáo dục của Ki tô giáo ở Việt Nam có hạn chế là thiêng về giáo dục cái đức của con người.
3. Giáo dục trong tu viện
Nói đến giáo dục Ki tô giáo thì ắt hẳn ta không thể không nói đến giáo dục trong dòng tu hay giáo dục chủng viện. Vì đây là một môi trường giáo dục độc đáo của Ki tô giáo mà ta không thể bắt gặp trong bất cứ thể chế hay tổ chức nào khác.
Giáo dục tu viện theo tôi có thể chia ra làm ba hướng chính là : giáo dục tu viện, giáo dục chủng viện và giáo dục đan viện. Trong giáo dục tu viện và đan viện thì còn được chia ra làm hai hệ chính là giáo dục cho nam tu và nữ tu.
Vì Giáo hội Ki tô giáo tồn tại rất lâu đời và trải rộng khắp nơi trên thế giới, cũng như Giáo hội hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên vì thế mà hệ thống tu viện của Ki tô giáo cũng rất phong phú và đa dạng. Tuy cũng có một số điểm chung trong hệ thống giáo dục này là giáo dục tu sĩ các giá trị của Tin Mừng đặc biệt trong đó là đức khó nghèo, vâng phục và khiết tịnh; nhân bản và các kĩ năng thiết yếu thì tùy theo mỗi linh đạo của mỗi tu hội mà sẽ giáo dục và đào tạo các học viên của mình theo hướng chuyên sâu để thực hiện linh đạo đó.
Nhìn chung, đây là môi trường giáo dục độc đáo và được sử dụng rất thành công trong Ki tô giáo. Nó đã đem lại những còn người toàn đức toàn tài phục vụ cho Giáo hội nói riêng cũng như xã hội nói chung. Tuy nhiên vì đây là môi trường dùng để đào tạo ra những tu sĩ nên nó rất thiêng về đào tạo những giá trị, kiến thức, kĩ năng giúp ích cho phần tâm linh. Các môn thuộc khoa học tự nhiên rất ít được đào tạo chỉ trừ một số dòng chuyên về nghiên cứu khoa học như dòng Tên thì được đào tạo mà thôi.
4. Giáo dục trong xã hội
Đây cũng là một môi trường được vận dụng rất nhiều trong giáo dục Ki tô giáo, đặc biệt là ở các vùng truyền giáo và những nơi khó khăn để thực hiện các hình thức giáo dục ở trên. Ở những nơi này, các tu sĩ hay các tín hữu thường giáo dục nhau và giáo dục cho người khác qua chính cách sống và các hoạt động bình dị đời thường.
Ngoài ra môi trường này cũng được một số dòng đặc biệt là dòng Phao lô và các chủng viện sử dụng để đào tạo học viên của mình. Người ta cho học viên ra sống giữa cuộc đời để rèn luyện. Đồng thời tu hội sẽ chọn một số người làm đồng hành để hộ trợ và giúp đỡ để học viên hoàn thành được mục đích giáo dục.
Không chỉ dùng để giáo dục học viên, một số dòng chuyên về hoạt động xã hội cũng hay sử dụng hình thức này để giáo dục cho những người mà họ gặp được như: trẻ bụi đời, công nhân, bệnh nhân, sinh viên...
5. Giáo dục trong các sinh hoạt tâm linh
Cũng như bao tôn giáo khác, Ki tô giáo cũng thực hiện việc giáo dục qua các sinh hoạt tâm linh của mình như: thánh lễ, giờ kinh, giờ cầu nguyện, tĩnh tâm, xưng tội...Đây là môi trường đặc thù và được sử dụng chủ yếu để giáo dục đức tin và các nội dung khác mang tính tôn giáo.
Nếu nhìn một cách chung nhất thì đây là môi trường được sử dung rộng rãi và thường xuyên nhất trong Ki tô giáo. Môi trường tạo ra một bầu khí rất thuận lợi cho việc nuôi dưỡng và trau dồi cho những người Ki tô hữu có một đời sống thật đúng đắn và hoàn thiện về nhân cách.



KẾT LUẬN

Chung quy lại thì môi trường được Ki tô giáo sử dụng trong việc giáo dục rất phong phú và đa dạng. Mỗi môi trường có những ưu và nhược điểm riêng. Trong đó môi trường gia đình và tu viện là được Ki tô giáo coi trọng hơn cả và ở Việt Nam hiện nay, hai môi trường này cũng được Giáo hội chú trọng hàng đầu. Ngoài ra ở mỗi môi trường, Giáo hội lại sử dụng những cách thức và con đường giáo dục tương ứng để đạt được hiệu quả giáo dục, trong đó có một con đường rất điển hình đó là lao động vâng theo lời dạy của Chúa Giê su “Anh em hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát. Nhưng để có lương thực thường tồn mang lại phúc trường sinh.” (Ga 22, 27) để rồi giáo dục nên những con người hữu ích đối với bản thân, gia đình, giáo hội cũng như xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Huy Oánh (2004), Sơ lược lịch sử giáo dục, NXB ĐHQG TP. HCM
2. Bùi Đức Sinh. OP, Lịch sử giáo hội công giáo, Chân lý xuất bản Sài Gòn, 1972
3. Trần Thị Hương (chủ biên), Giáo trình Giáo dục học đại cương, Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2009
4. Nguyễn Thị Bích Hạnh – Trần Thị Hương, Lý luận dạy học, Khoa Tâm lý giáo dục Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2004
5. Vũ Dũng, Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển bách khoa, 2008
6. Nguyễn Thái Hợp, Tôn Giáo-Giáo Dục: Một Cách Tiếp Cận.
7. Remark by Pope Benedict XVI, The Catholic University of America, April 17, 2008.
8. Bênêđictô XVI, Spe Salvi, số 22.
9. Thư Mục Vụ 2008 của HĐGMVN về giáo dục Ki tô giáo.
Về Đầu Trang Go down
 
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC TRONG KI TÔ GIÁO
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» MỘT SỐ NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC ĐIỂN HÌNH
» CHUYÊN ĐỀ “Tầm quan trọng của người mẹ trong tiến trình giáo dục con cái” ngay 9/5/2010
» Nguyên tắc tôn trọng người khác trong giao tiếp
» Tâm lí...trường tớ lại thế này...
» In Hóa Đơn GTGT trong 7 ngày

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Giáo dục học :: Dòng chảy giáo dục-
Chuyển đến