NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Phân loại trí nhớ

Go down 
Tác giảThông điệp
peterduynguyen
Admin
peterduynguyen


Tổng số bài gửi : 143
Join date : 18/04/2010

Phân loại trí nhớ Empty
Bài gửiTiêu đề: Phân loại trí nhớ   Phân loại trí nhớ Icon_minitimeTue Nov 30, 2010 8:55 pm

Phân loại trí nhớ
- PM. Nguyễn Ngọc Duy -
Trí nhớ được chia làm rất nhiều loại theo các tiêu chí khác nhau, trong đó có năm cách phân chia phổ biến như sau:
1. Dựa vào nguồn gốc hình thành trí nhớ
Trí nhớ giống loài là loại trí nhớ được hình thành trong quá trình phát triển chủng loại, mang tính chung cho cả giống loài và được biểu hiện dưới hình thức những bản năng, những phản xã không điều kiện.
Trí nhớ cá thể là loại trí nhớ được hình thành trong quá trình phát triển cá thể, không mang tính chất giống loài, mà mang tính chất cá thể. Ở động vật loại trí nhớ này được biểu hiện ở những kĩ xảo, những phản xạ có điều kiện. Ở con người, trí nhớ cá thể được biểu hiện trong kho tang kinh nghiệm cá nhân phong phú của mỗi chúng ta.
2. Căn cứ vào nội dung phản ánh của trí nhớ
Trí nhớ vận động: phản ánh những cử động và những hệ thống cử động. Ý nghĩa to lớn của loại trí nhớ này là nó là cơ sở để hình thành những kĩ xảo thực hành và lao động khác nhau: đi đứng, viết lách… sự “khéo chân khéo tay”, hay “bàn tay vàng” là những dấu hiệu của trí nhớ vận động tốt.
Trí nhớ cảm xúc: phản ánh những rung cảm, trải nghiệm của con người. Những rung cảm, trải nghiệm được trực lại trong trí nhớ bộc lộ như là những tín hiệu hoặc kích thích hành động, hoặc kìm hãm hành động mà trước đây đã gây nên những rung cảm dương tính hoặc âm tính. Khả năng đồng cảm với người khác, với các nhân vật trong sách… đều được dựa trên cơ sở của trí nhớ cảm xúc.
Trí nhớ hình ảnh: đây là loại trí nhớ phản ánh những hình ảnh, biểu tượng thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác của các sự vật, hiện tượng đã tác động vào ta trước đây. Loại trí nhớ này có thể đạt đến trình độ phát triển cáo một cách lạ thường trong điều kiện nó phải bù trừ hoặc thay thế cho những loại trí nhớ đã bị mất, chẳng hạn như những người mù, điếc…Nó phát triển rất mạnh ở người làm nghề “nghệ thuật”. Đôi khi ta gặp những người gọi là trí nhớ thị giác, nghĩa là loại trí nhớ mà biểu tượng của nó nảy sinh trong óc một cách sống động, tựa như sự vật, hiện tượng không có trước mặt, “nghe thấy” những vật trong hiện tại- đó là loại biểu tượng đặc biệt, rất chi tiết, đầy đủ như là hình ảnh của tri giác vậy.
Trí nhớ từ ngữ - logic: loại trí nhớ này phản ánh những ý nghĩ, tư tưởng của con người. Ý nghĩ, tư tưởng không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ được, vì vậy người ta gọi loại trí nhớ này là trí nhớ từ ngữ - logic. Hệ thống tín hiệu thứ hai có vai trò chính trong loại trí nhớ này. Đây là loại trí nhớ đặc trưng cho con người, ở con vật không có. Trên cơ sở phát triển của các loại trí nhớ kể trên, trí nhớ từ ngữ - logic trở thành loại trí nhớ chủ đạo ở con người, nó giữ vai trò chính trong sự lĩnh hội tri thức của học sinh trong quá trình dạy học.
3. Dựa vào tính mục đích của trí nhớ
Trí nhớ không chủ định là loại trí nhớ mà trong đó việc ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện một cái gì đó được thực hiện mà không theo mục đích định trước.
Trí nhớ có chủ định được diễn ra the những mục đích xác định.
4. Dựa vào thời gian củng cố và gìn giữ tài liệu
Muốn cho một tài liệu nào đó được củng cố trong trí nhớ, thì nó cần được chủ thể chế biến một cách thích hợp. Việc chế biến đó đòi hỏi một thời gian nhất định, gọi là thời gian củng cố các dấu vết.
Nếu thời gian này diễn ra ngắn ngủi chốc lát và do đó dấu vết được giữ lại cũng chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, thì đó gọi là trí nhớ ngắn hạn. Trí nhớ ngắn hạn được con người sử dụng trong trường hợp phải thực hiện những hành động, những thao tác cấp bách, nhất thời. Sau khi hành động hay thao tác được thực hiện thì trí nhớ trở nên không cần thiết nữa. Vì vậy người ta còn gọi trí nhớ ngắn hạn là trí nhớ tác nghiệp.
Nếu thời gian củng cố các dấu vết được kéo dài sau nhiều lần lặp lại và tái hiện nó, và do đó, những dấu vết ấy được gìn giữ lâu dài, thì gọi đó là trí nhớ dài hạn. Tùy theo nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể trong từng hoạt động của con người mà cả hai loại trí nhớ này đều có vai trò quan trọng trong đời sống và trong công tác của chúng ta.
5. Dựa theo giác quan chủ đạo trong trí nhớ
Mỗi người chúng ta thường thiên về sử dụng một loại giác quan nào đó là chính trong quá trình ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện (bằng mắt, bằng tay, bằng tai…). Đó là một đặc điểm cá nhân của trí nhớ mỗi người mà khi rèn luyện trí nhớ ta cần phải tính đến.
Tóm lại, tất cả các loại trí nhớ trên đây đều liên hệ qua lại với nhau, bởi vì các tiêu chuẩn phân loại trí nhớ trên đây đều liên quan đến các mặt khác nhay trong hoạt động của con người, các mặt này được biểu hiện không phải một cách riêng lẻ, mà thành một thể thống nhất. Ngoài ra, giữa các loại trí nhớ trong cùng một tiêu chuẩn phân loại cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
(Theo “Tâm lí học đại cương” _Nguyễn Xuân Thức)
Về Đầu Trang Go down
 
Phân loại trí nhớ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» PHÂN LOẠI KHÍ CHẤT
» Bảng phân loại tư duy của Bloom
» Thiết kế dự án hiệu quả: Kỹ năng tư duy Phân loại tư duy của Bloom: Một cách nhìn mới
» Chuyên đề: Nhận diện và loại bổ stress
» Giấy Couche, Dulex, Ivory, …v..v.. các loại giá rẻ.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học nhận thức-
Chuyển đến