NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 “Phương pháp tự học: phương pháp mô hình hóa”

Go down 
Tác giảThông điệp
nguyenthidiemmy

nguyenthidiemmy


Tổng số bài gửi : 60
Join date : 24/06/2009
Age : 33
Đến từ : Long An

“Phương pháp tự học: phương pháp mô hình hóa” Empty
Bài gửiTiêu đề: “Phương pháp tự học: phương pháp mô hình hóa”   “Phương pháp tự học: phương pháp mô hình hóa” Icon_minitimeWed May 05, 2010 8:13 am

Khi chúng ta nghiên cứu những vấn đề nào đó, không phải lúc nào ta cũng có thể nghiên cứu trực tiếp các đối tượng. Trường hợp đó, chúng ta chỉ có thể nghiên cứu chúng nhờ vào các mô hình tưởng tượng hay các mô hình vật chất nào đó (các sơ đồ mô hình hóa). Mô hình hóa là phương pháp nghiên cứu đối tượng một cách gián tiếp về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn. Đây là phương pháp học tập nghiên cứu đối tượng học tập bằng các mô hình, sơ đồ. Và tùy vào cấu trúc, chức năng, nội dung môn học mà người ta đưa ra các loại mô hình hóa:
 Sơ đồ cấu trúc: Nêu lên hệ thống các yếu tố tạo thành một đối tượng, một quá trình. Trong quá trình lập sơ đồ cần tước bỏ những yếu tố không phải là bản chất và thể hiện được mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống.
 Sơ đồ chức năng: Đây là sơ đồ nêu rõ được chức năng của các yếu tố trong một quá trình giáo dục, yếu tố chức năng chủ đạo, yếu tố nào giữ vị trí chính yếu, mối quan hệ giữa các yếu tố đó.
 Sơ đồ phân nhánh thống kê: Giúp HV thống kê nội dung tài liệu theo cấu trúc bài học trong giáo trình hay trong bài giảng của GV. HV chia tài liệu thành những phần nhỏ có thể đẳng lập hoặc có quan hệ chính phụ tạo thành hệ thống nối tiếp nhau. HV chỉ cần đọc tài liệu một vài lần sau đó có thể tiến hành lập sơ đồ phân nhánh thống kê để sắp xếp tài liệu một cách hệ thống ghi nhớ tài liệu một cách hệ thống.
 Sơ đồ phân nhánh lôgic theo tài liệu giáo dục học: Có khả năng hệ thống hóa tri thức giáo dục học bằng cách chỉ ra lôgic phát triển bên trong của vấn đề. Nó không theo trình tự, thứ tự nội dung tài liệu.
 Các giai đoạn xây dựng sơ đồ:
 Tái hiện tri thức đã lĩnh hội: Muốn lập được sơ đồ phân nhánh thống kê và phân nhánh lôgic thì đầu tiên HV phải nắm toàn bộ tri thức của một bài, một chương trình mới có thể suy nghĩ tìm tòi mối quan hệ giữa các tri thức để lập sơ đồ. Nếu không nắm được các tri thức cần thiết sẽ không có cơ sở để xây dựng những sơ đồ phản ánh mối quan hệ của các yếu tố.
 Lựa chọn trong các sơ đồ giáo viên hay sách giáo khoa trình bày, hoặc HV có thể tự lập một sơ đồ khác cho riêng mình
 Nghiên cứu sơ đồ, vạch ra những yếu tố cần thiết, tránh làm phức tạp hóa sơ đồ.
 Kiểm tra tính chân thực của những số liệu nhận được và đưa chúng vào hệ thống tri thức.
 Cách sử dụng sơ đồ:
 Có thể sử dụng sơ đồ trong SGK hoặc tự lập để giải thích, chứng minh cho bản chất của vấn đề. Đồng thời, có thể tìm mối quan hệ giữa các yếu tố đó.
 HV tự lập sơ đồ để thể hiện mối quan hệ thông qua hệ thống phương pháp thông báo- tái hiện, tìm tòi- nêu và giải quyết vấn đề. Sau đó chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thành tốt sơ đồ.
 HV có thể tự lập sơ đồ trong khi tự học ở nhà để ôn tập. Vd sơ đồ phân nhánh.
 GV và HV đều có những sơ đồ riêng nhằm hệ thống hóa các kiến thức một chương, hoặc cả toàn bộ chương trình. Các sơ đồ này có thể kết hợp sử dụng với các phương pháp dạy học khác trong các giờ tổng kết, ôn tập môn học.

Chúc các bạn tự học thành công!
Về Đầu Trang Go down
 
“Phương pháp tự học: phương pháp mô hình hóa”
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chỉ số IQ và phương pháp xác định IQ
» Các phương pháp đánh giá kết quả học tập.
» Phương pháp thuyết phục (1)
» KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
» Tìm hiểu Phương pháp xúc cảm thuần lý

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: NGÔI NHÀ TRÁI TIM CLUB :: Chuyên mục "HAI TUẦN MỘT GÓC NHÌN"-
Chuyển đến