NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÝ TRỊ LIỆU

Go down 
Tác giảThông điệp
peterduynguyen
Admin
peterduynguyen


Tổng số bài gửi : 143
Join date : 18/04/2010

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÝ TRỊ LIỆU Empty
Bài gửiTiêu đề: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÝ TRỊ LIỆU   MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÝ TRỊ LIỆU Icon_minitimeMon Oct 04, 2010 3:02 am

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÝ TRỊ LIỆU
- PM. Nguyễn Ngọc Duy –
Khoa Tâm lý – Giáo dục
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
I. Một số thuật ngữ cơ bản:
Tâm lý trị liệu: Là một liệu pháp chữa trị bệnh, dùng tâm lý để chữa bệnh, có thể là bệnh sinh lý lẫn bệnh thần kinh.
Trị liệu tâm lý: Là chữa trị tâm bệnh hay còn được gọi là bệnh của tâm lý.
Thuật ngữ “trị liệu tâm lý” (Psychotherapy) được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1872 trong cuốn “Ảnh hưởng của tâm lý lên cơ thể” của D.Tuke.
Thêm nữa, thuật ngữ “trị liệu tâm lý” có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau: Theo nhóm mô hình y học thì “trị liệu tâm lý” là phương pháp trị liệu sử dụng tác động tâm lý lên cả trạng thái lẫn hoạt động của cơ thể. Còn đối với nhóm các nhà tâm lý thì “trị liệu tâm lý” lại là sự huy động tối ưu quá trình rèn luyện và giáo dục hướng tới mẫu ứng xử hành vi thích nghi hơn. Còn đối với các nhà xã hội học thì nó là liệu pháp sư dụng tác động tâm lý vào mục đích kiểm tra đáp ứng xã hội. Hay đối với nhóm triết học gia thì đây là tập hợp các hiện tượng tâm lý phát sinh trong quá trình giao tiếp của con người. Hoặc đối với nhóm mô hình máy tính thì hoạt động của não bộ, những vấn đề của tâm trí được mô phỏng như hoạt động của máy tính. Chúng xảy ra trong phần cứng (thành phần, cấu trúc) hoặc ở phần mềm (các chương trình). Vì thế, trị liệu tâm lý có thể dùng các liệu pháp y học như dùng thuốc để thay đổi phần cứng. Còn các liệu pháp tâm lý dùng để thay đổi phần mềm như: xúc cảm, nhận thức, hành vi…và những yếu tố đang duy trì trạng thái tâm lý bất ổn của cá nhân.
Chung quy lại: “trị liệu tâm lý” được hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình tương tác qua lại giữa nhà trị liệu và thân chủ. Quá trình này bao gồm những hành động cụ thể như: lắng nghe, thấu hiểu, nhạy cảm với những vấn đề của thân chủ, tháo gỡ, giải tỏa vướng mắc, trói buộc về cơ thể, xúc cảm, tình cảm, tư tưởng, nhận thức, hoặc là giải tỏa stress, nếp nghĩ, những thói quen nhiễm tập tiêu cực…
II. Tính lịch sử và văn hóa trong quan niệm và cách điều trị các bệnh tâm lý.
Những bệnh có liên quan đến tâm lý xuất hiện và được ghi nhận từ rất sớm trong lịch sử loài người. Tuy nhiên ở những khoảng thời gian từ thế kỷ XV trở về trước, người ta có quan niệm là những bệnh này bắt nguồn từ ma quỷ. Và những bệnh nhân được đồng hóa với những người bị quỷ nhập.
Đến thời kỳ Phục hưng, tuy nền khoa học bắt đầu có những tiến bộ vượt bậc, con người sống văn minh hơn dưới ánh sáng khoa học, nhưng ánh mắt kỳ thị, khiếp sợ, né tránh của những người bình thường đối với những người bị tâm bệnh vẫn tồn tại. Và những người bị tâm bệnh lúc bấy giờ rất tội nghiệp, họ bị rẻ rung và bị gạt ra khỏi lề của xã hội.
Mãi cho đến cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, nhận thức rối loạn tâm trí như là một rối loạn tâm mới bắt đầu xuất hiện ở châu Âu. Đặc biệt, ở giai đoạn này có một bác sĩ tên là Philipe Pinel chính thức xem những người mắt tâm bệnh như là một người bệnh.
Năm 1818, bác sĩ Reie đã viết cuốn “Cuồng tưởng và phương pháp tâm lý trong điều trị” mở ra một trang mới cho lịch sử tâm lý trị liệu. Đến cuối thế kỉ XIX, trị liệu tâm lý được xem là một liệu pháp chữa trị quan trọng trong y học. Và tâm thần được chính thức coi như là một loại bệnh có nguồn gốc từ tâm lý, xã hội và có thể phòng ngừa hoặc là chữa trị được. Và ngày nay, bệnh tâm lý được xem là hậu quả của những thất bại trong cuộc sống. Ví dụ như thất bại trong kinh doanh, công việc học tập xa sút, bị thiên tai…
III. Phân biệt tính bất thường và những dấu hiệu của bệnh tâm lý:
Bản chất của bệnh là những rối loạn về tâm lý bao gồm: rối nhiễu cảm xúc (lo âu, buồn chán, trầm cảm,…), rối loạn nhận thức (ám ảnh, tự ám thị…), rối loạn hành vi (kém thích nghi, bất thường…) và rối loạn nhân cách.
Tâm bệnh lý lúc đầu làm giảm sức khỏe và tinh thần. Sau đó, làm rối loạn hay phá hủy các chức năng kiểm soát đời sống của cá nhân và gia đình, đe dọa sự an toàn của chính chủ thể cũng như những người xung quanh.
Một người bị tâm bệnh thì có ít nhất 2 trong 6 dấu hiệu sau:
Thứ nhất là buồn chán: Chủ thể có cảm giác buồn chán, đau khổ, thất vọng, lo lắng. Ví dụ như lúc nào cũng u rủ, sợ bị thi rớt, sợ bị tai nạn…
Thứ hai là kém thích nghi: Hành động theo những cách làm ảnh hướng xấu đến việc đạt mục đích, đến sự bình an của cá nhận cũng như của gia đình và xã hội. Trước đây chúng ta hiểu kém thích nghi là kém khả năng điều ứng để làm quen và thích nghi với môi trường xung quanh. Nhưng bây giờ, kém thích nghi còn được hiểu một cách rộng hơn nữa là ngoài việc khả năng điều ứng kém thì những hành động đi ngược lại với cái chuẩn mực chung của môi trường sống hiện tại cũng được xem là kém thích nghi. Ví dụ như một thanh niên chạy xe trên đường lạc lách, rú ga. Một học sinh trong giờ học múa máy lung tung…là những hành động kém thích nghi.
Thứ ba là tính cách khó dự đoán: Hành động và nói năng theo những cách khó dự đoán trước, thường xuyên mất kiểm soát bản thân. Ví dụ như lúc vui cười, lúc cáu giận “nắng mưa thất thường”.
Thứ tư là tính phi lý: Nói năng hay hành động theo những cách mà người khác đánh giá là phi lý, không thể hiểu và chấp nhận được. Ví dụ như cuốn sách của người khác mà luôn miệng cứ bảo là của mình.
Thứ năn là tính phi thông lệ và hiếm thấy: Hành động theo cách rất là kỳ cục, hiếm thấy và vi phạm các chuẩn mực đạo đức. Ví dụ như một người ra giữa đường đứng múa võ, mặc cho xe cô qua lại tấp nập.
Thứ sáu là luôn gây cảm giác khó chịu cho những người xung quanh bằng cách làm cho họ cảm thấy bị đe dọa, bị khổ lây hoặc không thể hợp tác được. Ví dụ như một người không bao giờ lắng nghe ý kiến của người khác, lúc nào cũng cho ý kiến của mình là đúng, là chính xác và mọi người phải nghe theo không được chống đối.
Bệnh tâm lý khá phổ biến, theo thống kê thì có ít nhất 15% dân số của thế giới ít nhất bị bệnh tâm lý một lần trong đời.
IV. Biện pháp trị liệu:
Nhà trị liệu dùng lý lẽ để giải thích, giảng giải và khuyên bảo thân chủ. Hoặc là cải tạo, thay đổi môi trường sống, gạt bỏ nhân tố bất lợi gây nhiễm tập (trường phái trị liệu hệ thống). Hay theo trường phái tâm lý học hành vi thì nhà trị liệu có thể giúp bệnh nhân luyện tập ứng xử tích cực để loại bỏ những ứng xử bất lợi thông qua các liệu pháp khen thưởng, trách phạt, trừng trị…Và một biện pháp hết sức quan trọng trong trị liệu tâm lý đó là giải tỏa cảm xúc. Đây là trọng tâm của trị liệu.
Cũng như các hoạt động khác, trị liệu tâm lý cũng có những mục tiêu của nó. Đó là làm giảm triệu chứng ở bệnh nhân, khôi phục những chức năng tâm lý bình thường của người bệnh. Ngoài ra còn phải điều chỉnh, xây dựng lại những thói quen, những thuộc tính nhân cách đã bị rối nhiễu. Đồng thời phải giúp bệnh nhân phát triển những kỹ năng ứng phó và tạo khả năng thích nghi tốt nhất trong môi trường đang sống.
Để thực hiện được những mục tiêu như trên, các nhà trị liệu tâm lý phải có nhiệm vụ tìm hiểu bản chất của rối nhiễu. Đâu là nguyên nhân, là nguồn gốc, hoàn cảnh phát sinh của bệnh? Những yếu tố nào đã và đang duy trì rối nhiễu. Đổng thời phải chẩn đoán, phân loại rối nhiễu theo tiêu chuẩn bệnh quốc tế. Ngoài ra nhà trị liệu còn phải thường xuyên đánh giá hiện trạng , sự tiến triển và hậu quả của rối nhiễu. Qua đó xây dựng chương trình can thiệp và tìm đươc liệu pháp trị liệu hiệu quả nhất.
Một vấn đề nữa mà ta không thể không đề cập đến trong biện pháp trị liệu đó là quy trình trị liệu. Một quy trình trị liệu đầy đủ bao gồm 13 bước như sau:
Thứ nhất là tiếp xúc thân chủ hay là thiết lập mối quan hệ với bệnh nhân. Ở bước này, nhà trị liệu cần tạo thiện cảm, sự tin tưởng cho bệnh nhân.
Thứ hai là phỏng vấn thân chủ. Ở bước này, nhà trị liệu cần có nghệ thuật lắng nghe, khơi gợi bằng những câu hỏi thông minh để có thể thấu hiểu vấn đề của thân chủ và giúp bệnh nhân bộc lộ và giải tỏa chính mình.
Thứ ba là dựng lại lịch sử. Sau khi nắm được các thông tin cần thiết ở bước phỏng vấn, nhà trị liệu cần sắp xếp và sâu chuỗi các dự liệu thành một hệ thống để có thể hình dung lại được hoàn cảnh gia đình, quá trình phát triển của bệnh nhân.
Thứ tư là xác định được vấn đề, ở đây nhà trị liệu cần phải xác định được vấn đề của thân chủ là cái gì và nằm ở đâu?
Thứ năm là phân tích nhu cầu của thân chủ. Đây là bước nhà trị liệu nhận định những nhu cầu, những mong muốn của bệnh nhân khi họ đến với mình.
Thứ sáu là thiết lập khuôn khổ trị liệu. Bước này giúp cho nhà trị liệu lẫn bệnh nhân tuân thủ được quá trình trị liệu diễn ra một cách hiệu quả, không bị ngắt quản bằng những quy ước bằng văn bản về thời lượng, cách thức trị liệu…
Thứ bảy là xác định mục tiêu trị liệu. Như đã nói ở phần mục tiêu trị liệu ở trên, quá trình trị liệu cần có bước này để đảm bảo cho quá trình trị liệu đi đúng hướng.
Thứ tám là xây dựng các giả thuyết về bênh. Ở đây nhà trị liệu cần đưa ra các giả thuyết với nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa của các triệu chứng.
Thứ chín là lựa chọn giải pháp can thiệp, sau khi đã chọn được một giả thuyết phù hợp nhất thì nhà trị liệu cần lựa chọn và tìm được các giải pháp can thiệp phù hợp và hiệu quả nhất cho bệnh nhân.
Thứ mười là xây dựng tiến trình trị liệu. Ở đây, nhà trị liệu xác định thời lượng, thời gian, địa điểm trị liệu hay nói chung là lên một chương trình trị liệu chi tiết và cụ thể cho người bệnh.
Thứ mười một là giám sát trị liệu. Trong quá trình tị liệu, đôi lúc nhà trị liệu gặp một số khó khăn, vướn mắt ở đâu đó mà không thể tự giải quyết và trị liệu một mình được. Và những lúc như thế nhà trị liệu thường cần đến sự giúp đỡ hoặc là cho góp ý của các nhà trị liệu khác để có thể nhanh chóng giải quyết được vấn đề.
Thứ mười hai là kết thúc - đánh giá. Bất cứ một quy trình nào cũng có khởi đầu và kết thúc, trị liệu cũng thế, sau một thời gian nhất định để đạt được được mục tiêu trị liệu, quá trình trị liệu sẽ kết thúc. Và nhà trị liệu cần đánh giá lại toàn bộ quá trình trị liệu để đưa ra những nhận xét đúng đắng và khách quan.
Bước mười ba và cũng là bước cuối cùng là theo dõi sau trị liệu. Dù quá trình trị liệu đã hoàn thành nhưng nhà trị liệu vẫn cần phải theo dõi bệnh tình của bệnh nhân thông qua gia đình, thầy cô giáo…Bởi lẻ có nhiều trường hợp, dù đã điều trị dứt điểm nhưng sau đó, bệnh vẫn tái phát nên cần phải theo dõi để có thể hổ trợ hoặc là can thiệp kịp thời nếu có vấn đề xảy ra.

Về Đầu Trang Go down
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÝ TRỊ LIỆU
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TRỊ LIỆU PHÂN TÂM
» BẮT MẠCH CHỨNG ĐAU ĐẦU TUỔI DẬY THÌ
» Triết lý trị liệu của trường phái thân chủ trọng tâm
» Những đóng góp của Tâm lý học Gestalt trong lĩnh vực trị liệu
» câu hỏi bao nhiu ngày qua cùng chung sống?--->vẫn k ai trả lời nổi:(

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học trị liệu-
Chuyển đến