NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU KHÍ CHẤT

Go down 
Tác giảThông điệp
peterduynguyen
Admin
peterduynguyen


Tổng số bài gửi : 143
Join date : 18/04/2010

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU KHÍ CHẤT Empty
Bài gửiTiêu đề: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU KHÍ CHẤT   LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU KHÍ CHẤT Icon_minitimeTue Nov 09, 2010 9:15 pm

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU KHÍ CHẤT
-PM. Nguyễn Ngọc Duy -
Học thuyết về khí chất đã xuất hiện từ lâu và có một lịch sử phức tạp. Khí chất luôn luôn gắn liền với những đặc điểm của cơ thể hoặc những đặc điểm sinh lý của cơ thể. Khí chất có nguồn gốc từ những quan niệm thời cổ đại. Vào thời kỳ này người ta đã miêu tả bốn loại khí chất. Đây là cách tiếp cận thuần túy sinh học. Theo cách tiếp cận này thì dường như khí chất không liên quan đến đời sống tâm lý và người ta nói đến những khí chất các bộ phận khác nhau. Những tính chất của khí chất trước hết liên quan đến những quan niệm về kiểu khí chất, về các đặc điểm tâm lý và biểu hiện rất rõ ở nhiều người với những đặc điểm nhân khẩu và xã hội khác nhau.
Cùng với thời gian đã xuất hiện một vấn đề: Những đặc điểm tâm lý nào mang tính phổ biến nhất cần có ở cơ thể con người từ một trong 4 loại chất lỏng. Từ đây xuất hiện sự miêu tả tâm lý – “Chân dung của các khí chất”.
Những quan điểm chung về khí chất rất ít thay đổi. Đó là các quan niệm:
- Tồn tại 4 loại khí chất.
- Cơ sở sinh học của các đặc điểm tâm lý.
- Khí chất thể hiện một khía cạnh phong phú của các đặc điểm hành vi.
Trong lịch sử, người ta đã ghi lại tên tuổi của Hypôcrát người Hy Lạp (460 – 356 TCN), người đã phát hiện ra các khí chất. Theo Hypôcrát trong cơ thể con người có bốn chất lỏng (máu, chất nhờn, mật vàng và mật đen). Tùy thuộc vào mối quan hệ của bốn chất dịch ấy mà quyết định hành vi của con người. Sau này do tên tuổi của gọi của các chất dịch chiếm ưu thế trong cơ thể mà có tên gọi các kiểu khí chất: Xăngghít (máu – nóng) – Kiểu Xăngganh (kiểu hoạt); Phlêch (chất nhờn - lạnh lẽo) – Kiểu Phlêmatic (kiểu trầm); Côle (mật vàng – khô ráo) – Kiểu Côlêric (kiểu nóng); Mêlangcôle (mật đen - ẩm ướt) – Kiểu Mêlangcôlic (kiểu ưu tư).
Sau đó, bác sĩ người La Mã tên là Gelen (200 – 130 TCN) đã hoàn thiện lý thuyết của Hypôcrát và từ đó mọi người được phân chia thành 4 loại tương ứng với bốn nhóm khí chất với các đặc điểm khác nhau.
Kiểu Xăngganh (kiểu linh hoạt): dễ thay đổi thói quen, tâm trạng, là người yêu đời, nhanh nhẹn, nhanh trí nhưng ít kiên nhẫn.
Kiểu Phlêmatic (kiểu trầm): kém nhanh nhẹn, hưng phấn cảm xúc yếu, bình tĩnh kiên định, thói quen, kỹ xảo ổn định.
Kiểu Côlêric (kiểu nóng): Cảm xúc biểu hiện rất rõ, nhất là những cảm xúc tiêu cực, hay nóng nảy, nhanh nhẹn, có nghị lực, kiên quyết, rung động mãnh liệt.
Kiểu Mêlangcôlic (kiểu ưu tư): mềm yếu, dễ ức chế, u buồn, chậm chạm nhưng sâu sắc, thụ động.
Khoa học phát triển lên đã gạt bỏ ý kiến cho rằng khí chất phụ thuộc vào quan hệ, vào tỉ lệ giữa các chất dịch trong cơ thể những cho rằng chia bốn kiểu khí chất trên là chính xác, đúng đắn về mặt tâm lý. Do đó cách phân chia trên vẫn giữ nguyên ý nghĩa.
Vấn đề về bản chất hoặc chức năng cơ bản của khí chất trên cơ sở các dạng khí chất đến nay vẫn chưa được giải quyết, song có thể nói nó đã được lý giải bước đầu. Có thể chứng minh được ý nghĩa của khí chất đối với việc điều chỉnh động cơ hoạt động tâm lý, đảm bảo hoạt động sống của cá nhân một cách tối ưu, giữ gìn những mối liên hệ sống cơ bản của cơ thể. Ý nghĩa quan trọng nhất và chức năng năng lượng của khí chất thể hiện ở tính cảm xúc và tính tích cực của khí chất. Ở hầu hết sự phân loại và các lý thuyết về khí chất đuề tồn tại hai thành tố cơ bản của khí chất là tính tích cực và tính cảm xúc. Tính tích cực của hành vi thể hiện ở mức độ của nghị lực, khát vọng, tốc độ và các biểu hiện âm tính như sự chậm chạp, sức ỳ; Tính cảm xúc thể hiện ở các đặc điểm diễn biến của cảm xúc, tình cảm, tâm trạng và tính chất của chúng: dấu hiệu của cảm xúc (dương tính, âm tính), các kiểu loại (vui sướng, đau khổ, sợ hãi, sầu muộn, giận dữ…).
Khí chất được xác định như các hình thức đầu tiên liên kết các quá trình và các tính chất khác nhau của con người, nhờ đó nhân cách hình thành và phát triển. Khí chất được nhận diện như trang thái bền vững xác định của các đặc điểm tâm lý xuất hiện trong hoạt động và hành vi.
Có ba tính hệ thống cơ bản giải thích bản chất cơ sở hữu của khí chất, trong đó có hai hệ thống mang tính lịch sử:
- Hệ thống dịch thể: Trạng thái của cơ thể liên quan đến các loại chất lỏng tương ứng khác nhau và liên quan đến tới sự phân chia ra bốn loại khí chất: Khí chất sối nổi, khí chất linh hoạt, khí chất điềm tĩnh và khí chất ưu tư.
- Thể chất: Yếu tố bắt nguồn từ những khác biệt và cấu tạo khác nhau của cơ thể. Cơ sở của thể chất là cấu tạo sinh lý tương quan với các bộ phận riêng biệt và các mô hình khác nhau.
- Các dạng khí chất liên quan đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương.
Trong học thuyết của I.P. Paplôp về ảnh hưởng của hệ thần kinh trung ương đối với các đặc điểm động lực của hành vi, có ba tính chất cơ bản của hệ thần kinh: Hưng phấn và ứng chế; Sự cần bằng quá trình đó và Tính cơ động của chúng.
I.P. Paplôp đã chia ra bốn dạng hoạt động của hệ thần kinh cấp cao:
Mạnh mẽ, thăng bằng, linh hoạt. Đặc trưng bởi tính hưng phấn nhanh chóng, mạnh mẽ và vững chắc. Tình cảm của người kiểu này thường thể hiện ở nét mặt, cử chỉ, điệu bộ và lời nói.
Mạnh mẽ, không thăng bằng. Thể hiện ở trạng thái hưng phấn nhanh, mạnh, nhưng không bền vững. Tâm trạng có thể thay đổi nhanh chóng từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Mạnh mẽ, thăng bằng, không klinh hoạt. Thệ hiện ở tính bị kích thích chậm, nhưng mạnh mẽ và vững chắc. Những người có khí chất này thường có tâm trnagj ổn đinh, kéo dài và thường hành động chậm chạp.
Dạng hoạt động thấn kinh yếu có đắc trưng ở tính hưng phấn yếu, xuất hiện chậm. Những người ở dạng này rất ít khi xuất hiện niềm vui, đau khổ hoặc phật ý.
Về Đầu Trang Go down
 
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU KHÍ CHẤT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» PHÂN LOẠI KHÍ CHẤT
» Hội thảo : Giáo dục Phòng chống Lạm dụng Ma túy và Tái nghiện trong Trường học và Cộng đồng13 & 14 / 05/ 2010
» KHÍ CHẤT THEO HỌC THUYẾT SINH LÝ VÀ TÂM LÝ
» ĐÔI NÉT VỀ KHÍ CHẤT
» Khí chất

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học nhân cách-
Chuyển đến