NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Có thể rèn luyện trí tuệ cảm xúc không?

Go down 
Tác giảThông điệp
nguyenthidiemmy

nguyenthidiemmy


Tổng số bài gửi : 60
Join date : 24/06/2009
Age : 33
Đến từ : Long An

Có thể rèn luyện trí tuệ cảm xúc không? Empty
Bài gửiTiêu đề: Có thể rèn luyện trí tuệ cảm xúc không?   Có thể rèn luyện trí tuệ cảm xúc không? Icon_minitimeMon May 10, 2010 9:57 am

Điều tuyệt vời về trí tuệ cảm xúc là chúng ta có khả năng học để phát triển trí tuệ cảm xúc của chúng ta. Ai cũng có khả năng tự rèn luyện mình thành một người thông minh về mặt cảm xúc. Khác với IQ, trí tuệ cảm xúc không phải là bất biến trong cuộc đời. Tại sao bạn lại không thử khi đây là cơ hội để bạn sống cân bằng hơn, các mối quan hệ của bạn trở nên tốt đẹp hơn?
1. Đầu tiên và quan trọng nhất: Hãy lắng nghe cảm xúc của bạn:

Điều này có vẻ đơn giản nhưng sự thực rất nhiều người trong chúng ta không hề biết lắng nghe cảm xúc. Quan niệm thông thường vẫn cho rằng cảm xúc thường chỉ cản trở suy nghĩ và hành động lý trí và vì vậy chúng ta nên kìm nén chúng. Con trai Việt Nam hiện nay vẫn được nuôi dạy với suy nghĩ: con trai không được mềm yếu, không nên bày tỏ tình cảm...Kết quả: chúng ta càng trở nên kém nhạy cảm hơn với cảm xúc của mình.
Vì vậy bạn đừng bao giờ xem thường hay bỏ qua cảm xúc. Hãy tự hỏi bản thân: "Tôi đang cảm thấy điều gì?" thường xuyên hơn và sau đó tự mô tả các cảm xúc trong lòng bạn ở mức độ chân thật và cụ thể nhất mà bạn có thể.
Đừng bao giờ nói :"Tôi chẳng biết tôi cảm thấy gì!". Bạn luôn cảm thấy một cảm xúc nào đó, vấn đề là bạn có hiểu và chấp nhận nó hay không. Thay vì nói:"Hôm nay tôi tức phát điên" hãy diễn đạt chính xác hơn: "Hôm nay tôi thất vọng vì A không làm điều A hứa. Tôi cảm thấy bị tổn thương vì thấy mình không được tôn trọng và cũng tức giận vì thấy mình không đáng bị như thế". Nếu thấy khó khăn, bạn có thể dùng cách viết ra những cảm xúc của mình vào giấy hay blog. Chúng sẽ rõ ràng hơn khi tái hiện qua chữ viết.
Việc thấu hiểu những điều bản thân cảm thấy và lý do tại sao sẽ giúp bạn dần trở nên nhạy cảm với những tình cảm và mong muốn của bản thân.
2. Tôn trọng cảm xúc của bạn:
Chúng ta cũng thường mang một quan niệm sai lầm khác là: Các cảm xúc bị kìm nén có thể dần dần triệt tiêu hoặc chuyển biến theo ý chúng ta. Thực sự thì những điều bị kìm nén không bị tê liệt mãi mãi, chúng sẽ bùng nổ ở một thời điểm thuận lợi nào đó. Tức giận là một trong những cảm xúc mạnh mẽ nhất và khi bộc phát thì có thể gây ra những hậu quả khiến chúng ta phải ân hận. Theo một nghiên cứu thì các cơn giận dữ bùng nổ là một trong những nguyên nhân chính của bạo lực trong gia đình và xã hội. Nếu bạn giận dữ hãy tôn trọng sự giận dữ của bạn. Không có một cảm xúc nào là tồi tệ, kể cả giận dữ hay ghen tức ,thù ghét, bởi vì bạn không phải là chính cảm xúc của bạn. Cái quan trọng nói lên bạn như thế nào là những phản ứng của bạn với cảm xúc đó.
Và cách tốt nhất để làm những cảm xúc không mong muốn ra đi là hãy chấp nhận nó và giúp giải tỏa nó theo những cách tích cực nhất mà bạn có thể. Câu "Tôi không buồn" không bao giờ giúp bạn hết buồn nhưng việc đi dạo,trò chuyện với một ai đó về nỗi buồn của bạn thì chắc chắn nỗi buồn của bạn sẽ được vơi đi.
3. Cố gắng học hỏi từ cảm xúc:
Thực ra các cảm xúc là một hệ thống thông tin rất quan trọng và cần thiết cho chúng ta. Cảm xúc là những phản hồi về những lựa chọn và hành động của ta, giúp ta điều chỉnh cuộc sống của mình. Cảm xúc như một cái còi báo hiểm, khi có điều gì bất thường, cái còi ấy sẽ reo lên báo hiệu cho chúng ta biết. Vì vậy mỗi cảm xúc đều có một giá trị riêng. Khi bạn cảm thấy thất vọng, chán chường về việc gì đó có nghĩa là bạn đang cần sự thay đổi. Đôi khi sự giận dữ thực ra có nghĩa là bạn đang sợ hãi, bạn sợ mất điều gì đó, sợ cái gì đó thay đổi...Trong trường hợp đó,điều bạn cần là cảm giác chia sẻ chứ không phải tìm cách trút giận vào người khác.
4. Trò chuyện nhiều hơn:
Giao tiếp khơi mào và nuôi dưỡng các mối quan hệ.Vì vậy,bạn hãy dành nhiều thời gian hơn để chuyện trò, hỏi han những người thân và bạn bè. Khi chuyện trò hãy sử dụng những câu hỏi "Như thế nào" và "Tại sao" thay vì những câu hỏi mà những câu trả lời là "Có/không-Đúng/sai". Về phía mình, bạn cũng nên bộc lộ những mối quan tâm của bản thân mình.
Đôi khi chỉ cần những câu hỏi thăm đơn giản như:"Hôm nay có gì vui không?" hoặc gửi một tin nhắn:"Dạo này sao rồi?" cho người bạn lâu không gặp. Điều đó cũng đủ hâm nóng tình cảm giữa hai người. Điều quan trọng là người nhận sẽ cảm thấy rằng trong cuộc sống bận rộn của bạn luôn có chỗ dành cho họ.
5. Và khi trò chuyện,hãy lắng nghe thực sự:
Việc lắng nghe sẽ tạo ra mối giao cảm chân thành và dễ chịu với người đang trò chuyện với bạn.
Tuy nhiên,chúng ta thực sự lắng nghe được bao nhiêu % trong những cuộc trò chuyện hàng ngày.Thông thường,chúng ta vừa nghe chuyện vừa suy nghĩ đến những điều tương tự đã xảy ra với mình. Chúng ta ít đợi họ bộc lộ hết điều muốn nói mà thường chen ngang vào:"Ôi!Tao cũng cảm thấy vậy","Chuyện của tao cũng y hệt".Kết cục là cả hai người sẽ thi nhau kể chuyện của mình mà chẳng ai thực sự lắng nghe ai.
Hãy dẹp yên những suy nghĩ và những nỗi bận tâm đang lẩn quẩn trong đầu bạn. Hãy kiên nhẫn và chỉ nghĩ đến những gì họ nói. Nếu lắng nghe đúng cách, bạn sẽ nhớ rất dai những cái mà có khi cả chính người nói cũng không nhớ rằng họ đã nói với bạn. Hãy thực tập, một lúc nào đó bạn sẽ phát hiện ra rằng bạn cảm nhận được cả những điều người đối thoại không nói tới. Nỗ lực lắng nghe cũng đem lại niềm vui cho người đối thoại bởi ai cũng có nhu cầu được bộc lộ, được lắng nghe, được chú ý.
(Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta có tới 2 cái tai).
Một điều thú vị là khi bạn thực sự lắng nghe ai đó thì huyết áp trong cơ thể bạn sẽ giảm xuống.
6. Tạo ra thói quen tốt cho các mối quan hệ:
Đối với gia đình: ăn tối, du lịch cùng nhau, tổ chức sinh nhật riêng với những người trong gia đình, mua tặng những món quà bất ngờ, ý nghĩa...
Đối với bạn bè: gọi điện thăm hỏi (nếu không gặp thường), cùng nhau đi ăn sáng, chơi thể thao, thỉnh thoảng cùng nhau đi dã ngoại...
Điểm cốt yếu là bạn và những người thân "quen" với việc dành thời gian bên cạnh nhau. Những giây phút vui vẻ bên nhau như thế mang rất nhiều ý nghĩa cuộc sống. Khi nhịp sống càng nhanh và dồn dập, thì đây là những khoảng thời gian cần thiết giúp bạn nghỉ ngơi, thư giãn và tái tạo năng lượng sống. Hãy nhớ duy trì những sự kiện này một cách định kỳ.
7. Hãy cười nhiều hơn:
Nụ cười có tính chất lây lan. Nụ cười là ngôn ngữ của trái tim. Nụ cười của bạn sẽ khiến cho không khí nơi bạn đến thoải mái và ấm áp hơn. Nụ cười không chỉ giúp cho những người quanh bạn mà còn đem lại những hiệu ứng tốt về cảm xúc của bạn. Theo một nghiên cứu tâm lý thì không phải chỉ có niềm vui mới đem lại nụ cười mà nụ cười cũng có thể đem lại niềm vui. Hãy cười lên và từ từ bạn sẽ thấy lòng mình nhẹ nhàng hơn. Hãy chia sẻ cảm xúc tích cực trong lòng bạn. Nếu bạn hạnh phúc, hãy kể với mọi người. Hãy mặc những bộ quần áo tươi sáng,hãy rộng lượng với những người xung quanh hơn...
Khi bạn cảm thấy tình yêu, hãy thể hiện điều đó. Hãy nói với một người bạn ở xa là bạn đang nhớ đến người đó. Hãy nói với người nào đó tuyệt vời đã xuất hiện trong đời bạn rằng bạn cảm thấy biết ơn vì sự có mặt của người đó như thế nào.
Về Đầu Trang Go down
 
Có thể rèn luyện trí tuệ cảm xúc không?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
» Thử xem bạn có bị ì tâm lý hay không ?
» Làm sao để không tức giận con cái
» BẮT TAY KHÔNG HỀ ĐƠN GIẢN
» TÌNH KHÔNG ĐỖI THAY

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học nhận thức-
Chuyển đến