NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 TEST DENVER

Go down 
Tác giảThông điệp
peterduynguyen
Admin
peterduynguyen


Tổng số bài gửi : 143
Join date : 18/04/2010

TEST DENVER Empty
Bài gửiTiêu đề: TEST DENVER   TEST DENVER Icon_minitimeFri Dec 31, 2010 7:23 am

TEST DENVER

I./ MỤC ĐÍCH VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
- Test Denver là công trình của các tác giả: William K.Pranken Burg, Josiahb Dodds và Anna W.Fandal thuộc trường Đại học của Trung tâm Y học Colorado ( Mỹ).
- test này nhằm đánh giá sự phát triển của trẻ em. Đây là một phương pháp nhằm sớm đánh giá trình độ phát triển và phát hiện sớm các trạng thái chậm phát triển ở trẻ nhỏ.
- test chủ yếu vận dụng các tiêu chuẩn phát triển bình thường ở trẻ nhỏ, sắp xếp các tiêu chuẩn đó vào một hệ thống chung để tiến hành, nhận định, đánh giá.
II./ DỤNG CỤ:
Bộ dụng cụ được sử dụng bao gồm:
1. Một túm len màu đỏ
2. Một số hạt lạc.
3. Lúc lắc có cán.
4. 8 khối kosh ( khối vuông có cạnh dài 2.5cm với 4 màu khác nhau : đỏ, vàng, xanh, trắng) mỗi màu sơn cho 2 khối.
5. Một lọ thủy tinh nhỏ, có đường kính 1.5cm.
6. Một quả chông nhỏ.
7. Một quả bong bong.
8. Một bút chì.
9. Mẫu phiếu kiểm tra có ghi sẵn biểu đồ các item theo lứa tuổi.
III./ NỘI DUNG:
- Test gồm 150 items. Nội dung được sắp xếp trên phiếu kiểm tra theo 4 khu vực:
1. Cá nhân – xã hội.
2. Vận động tinh tế - thích ướng.
3. Ngôn ngữ.
4. Vận động thô sơ.
IV./ CÁCH TIẾN HÀNH.
- trước khi tiến hành cần tạo tâm lý thoải mái cho trẻ nhỏ, sự bình tĩnh tin cậy của cha mẹ chúng. Gồm các bước:
1. Bước một: tính tuổi
- : lấy ngày tháng năm lúc kiểm tra trừ cho ngày tháng năm sinh của trẻ.
2. bước 2: Kẻ đường tuổi:
- Căn cứ vào tuổi tính được ta kẻ một đường kẻ đi qua tất cả 4 khu vực tương ứng với 3 thang tuổi . Đường kẻ phải chính xác vì việc giải thích kết quả của Test hụ thuộc vào đường tuổi.
3. Bước 3: Tiến hành các item theo thứ tự đã in sẵn trong phiếu kiểm tra.
+ chú ý :
- số lượng các item cần kiểm tra thay đổi theo lứa tuổi của trẻ được kiểm tra. Việc xác định này dựa trên nguyên tắc mọi item có đường tuổi đi quan đều phải thực hiện..
- Quy trình tiến hành kiểm tra : tiến hành kiểm tra các items dưới độ tuổi của trẻ gồm các items nằm phiá bên trái của đường tuổi, rồi đến các items khác trong cùng khu vực đúng với độ tuổi và cả các items khác cao hơn độ tuổi nằm phía bên phải đường tuổi. Việc kliểm tra được tiến hành cho tới khi trong khu vực đang kiểm tra đã có 3 items trẻ không làm được.
- Mỗi items trẻ không làm được có thể cho thử lại không quá 3 lần..
4. Bước 4 : Cho điểm từng items.
- Ghi Đ nếu trẻ làm đúng.
- Ghi S nếu trẻ làm Sai
- Ghi K nếu trẻ không muốn làm.
5. Bước 5: Đánh giá chậm phát triển.
- Nếu items nào trẻ làm sai hơặc không làm được ở vị trí bên trái đường tuổi, thì đó là một biểu hiện chậm phát triển.
- Trường hợp items làm sai hoặc không làm được có đường tuổi đi ngang qua hoặc ô items nằm ở phía bên phải có đường tuổi thì đều không được coi là chậm phát triển.
V./ NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ:
Kết quả của test được nhận định theo các tiêu chuẩn sau:
1. Không bình thường trong hai trường hợp:
Ở hai khu vực trong đó mỗi khu vực có ít nhất 2 biểu hiện chậm phát triển.
Một khu vực có ít nhất 2 biểu hiện chậm phát triển và ở khu vực khác có 1 biểu hiện chậm phát triển.
2. Khả nghi thể hiện trong 2 trường hợp sau:
Một khu vực có ít nhất 2 biểu hiện chậm phát triển.
Tại một hơặc nhiều khu vực mỗi nơi có một biểu hiện chậm phát triển.
3. Bình thường trong trường hợp: Việc thực hiện test không thấy có biểu hiện gì khả nghi hoặc không bình thường.
VI./ NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI TIẾN HÀNH TEST.
1. Nghiệm viên cần ghi ngày kiểm tra và các nhận xét khác vào mặt sau phiếu kiểm tra. Về:
+ Tóm tắt quá trình ra đời và phát triển của trẻ.
+ quan hệ Mẹ - con.
+ Biểu hiện chung về tính tình cũng như phản ứng của trẻ trong lúc tiến hành các items.
2. Dùng một bút màu khác để ghi kết quả kiểm tra lần 2 nếu muốn kiểm tra lại trên cùng một phiếu kiểm tra.
3. Gặp trường hợp khả nghi hoặc không bình thường thì nên kiểm tra lại sau 2-3 tuần để khẳng định.
4. Có thể sử dụng Test này để theo dõi diễn tiến của bệnh tật của trẻ cũng như đánh giá kết quả sau mỗi lần điều trị.

VII./ CHỈ DẪN CÁCH TIẾN HÀNH CÁC IEMS.
A. KHU VỰC CÁ NHÂN – XÃ HỘI.
- Khu vực này gồm 23 items. Trong đó kiểm tra về cá biểu hiện của trẻ qua giao tiếp ( cách nhìn, cười, ăn, chơi với đồ chơi, các hoạt động của cá nhân như: đi dép, biểu lộ ý muốn, dung thìa xúc, mặc áo quần, rửa tay, chơi với bạn, tự mặc quần áo).

B./ KHU VỰC VẬN ĐỘNG TINH TẾ -THÍCH ỨNG
- Khu vực bày được kiểm tra với 30 items. Trong đó kiểm tra về khả năng vận động của trẻ với các vật .
- theo dõi sự chuyển động , thay đổi vị trí của các vật, nắm, cầm, sự vận động linh hoạt của tay ( dung tay nhặt hạt lạc, cầm các khối gỗ, đập hai khối gỗ, tay cầm bút vẽ nguệch ngọac…
- Bắt chước các hành động: xếp tầng, kẻ dọc, dốc hạt ra khỏi lọ, xếp cầu.
- Khả năng nhận xét: chỉ ra đường kẻ dài hơn, vẽ theo mẫu; hình vuông, tròn, hình chữ thập, hình người…
C. KHU VỰC NGÔN NGỮ
Khu vực này được đánh giá qua 21 items . Các items kiểm tra về các phản ứng về ngôn ngữ, khả năng ngôn ngữ qua các biểu hiện như:
- Phản ứng với âm thanh của chuông, trẻ phát âm, tiếng cười, kêu la thành tiếng..
- Khả năng phát hiện , hướng về tiếng nói, bắt chước các âm thanh do người khác nói.
- Gọi được nhữngbố mẹ, bà, nói được các từ đơn, chỉ được các bộ phận trên cơ thể mình..
- Hiểu được một số các trạng thái ( rét, đói, mệt…). hiểu các giới từ ( trên, dưới, trước, sau), nhận biết màu sắc, sự đốii lập ( lạnh – nóng; to – nhỏ)
- Khả năng định nghĩa vật, cấu tạo đồ vật.
D./ KHU VỰC VẬN ĐỘNG THÔ SƠ:
Khu vực này được đánh giá qua 31 items. Các items này kiểm tra về khả năng vận động ở mức độ thô sơ của trẻ.
- Các khả năng vận động của đầu : nhgẩng đầu, nâng đầu lên 45 - 90độ,.
- Khả năng chống tay, ưỡn ngực, ngồi, lẫy, chững, đứng voin, , tự ngồi lên một mình..
- Khả năng đứng vững trong những thời gian nhất định.
- Khả năng đi, đá bong về phía trước, ném bóng bằng tay, nhảy tại chỗ, đạp xe đạp.
- Khả năng giữ thăng bằng cơ thể; đứng vững một chân trong thời gian nhất định, đi nối gót, nối gót giật lùi. Bắt bóng nảy…



 Nhận xét: 4 khu vực trong bộ Test này kiểm tra các vùng phát triển cơ bản và thô sơ của trẻ ( tùy theo mức độ lứa tuổi mà có những nhận xét về sự phát triển của trẻ cho phù hợp).
- Cach tiến hành khá đơn giản.

Trắc nghiệm hình lập phương
Trắc nghiệm do giáo sư Ander Rey thuộc trường Đại học Geneve xây dựng năm 1974.
Trong trắc nghiệm này sự phát triển trí tuệ được thể hiện ở các khả năng tổng hợp của tri giác và tư duy, khả năng tập trung của thị giác phối hợp với một số kỹ năng hành động nhất định; khả năng phát hiện được sự phụ thuộc của hình dáng vật thể vào vị trí quan sát và thể hiện nó bằng hình vẽ.
Trắc nghiệm dùng cho trẻ từ 4 đến 12 tuổi.
Cơ sở xây dựng:
Tranh vẽ của trẻ phản ánh kinh nghiệm của trẻ trong quá trình trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Có tính hiện thực trí tuệ. Chính vì đặc điểm này mà nhìn vào tranh vẽ ta có thể nhận biết được sự phát triển tâm lý của trẻ, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ của trẻ.
TRẮC NGHIỆM TRÍ TUỆ ĐA DẠNG CỦA GILLE
I/ Mục đích & cơ sở lý luận:
- Trắc nghiệm dành cho trẻ em từ 6- 12 tuổi có đi học hoặc chưa đến trường lần nào.
- Nhằm đánh giá trình độ trí lực và kiến thức, đồng thời tìm hiểu các thao tác so sánh, phân lọai, nhận thức về số lượng, trọng lượng, kích thước, không gian, thời gian, khả năng tri giác các vật, khả năng suy luậnn logic, khái quát trực quan

CÁC TRẮC NGHIỆM TRÍ TUỆ CỦA WECHSLER
I/ Mục đích và cơ sở lý luận
D. Wechsler là giáo sư lâm sàn Mỹ, ông đã xây dựng các trắc nghiệm để đánh giá trí tuệ tổng quát. Ông có ba bộ trắc nghiệm khác nhau:
- Wise (Wechsler intelligence scale for children) dùng cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi.
- Wais (Wechsler Adult intelligence scale) dùng cho người từ 10 đến 60 tuổi.
- Wppis (Wechsler Presschool Primary intelligence scale) cho trẻ 4 đến 6 tuổi.
II/ Cơ sở xây dựng trắc nghiệm:
Các trắc nghiệm của Wechsler được xây dựng trên cơ sở quan điểm mới vè trí khôn. Cụ thể như sau
1. Trí khôn là một dạng tổng thể của nhiều đơn vị chức năng trí tuệ, song không phải đơn thuần là tổng số các khả năng, mà là kết quả của sự phối hợp các khả năng đó.
2. Các chức năng này khác nhau và có thể đo được. Vì thế ta có thể đo được trí khôn bằng cách đo các đơn vị chức năng hoặc là đo sự phối hợp giữa chúng.
3. Trí khôn của cá nhân phụ thuộc và các điều kiện văn hóa xã hội. Nên chỉ số trị khôn của cá nhân chỉ có ý nghĩa nếu được so sánh với các cá nhân khác. Do đó cách tính IQ của Wechsler dựa vào giá trị trung bình và độ lệc tiêu chuẩn của điểm trí không của nhóm xã hội (thường được phân loại theo tuổi đời) mà cá nhân nằm trong đó. Sau đó người ta quy số điểm trung bình thành 100 IQ với độ lệch là 15 IQ. Những trường hợp nằm ngoài giá trị _+ 25 IQ cần được chú ý. Cách tính này đã khắc phục được các nhược điểm so với cách tính IQ trước đó ở những điểm:
- Loại trừ được khái niệm tuổi khôn hết sức mơ hồ.
- Loại trừ được sự phụ thuộc của trí khôn do công thức toán học đem lại và tuổi đời mà vẫn phản ánh được sự phụ thuộc bản chất giữa hai yếu tố.
- Tính được IQ của người lớn so với nhóm tuổi của họ.
- Khá chính xác so với thực tế (khoảng 2% loài người chậm khôn)
- Khả năng chẩn đoán được nâng cao.
Về Đầu Trang Go down
 
TEST DENVER
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TEST EMOTIONAL IQ (1)
» TEST EMOTIONAL IQ (2)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Trắc nghiệm tâm lý-
Chuyển đến