NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Trắc nghiệm nhân cách

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

Trắc nghiệm nhân cách Empty
Bài gửiTiêu đề: Trắc nghiệm nhân cách   Trắc nghiệm nhân cách Icon_minitimeMon Jan 03, 2011 6:36 pm

TRẮC NGHIỆM VỀ GIA ĐÌNH
1. Cơ sở lý luận
Ngoài môi trường nhà trường và môi trường xã hội, phần đông các vấn đề cần được giả quyết để trẻ học tập tốt bát nguồn từ những khó khăn trẻ học nơi chính môi trường gia đình. Kinh nghiệm sống từ khi sinh ra của trẻ bắt đầu từ gia đình, trong các mối quan hệ với cha, mẹ, anh, chị đối với ông, bà, cô, chú….Do đó các nhà tâm lý học có sáng kiến đề nghị trẻ vẽ một gia đình. Hình vẽ luôn luôn là một phương tiện để bộc lộ tự do tình cảm của mình.
Vẽ gia đình là một hoạt động tưởng tượng và sáng tạo, trẻ được hoàn toàn chủ động, tự do tạo sản phẩm theo ý muốn, nên sản phẩm đó biểu hiện được những nét nhân cách cơ bản của trẻ, mà một cuộc trao đổi không phát hiện được một cách dễ dàng. Theo kinh nghiệm ứng dụng của các nhà Tâm lý học Pháp, hình vẽ gia đình kích thích được trẻ bộc lộ tình cảm sâu kín của mình đối với mọi người trong gia đình.
2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng cho trẻ từ 5 – 6 tuổi đến 14 – 15 tuổi, nhằm mục đích chẩn đoán một phần nhân cách và xung đột gia đình, mâu thuãn giữa vị trí thật sự và vị trí ước mong, những tình cảm thân thương, những ước mong, lo âu, chán ghét… của trẻ.
3. Nội dung trắc nghiệm
Trao cho trẻ một bút chì, một tờ giấy trắng và nói: “Em hãy vè một gia đình, một gia đình em tưởng tượng”
Sau đó ghi chú các nhân vật trong hình vẽ và hỏi trẻ nhân vật trong hình vẽ là ai.
4. Kết quả
Từ bức vẽ về gia đình của trẻ có thể nhận ra các mối quan hệ tình cảm đang có trong gia đình trẻ và biết được tâm tư, cảm xúc của trẻ.

TRẮC NGHIỆM VỀ TÍNH ĐỘC LẬP TỰ CHỦ CỦA NHÂN CÁCH
1. Cơ sở lý luận
Tính độc lập tự chủ của nhân cách có vai trò rất quan trọng trong khi xử lý các tình huống phức tạp, đòi hỏi sự quyết định nhanh chóng kịp thời cơ. Trắc nghiệm này giúp chúng ta xác định được tính độc lập tự chủ của nhân cách ở mức độ nào.
2. Mục đích nghiên cứu
Mức độ biểu hiện tính độc lập tự chủ của nhân cách.
3. Nội dung trắc nghiệm
Trắc nghiệm bao gồm 11 câu hỏi, mỗi câu có các đáp án a, b, và c. Nội dung các câu hỏi yêu cầu đưa ra cách ứng xử phù hợp với thói quen và suy nghĩ của bạn. Thời gian thực hiện càng nhanh càng tốt nhưng không quá 5 phút.
4. Kết quả đánh giá
Đối tượng trắc nghiệm của chúng ta có tính độc lập tự chủ ở mức nào trong 3 mức sau:
- Có tính độc lập tự chủ cao, chịu đựng căng thẳng. Là người lãnh đạo xứng đáng, là chỗ dựa cho mọi người trong tập thể, là nhân viên đáng tin cậy của cơ quan. Biết ứng xử phù hợp với các điều kiện khách quan và chủ quan. Tự tin vào bản thân và tin vào tương lai có cơ sở khoa học. Không bị lệ thuộc lôi kéo vào các chuyện vụn vặt, biết lắng nghe ý kiến của mọi người. Được mọi người kính trọng và yêu mến.
- Tự chủ quá đáng trong mọi việc, sẽ là cố chấp, thái quá. Không chịu sự can thiệp nào trong công việc của mình, mà không biết nghe ý kiến người khác. Quan hệ bằng công việc lý trí nhiều hơn tình cảm.
- Hay do dự, thiếu kiên quyết đến mức không có cái đầu của mình nữa. Vì thế mà đôi khi bị mọi người coi thường. hãy tự tin vào bản thân mình nhiều hơn. Hãy dũng cảm phát biểu chính kiến của mình cho dù có những ý kiến phản bác nhưng đó là chính kiến có cơ sở nhân thức đúng đắn.
TRẮC NGHIỆM VỀ TÍNH QUẢ QUYẾT CỦA NHÂN CÁCH


1. Cơ sở lý luận.
- trắc nghiệm về tính quả quyết của nhân cách sẽ giúp chúng ta ứng xử trong những hoàn cacjr thúc bách để tận dụng thời giam eo hẹp hoặc những sự kiện hạn chế có sẵn trong tay vì sự quyết đoán mau lẹ không nhất thiết là quyết đoán vu vơ.
- Trắc nghiệm về tính quả quyết của nhân cách là một khía cạnh rất nhỏ của một phẩm chất vốn có tiềm tàng trong nhân cách.
- Thực hiện trắc nghiệm này sẽ cho bạn biết, bạn có hành động quả quyết hay không.
2. Mục đích của trắc nghiệm.
- tìm hiểu tính quả quyết của nhân cách.
3. Nội dung của trắc nghiệm.
- Hãy quyết định trả lời nhanh chóng các tình huống được đặt ra dười đây càng nhanh càng tốt.
- Thời gian trả lời trong hai phút cho toàn bộ trắc nghiệm.
- Không làm thử qua các thí dụ trước khi thực hiện trắc nghiệm.
1. Bạn hãy quyết định trong cacs dãy số sau đây xem 3 hàng nào trong mỗi thí dụ cộng lại thành 3 tổng số lớn nhất và hãy đánh dấu cộng vào 3 hàng đó ở mỗi thí dụ:
A…1 2 3 4 5 6 7
B…1 1 2 3 4 5 8
C... 7 6 5 4 3 2 1
D…2 3 7 5 6 8 6
E…2 3 4 5 6 6 7
F…1 1 1 7 7 7 1
G…2 8 3 4 5 6 8
H…2 1 1 3 4 5 8
2. Hãy quyết định 3 hàng chữ nào chứa nhiều chữ nhatas, và đánh dấu cộng vào bên cạnh ba hang chữ đó.
Bạn sẽ không có đủ thời gian đếm hết các chữ ấy, nhưng bạn hãy cố gắng hết sức đoán cho khéo.
1…B B B B B B B B B B B B B B B
2… B U B U B U B u B U B U B
3…I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I I
4 …VO VO vO VO VO VO VO VO VO VO
5…WI WI WI WI WI WI WI WI
6…V V V V V V V V V V
7…WIII WIII WIII WIII WIII WIII
8…O O O O O O O O O O O O O O O O
3. Hãy quyết định ngay xem vòng tròn nào có nhiều miếng nhất. Hãy đánh dấu cộng vào 2 vòng tròn nào có nhiều miếng nhất. Bạn sẽ không có đủ thời gian ddeerddeemsc ác miếng, cố đoán với các miếng tối đa.






TRẮC NGHIỆM VỀ PHẨM CHẤT LẠC QUAN YÊU ĐỜI CỦA NHÂN CÁCH:
1. Thuật ngữ “phẩm chất”:
Dùng để chỉ về tính cách của cá nhân. Phẩm chất (tính cách) là một thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân bao gồm một hệ thống thái độ của cá nhân đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng.
Cấu trúc của phẩm chất:
 Về nội dung: đề cập đến hệ thống thái độ: đối với xã hội, lao động, tự nhiên, tập thể, bản thân.
 Về hình thức: thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.
Giữa nội dung và hình thức thể hiện của tính cách có mối quan hệ tương quan với nhau.
2. Trắc nghiệm: TRẮC NGHIỆM VỀ PHẨM CHẤT LẠC QUAN YÊU ĐỜI CỦA NHÂN CÁCH:
Công dụng: dùng để đo mối quan hệ giữa các thuộc tính tâm lí với tính cách.
a. Tính cách với xu hướng: câu 1, 3, 11, 13, 18, 20
Câu 1: Ai cũng có lúc ngủ mơ. Giấc mơ của bạn là gì?
Câu 3: Bạn thường ăn bữa sáng như thế nào?
Câu 11: Ngồi vào bàn ăn, người ta mang đến cho bạn một suất ăn nhỏ, ngon, đặc biệt, bạn?
Câu 13: Bạn ngắm thân thể mình trong buồng tắm và bạn nhận thấy?
Câu 18: Trong số các màu sau đây, bạn thích màu nào?
Câu 20: Nếu có điều kiện lựa chọn bạn sẽ?
Đề cập đến thái độ lạc quan do nhu cầu và hứng thú quy định. Nếu có xu hướng cá nhân mạnh mẽ, thì mức độ lạc quan rất thấp.
b. Tính cách với tình cảm: câu 4, câu 2, câu 5, câu14, câu15
Câu 2: khi ngủ dậy buổi sáng bạn thường nghĩ về:
Câu 4: Khi đọc sách báo, tạp chí, bạn thường chú ý đến điều gì?
Câu 5: Bạn có thái độ, phản ứng như thế nào khi đọc tin tức và tình hình khẩn cấp về tội phạm và các vụ bê bối?
Câu 14: Trong tình yêu bạn có hồn nhiên không?
Câu 15: Sau khi khám sức khỏe xong và đang đợi kết quả.
Đo về thái độ của cá nhân với hiện thực.
c. Tính cách với năng lực: câu16, câu 17, câu 19
Câu 16: Hằng ngày khi tiếp xúc với mọi người
Câu 17: Khi đi công tác xa (tham quan, nghỉ mát) bạn chuẩn bị như thế nào?
Câu 19: Bạn dựa vào đâu khi quyết định?
Khả năng giải quyết vấn đề của cá nhân.
d. Tính cách và ý chí: câu 9, câu10
Câu 9: Bắt đầu ngày làm việc, bạn có ý nghĩ sau?
Câu 10: Khi bị thua trong một trò chơi nào đó?
Đo mức độ kiềm chế, sự dũng cảm, gan dạ, kiên cường, bất khuất.
e. Tính cách và khí chất: câu 7, câu 8, câu 12.
Câu 7: Trong rạp hát, rạp chiếu phim, ngoài phố, nơi công cộng nếu ai đó đang liếc nhìn bạn thì?
Câu 8: Bạn cần tìm một địa chỉ nào đó trong một thành phố chưa quen biết.
Câu 12: Cãi nhau với người mà bạn thiện cảm (hàng xóm của bạn).
Khí chất là động thái của tính cách. Nó quy định sắc thái của tính cách như: hoạt bát, điềm tĩnh, nóng nảy, ưu tư.





TRẮC NGHIỆM VỀ SỰ LO ÂU VÀ TINH THẦN TRÁCH NHIỆM

1. Cơ sở lý luận:
Đây là đức tính cần thiết của mỗi người, các cá nhân khác nhau cũng khác nhau về đức tính này, có người phẩm chất này ổn định trong nhân cách, có người phẩm chất này chỉ được huy động khi cần thiết.
Lo âu và tinh thần trách nhiệm đặc trưng bởi sự huy động, làm việc tích cực của các giác quan, hệ thần kinh và các quá trình sinh lý.
Việc nghiên cứu stress, “ stress có ích” rất cần cho mỗi người vì huy động trạng thái căng thẳng thần kinh mới có được những suy nghĩ mới, dám nghĩ dám làm trong hoàn cảnh khó khăn.
Trắc nghiệm đánh giá sự lo âu và tinh thần trách nhiệm của nhà tâm lý học người Mỹ T. D. Spilbergher đã được sử dụng nghiên cứu trạng thái căng thẳng tinh thần của sinh viên sư phạm và đại học xây dựng.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu mức độ lo âu và tinh thần trách nhiệm.
Yêu cầu khi tiến hành:
Đòi hỏi sự chân thành, trung thực, phản ánh đúng trạng thái tâm lý.
Ghi rõ tên, tuổi, thời gian tiến hành trắc nghiệm.
Thời gian trăc nghiệm càng nhanh càng tốt nhưng không dưới 4 phút.
3. Nội dung trắc nghiệm:
Là những câu hỏi với các mức độ trả lời như không, có lẽ, đúng, hoàn toàn đúng, đôi khi thường xuyên, luôn luôn.
4. Tính điểm và đánh giá mức độ:
Có 4 mức độ ứng với 4 trạng thái nhân cách:
Mức độ trung bình: biết huy động sự nỗ lực cố gắng của bản thân, hoàn thành nhiệm vụ ở mức trung bình.
Mức độ cao 1: luôn có ý thức thường trực và hoàn thành công việc xuất sắc ngay cả khi gặp khó khăn nguy hiểm. nhưng quá cao thì nên thận trọng vì có thể chuyển sang lo sợ, lo hãi, hành động thiếu bình tĩnh, chính chắn.
Mức độ cao 2: hoàn thành xuất sắc công việc được giao, có tinh thần trách nhiệm, đã nhận là làm, lám đế nơi đến chốn, nhưng nếu quá cao cũng có thể chuyển thành lo hãi.
Mức độ thấp:
Mức độ thấp 1: cần có sự kích thích bên ngoài
Mức độ thấp 2: có tính ỳ cao, kiểu hình thần kinh bình thản hoặc ưu tư, có thể trầm cảm.



PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH TRẮC NGHIỆM MÀU SẮC LUSCHER
1. Cơ sở lý luận
A. Màu với hoạt động sinh lý:
Gồm 2 màu sáng và tối ( đêm và ngày)
- Đêm: Những điều kiện ngừng hoạt động lao động, con người vào hang động nghỉ ngơi, về nhà của mình để ngủ lấy lại sức khỏe, hoạt động nội tiết giảm, quá trình trao đổi chất giảm.
- Ngày: Những điều kiện thuận lợi để tìm kiếm thức ăn, lao động, sinh hoạt, hoạt hóa quá trình trao đổi chất, các giác quan hoạt động tích cực, hoạt động nội tiết mạnh tạo nên năng lượng cơ thể, năng lượng thần kinh giúp con người hoạt động tích cực cải tạo tự nhiên và xã hội, bản thân.
B. Màu với hoạt động tâm lý:
Màu sáng vàng nhạt là ban ngày, trong màu này có thể phân biệt các màu như:
- Màu xanh lục ( màu nước biển): màu yên tĩnh, thụ động, màu của sự ‘chai lỳ”, khiêm tốn, yếu đuối, làm việc chóng mệt mỏi.
- Màu sáng- vàng: hi vọng, tích cực, vui vẻ hồn nhiên.
- Màu đỏ da cam: hoạt động tích cực, hung tính, lòng dũng cảm, thích quyền lợi, dễ nổi nóng, giao thiệp rộng và có lòng vị tha
- Màu xanh lá mạ: Màu tự vệ, thích áp đặt ý chí của mình cho người khác, người thích màu này có lòng tự trọng cao, tự khẳng định mình trong các mối quan hệ xã hội.
- Màu tím: Tình cảm sâu sắc, nhạy cảm, có tâm hồn cao thượng, tế nhị, người thích màu tím có lối sống thiên về lý trí và tình cảm.
- Màu hạt dẻ( màu nâu): Những người có tính độc lập, tự chủ, quý trọng truyền thống gia đình, chất phác, mộc mạc đôn hậu
- Màu xám: Màu dành cho những người có tính đa nghi, chính kiến thường khách quan, không thích hoạt động, không thích nổi bật trong đám đông
- Màu đen- không màu: thiếu tự tin, bi quan, căm ghét cuộc sống thực, màu ảm đạm, bất hạnh, có thiên hướng trầm lắng, u sầu.
2. Nội dung trắc nghiệm
Gồm 8 màu cả thảy và được sắp xếp có trật tự trong suốt quá trình thực hiện trắc nghiệm
Sau đây là tên của 8 màu sắc và những đặc trưng tâm lý khái quát của 8 màu theo Luscher
- Màu xanh lục: Tượng trưng chiều sâu của tình cảm, sự tập trung cao của ý thức, thụ động, dễ nhạy cảm, cảm giác hòa hợp cao, nhân cách hướng nội, hiệu quả của nó là yên tĩnh, thõa mãn, tình yêu, quyến luyến và dịu dàng
- Màu xanh lá cây: Tượng trưng sự linh hoạt của ý chí, sự tập trung của ý thức, ý chí, thụ động, tự vệ, tự chủ, kiên định, quyền lực, nhân cách hướng nội, hiệu quả của nó là tự tin, bướng bỉnh, kiên nhẫn, lòng tự trọng
- Màu đỏ da cam: Tượng trưng sức mạnh của ý chí, hướng ngoại tích cực hoạt động, quyền lực, hung tính, cạnh tranh, đầu tàu cho nhiều hoạt động, tháo vát, sáng tạo, hiệu quả của nó là dễ kích động, ham muốn, quyền lực, tình dục
- Màu vàng: Tượng trưng sự bột phát, nhân cách hướng ngoại, tích cực hoạt động, phóng ngoại, bành trướng, trung thực, tò mò, hiệu quả của nó là vui tính, hồn nhiên, nhẹ dạ, sáng tạo, hy vọng
Bốn màu trên đều là những màu cơ bản, bốn màu còn lại thực chất là sự hợp màu như:
- Màu tím ( màu đỏ và xanh lục)
- Màu hạt dẻ ( màu vàng- đỏ- đen)
- Màu đen
- Màu xám( không chứa màu sắc nào cả)
Cả bốn màu trên không gây ra hiệu quả tác động nào, nó nằm giữa màu sáng và màu tối hay nói cách khác nó trung tính cả về mặt sinh lý lẫn tâm lý.
3. Mục đích nghiên cứu
- Những nét tính cách cơ bản của nhân cách
- Kiểu loại nhân cách ( hướng nội, hướng ngoại, hỗn hợp)
- Nhân cách thiên về tình cảm hoặc trí tuệ
- Stress, sự căng thẳng tinh thần các trạng thái lo âu ( trầm cảm)
4. Cách thực hiện
A. Hướng dẫn cách thực hiện:
- 8 màu đặt trước một đối tượng thực nghiệm
- Hãy xem các bản màu trước mặt, màu nào bạn thích nhất, người nghiên cứu cần có lời động viên trong khi họ lựa chọn
- Thu gom cả 8 bản màu vào một đống trên một tờ giấy trắng
- Bây giờ xếp một dãy màu từ trái sang phải, màu thích nhất đặt trước tiên, thích vừa đặt tiếp theo… cứ thể cho hết 8 màu.
- Sau khi đã xếp theo 1 trật tự rồi thì người nghiên cứu sẽ xóa đi tất cả trật tự đã xếp lần thứ nhất và đề nghị đối tượng xếp lại lần thứ 2
- Hãy ghi lại kết quả có được và phân tích xử lý.
B. Cách xử lý và phân tích số liệu:
- Vị trí 1: Nói lên phương thức hành động của con người, là phương thức hành động để đạt được mục đích.
- Vị trí 2: Tượng trưng mục đích hành động mà người ta sẽ hướng tới.
- Vị trí 3 va 4: Tượng trưng cho vị trí thực của đồ vật, đối tượng hoạt động hoặc hoàn cảnh.
- Vị trí 5 và 6: Tượng trưng cho sự thờ ơ, dửng dưng, vị trí hi vọng, dự trữ.
- Vị trí 7 và 8: Có ý nghĩa bước ngoặt, có ý nghĩa nhu cầu bị dồn nén, thực hiện nhu cầu này dẫn đến kết quả xấu, thái độ đối lập.



TRẮC NGHIỆM ROSENZWENING (FRUTRATION) THẤT VỌNG (HOẶC HẪNG HỤT HAY ẤM ỨC) NHÂN CÁCH.
1. Cơ sở lý luận
Trong đời sống sinh hoạt, lao động hàng ngày, ta bắt gặp những tình huống bất ngờ đem cho ta một sự bực dọc nhưng lại cần phải phản ứng ngay, hành động hoặc trả lời ngay. Việc phản ứng trả lời như thế nào phụ thuộc phần nhiều vào kiểu loại nhân cách, cũng có thể dựa vào kiểu thần kinh. Để xác định kiểu loại nhân cách, trắc nghiệm Eysenok đã giúp ta phân loại kiểu nhân cách.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Kiểu loại phản ứng hành vi của nhân cách
- Hướng hành vi hành động của nhân cách.
3. Nội dung trắc nghiệm
Trắc nghiệm bao gồm 24 bức tranh trong các quan hệ người. Trong tranh có một hoặc nhiều câu nói trước của đối tượng thực nghiệm đóng vai trò người trong tranh trả lời, phản ứng trở lại sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện và hoàn cảnh đang xảy ra, đồng thời lại phù hợp với trạng thái cảm xúc của mình trong thời điểm đó. Câu trả lời phải đúng sự thật có ở bản thân mình.
4. Kết quả đánh giá
Thông qua trắc nghiệm, chúng ta thu được kết quả:
+ Đối tượng trắc nghiệm của chúng ta thuộc loại phản ứng nào trong 3 loại phản ứng:
- Nhấn mạnh sự khó khăn trở ngại
- Phản ứng tự vệ
- Phản ứng giải quyết tình huống
+ Đối tượng trắc nghiệm của chúng ta hướng hành vi vào đâu:
- Đổ lỗi ra ngoài, hướng hành vi vào người xung quanh (nhân cách hướng ngoại hành động mạnh mẽ)
- Tự mình nhận lỗi, lỗi thuộc về mình (nhân cách hướng nội)
- Không đổ lỗi cho ai, không ai có lỗi (chờ đợi thời gian, hy vọng ngày mai, chờ đợi sự may rủi).
Về Đầu Trang Go down
 
Trắc nghiệm nhân cách
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ĐÔI NÉT VỀ TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ HỌC
» Trắc nghiệm đánh giá lo âu của ZUNG
» ĐỊNH CHUẨN BỘ TRẮC NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP
» TIẾP CẬN NHÂN CÁCH THEO TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN
» ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH LỨA TUỔI TIỂU HỌC - NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC GIÁO DỤC ĐỐI VỚI LỨA TUỔI NÀY

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Trắc nghiệm tâm lý-
Chuyển đến