NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Các phương pháp đánh giá kết quả học tập.

Go down 
Tác giảThông điệp
peterduynguyen
Admin
peterduynguyen


Tổng số bài gửi : 143
Join date : 18/04/2010

Các phương pháp đánh giá kết quả học tập. Empty
Bài gửiTiêu đề: Các phương pháp đánh giá kết quả học tập.   Các phương pháp đánh giá kết quả học tập. Icon_minitimeSun Jan 09, 2011 3:40 am

Các phương pháp đánh giá kết quả học tập.
- Tâm lý - Giáo dục K34 -
I. Khái niệm chung về đánh giá.
a. Các khái niệm cơ bản.
1.1 Đánh giá.
Khái niệm:
Đánh giá trong dạy học bao gồm việc thu thập thông tin về một lĩnh vực nào đó, nhận xét và phán xét đối tượng, trên cơ sở đối chiếu các thông tin thu nhận được với mục tiêu xác định ban đầu.
Yêu cầu của việc đánh giá.
Thứ nhất: Tính quy chuẩn
Phải đảm bảo mục tiêu hoạt động dạy và học, đảm bảo lợi ích người được đánh giá và phát triển được. phải trả lời những câu hỏi sau:
- Mục tiêu đánh giá?
- Nội dung đánh gía?
- Tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá?
- Đánh giá bằng phương pháp, phương tiện nào?
- Ai đánh giá?
- Thời điểm đáng giá?
- Địa diểm đánh giá?
- Quyền lợi và trách nhiệm người được đánh giá?
- Tính pháp lý của việc đánh giá?
Thứ hai: tính khách quan.
Khách quan là yêu cầu đương nhiên của mọi cuộc đánh giá. Nếu việc đánh giá khách quan sẽ có tác dụng kích thích động cơ và tính tích cực học tập của người học. Đồng thời duy trì và phát triển mối quan hệ thân thiện, đoàn kết giữa các học viên. Ngược lại nếu đánh giá thiếu tính khách quan sẽ dễ nảy sinh các tác động xấu, tiêu cực đến hoạt động của người học, làm giảm hiệu quả đích thực của học tập. tính khách quan của việc đánh giá phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực nghiệp vụ của người đánh giá phụ thuộc vào tính quy chuẩn của việc đánh giá và phụ thuộc vào quan điểm, phương pháp, phương tiện đánh giá.
Thứ ba: tính xác nhận và phát triển.
Tính xác nhân là việc đánh giá phải khẳng định được nội dung được đánh giá so với mục tiêu đánh giá và nguyên nhân của hiện trạng đó, dựa trên những tư liệu khoa học chính xác và các lập luận xác đáng.
Tính nhân đạo và phát triển: giúp cho người được đánh giá không chỉ nhận ra hiện trạng cái mình đạt được mà còn có niềm tin vào khả năng trong việc tiếp tục phát triển hoặc khắc phục những điểm không phù hợp.
Phân loại:
Căn cứ vào mục tiêu:
- Đánh giá chương trình dạy học: hướng vào việc xác định mực độ thành công hay giá trị của chương trình dạy học, những yếu tố khả thi của chương trình.
- Đánh giá học viên: hướng đến xác định các yếu tố thuộc người học:
+ Đánh giá đối chiếu: giúp GV xácđịnh và giải thích việc học tập của học viên này so với học viên khác.
+ Đánh giá theo tiêu chí: giúp GV xác định việc học tập của học viên so với mục tiêu xác định từ trước.
Căn cứ vào nguồn thông tin:
- Đánh giá khách quan: dựa trên cơ sở các khách quan, theo những quy tắc nhất định, được lượng hóa thành điểm số hoặc tham số thống kê.
- Đánh giá chủ quan: dựa vào ý kiến cảm nhận của người đánh giá.
Hình thức đánh giá:
Đánh giá thường xuyên hoặc đánh giá cuối khóa.
1.2 Đo lường:
Là một cách đánh giá căn cứ vào sự ghi chép và lượng hóa các thông tin thành điểm số hoặc mức độ, dựa trên một hệ quy tắc.
1.3 Chẩn đoán:
Ngoài việc đánh giá còn có chức năng phát hiện nguyên nhân hiện trạng và xây đựng căn cứ để khắc phục.
b. Mục tiêu và mục tiêu học tập.
2.1 Vấn đề mục tiêu?
Mục đích là những khẳng định chính xác rõ ràng về những gì mà hoạt động của cá nhân muốn đạt được.
Mục tiêu hay mục tiêu học tập là sự lượng giá của mục đích tại những thời điểm nhất định, cho phép có thể kiểm soát được các bước đi và kết quả của thực tế của nó trong lộ trình đi đến mục đích.
sự khác biệt giữa mục đích và mục tiêu:

mục đích mục tiêu
Đường hướng mà hoạt động dạy và học phải đạt tới. Có tính lượng giá cao
VD: MĐDH là hình thành kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo cho học viên. VD: MTDH cần cụ thể hơn, phải chỉ rõ cái mà học viên đạt được:
Sau khi học xong….học viên sẽ đạt được:
Về kiến thức:…
Về kỹ năng:….
Về thái độ:…
Tùy theo mức độ lượng giá của mục tiêu mà người ta dùng các thuật ngữ:
 Mục tiêu tổng quát
 Mục tiêu trung gian
 Mục tiêu cụ thể
Để mục tiêu có tính lượng giá cao, cần phải đảm bảo những yêu cầu:
 Mô tả được đầy đủ nội dung bài dạy ww..
 Mô tả được chính xác cụ thể những gì người học viên đạt được, thông qua các thao tác quan sát được.
 Mô tả được những điều kiện cụ thể, mà ở đó các ứng xử của học viên phải được thể hiện ra.
2.2 Mục tiêu đánh giá kết quả học tập:
Có nhiều cách xác định mục tiêu đánh kết quả học tập của học viên. Tuy nhiên, hiện nay phổ biến hơn cả là cách phân loại của B.S.Bloom (ra đời ở Mỹ - 1956)
Mục tiêu dạy học phân thành ba loại:
 Mục tiêu nhận thức: khả năng nhân thức của học viên được B.Bloom quy thành 6 mức:
 Mức 1: Biết
 Mức 2: Thông hiểu
 Mức 3: Áp dụng
 Mức 4: Phân tích
 Mức 5: Tổng hợp
 Mức 6: Đánh giá
 Mục tiêu cảm xúc:
Theo Bloom, lĩnh vực cảm xúc bao gồm các mục tiêu mô tả những biến đổi về hứng thú, giá trị, cũng như các thái độ khác và khả năng thích nghi.
Ví dụ:
- Lắng nghe bài giảng với thái độ…?
- Đánh giá hết tầm quan trọng của..
- Ý thức được về…
- Đáp lại những tình cảm cá nhân.
- Đánh giá thẩm mỹ về…
- Cam kết với…
- Nhận ra tình trạng khó xử về đạo đức có dính đến…

 Mục tiêu tâm vận:
Lĩnh vực này bao gồm những kỹ năng trí tuệ và vân động trong đó có cả những kỹ năng cảm nhận và phối hợp với các giác quan. Lĩnh vực này cũng có 6 mức:
Mức 1: Các hoạt động phản xạ
Mức 2: Các hành động tự nhiên.
Mức 3: Các khả năng về thị lực.
Mức 4: Các khả năng về thể lực.
Mức 5: sự khéo léo về vận động
Mức 6: Khả năng diễn đạt phi ngôn ngữ.
Mặc dù việc đánh giá mục tiêu kết quả giảng dạy và học tập của giáo viên và học viên là rất cần thiết và đã xác định được tiêu chí đánh giá khá chi tiết, đầy đủ. Tuy nhiên, ngoài mục tiêu cuối cùng là kết quả dạy học, còn phải quan tâm đến nhiều vấn đề khác khi xác định mục tiêu đánh giá. Chẳng hạn: cách học, cách dạy khả năng tư duy sáng tạo của học viên..
2.3 Các bước đánh giá
a. Bước 1: Quyết định đánh giá. Trả lời câu hỏi: có cần phải đánh giá vấn đề này không?
b. Bước 2: Xây dựng các tiêu chí đánh giá. Cần chỉ rõ mục tiêu đánh giá, các tình huống được đánh giá và các biến số, các mức độ đạt được mục tiêu và mức độ dao động của các biến số. Đánh giá sẽ càng có giá trị khi các tiêu chuẩn càng rõ ràng và phù hợp. Ngoài ra, các tiêu chí đánh giá còn cần được thông báo cho các học viên để tạo ra sự thống nhất giữ người đánh giá và người được đánh giá.
c. Bước 3: Thu thập các thông tin thích đáng. Tùy theo những quyết định và những tiêu chí đã được công nhận để xác định những thông tin cần thu nhập, những tình huống và những công cụ cần thiết để đánh giá.
d. Bước 4: Đối chiếu các tiêu chí đã được thống nhất với các thông tin đã thu thập. Cần lưu ý tỉ trọng giữa các tiêu chí và việc khái quát hóa các thông tin.
e. Bước 5: Kết luận phải thật chính xác trước khi công bố kết luận đó.

SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC ĐÁNH GIÁ

II. Các phương pháp đánh giá kết quả học tập của học viên:
1. Kiểm tra vấn đáp
1.1 Khái niệm:
Kiểm tra miệng là phương pháp đánh giá rất phổ biến trong dạy học. Trong đó giáo viên đưa ra các câu hỏi ngắn để học viên trả lời. Học viên có thể được chuẩn bị, hoặc không được chuẩn bị trước câu hỏi. Căn cứ vào câu trả lời, giáo viên có thể đo lường và đánh giá các kết quả đạt được ở học viên
a. Điểm mạnh
- Tính linh hoạt, cơ động
- Có thể kiểm tra trí nhớ, tư duy hay các phẩm chất tâm lý khác
- Có thể tiến hành trong và ngoài lớp học.
- Dùng để đánh giá học viên trước, trong và kết thúc khóa học.
- Giá trị chẩn đóan các câu hỏi miệng khá cao, vì giáo viên có điều kiện trao đổi với từng học viên và kích thích tư duy của họ
b. Hạn chế
- Phương pháp đánh giá mang đậm chất chủ quan của giáo viên( cách đặt câu hỏi, nhận xét và đánh giá tức thời)
- Khó so sánh giữa các học viên
- Tốn nhiều thời gian trong quá trình kiểm tra
- Nhiều học viên ngại tiếp xúc, ngại nói trước mặt giáo viên, ảnh hưởng đến kết quả bài thi
1.2. Một số gợi ý khi sử dụng phương pháp đánh giá bằng vấn đáp.

- Xác định rõ ràng mục đích của bài kiểm tra vấn đáp
+ Nhằm mục đích gì
+ Đánh giá nhanh kiến thức của học viên trong giờ học hay bài thi hết môn, cuối khóa
- Câu hỏi nên được soạn trước để học viên có thời gian chuẩn bị, nhất là đối với bài thi cuối khóa.
- Dung lượng câu hỏi không quá dài. Nội dung phải phù hợp với mục tiêu đánh giá. Không đề cập nhiều nội dung trong một câu hỏi. Hạn chế câu hỏi có tính chất học thuộc. Khuyến khích các câu hỏi suy luận và kích thích tư duy của học sinh
- Câu hỏi rõ rang, nhất quán, ngôn ngữ chính xác
- Thái độ hỏi thi của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến câu trả lời của học viên. Không nên có thái độ quan tòa trong lúc hỏi thi. Có những câu hỏi phụ để gợi mở. Tối kị nhìn người cho điểm.
b. Bài kiểm tra tự luận:

2.1 Khái niệm.

- Bài kiển tra (bài thi) dạng tự luận truyền thống là bài thi trong đó, học viên tự do viết câu trả lời ra giấy về một vấn đề cho trước. Dựa vào những câu trả lời được viết ra , giáo viên cần cho điểm hoặc xác định các mức độ kết quả bài thi.
- Phân biệt:
+ Bài thi tự luận: số lượng câu hỏi ít và có tính mở.
+ Trong bài trắc nghiệm tự luận ngắn: số lượng câu hỏi nhiều và có tính xác định cao.

- Một số ưu điểm và hạn chế của bài kiểm tra tự luận:

Ưu điểm Hạn chế
- Có khả năng đo lường được các mục tiêu đã xác định trước.
- Khả năng độc lập suy nghĩ, phát huy tính sáng tạo trí tuệ và cảm xúc của học viên.
- Đánh giá được kiến thức và thái độ của học viên. - Nội dung bài thi khó bao quát tòan bộ chương trình, chỉ tập trung vào một số ít phần chính.
- Khó xác định các tiêu chí đánh giá. Bài thi khó chấm và chấm lâu.
- Khó đảm bảo tính khách quan trong khâu chấm bài , mang tính chủ quan của người chấm.

2.2: Một số gợi ý khi sử dụng phương pháp
- Xác định rõ ràng mục tiêu đánh giá
- Câu hỏi phải phù hợp với nội dung và mục tiêu học tập.
- Sắp xếp các câu theo trình tự từ dễ đến khó.
- Quy định thời gian và điểm cho mỗi câu hỏi
- Chấm bài phải có và chấm theo đáp án.

c. Bài kiểm tra trắc nghiệm
a. Khái niệm:
Phương pháp đánh giá bằng bài thi trắc nghiệm là phương pháp sử dụng bài trắc nghiệm làm công cụ để đánh giá kết quả học tập của học viên.
* Phân loại:
- Căn cứ vào giáo dục, ta chia thành hai loại
+ TN năng lực: đo về năng lực của cá nhân ( TN trí tuệ, TN năng khiếu…)
+ TN kết quả học tập: đánh giá tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ của học viên.
- Căn cứ vào mục đích sử dụng kết quả TN:
+ TN đối chiếu: so sánh kết quả học tập giữa các học viên
+ TN theo tiêu chí: xác định khả năng hay kết quả học tập của học viên so với mục tiêu đề ra ban đầu.
- Căn cứ vào nội dung môn học:
+ TN viết
+ TN phi ngôn ngữ
+ TN dùng lời
b. Ưu điểm – hạn chế của Trắc nghiệm
 Ưu điểm:
- Bài TN có thể đo được dải khá rộng các mức độ kết quả học tập của học viên - theo mục tiêu: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá. Ngoài ra còn đo được các mục tiêu cảm xúc và tâm vận của học viên.
- Tính khách quan cao.
- Tính bao quát về nội dung lẫn đối tượng cao
- Tiết kiệm thời gian (làm nhanh, dễ chấm, chấm nhanh…)
 Hạn chế:
- Khó đánh giá chiều sâu trong nhận thức của học viên, đặc biệt là sức sáng tạo của học viên.
- Việc soạn thảo bài trắc nghiệm khó, đòi hỏi người soạn phải có kĩ thuật, kinh nghiệm
- Việc soạn thảo hình thành bài TN tốn nhiều thời gian, qua nhiều công đoạn phức tạp, tốn kinh phí.
c. Các loại câu hỏi trắc nghiệm:
 Câu hỏi lựa chọn
- Câu hỏi lựa chọn là loại câu hỏi, trong đó có phần gốc và phần trả lời. Phần gốc là một câu dẫn, tạo cơ sở cho sự lựa chọn. Phần trả lời là các phương án cho sẵn, trong đó có một phương án đúng nhất theo nội dung của phần dẫn, còn các phương án khác có tác dụng gây nhiễu. Trong một câu hỏi, tốt nhất là nên có từ 4 -5 phương án lựa chọn.
- Một số yêu cầu khi soạn thảo:
+ Phần gốc và phần lựa chọn phải trên cùng một nội dung đánh giá. Chủ ngữ phải phù hợp với động từ
+Các phương án trả lời phải tương tự nhau về độ khó, độ dài của câu.
+Hạn chế những câu trả lời dạng : tất cả những ý đó, tất cả đều sai…(dễ làm học viên hiểu lầm xem đó là gợi ý )
+Chỉ nên có một lựa chọn đúng
+Vị trí các câu trả lời đúng cần được đảo ngược ngẫu nhiên.
 Câu hỏi đúng – sai
- Câu hỏi đúng – sai là loại câu khẳng định hoặc phủ định về một vấn đề nào đó. Học viên phải đọc, suy nghĩ và nhận định lời khẳng định hoặc phủ định đó là đúng hay sai.
Ví dụ: Tâm lý người mang bản chất xã hội – lịch sử
Đúng  Sai 
- Câu hỏi đúng sai phù hợp để hỏi những sự kiện, thuật ngữ và các kiến thức có quan hệ nhân quả. Dễ khuyến khích người trả lời phỏng đoán, không phù hợp khi dùng đo các kiến thức có tính suy luận cao, vì vậy không nên dùng nhiều trong các bài trắc nghiệm.
- Một số yêu cầu khi soạn thảo
+ Ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn, súc tích.
+ Tránh dùng câu phủ định như “không”, “không phải” hoặc các từ “đôi khi”, “luôn luôn”, …vì chúng dễ gây hiểu lầm
+ Bố trí các câu đúng và câu sai có dụng ý, nhằm tránh sự trùng lặp các câu đúng hoặc sai theo qui luật.
 Câu hỏi ghép đôi
- Câu ghép đôi là câu hỏi có hai phần: phần dẫn và phần trả lời. Phần dẫn thường ở bên trái, là các câu, các mệnh đề nêu thuật ngữ, nội dung, định nghĩa…Phần trả lời là phần bên phải, cũng bao gồm các câu, mệnh đề…mà nếu được ghép đúng vào mệnh đề dẫn ở bên trái sẽ trở thành một phương án đúng, một ý hoàn chỉnh. Nhiệm vụ của học viên là ghép mệnh đề có trong phần trả lời vào mệnh đề tương ứng ở phần dẫn.
- Các câu dạng ghép đôi có thể đánh giá được mức độ hiểu của các dữ kiện. tuy nhiên, khó phản ánh tư duy cấp cao, khó soạn thảo
 Câu hỏi điền thế
Vd: Tri giác là sự phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng đang .... tác động vào các giác quan.
 Câu hỏi ngắn
Vd: Hãy nêu ngắn gọn cảm giác là gì?
d. Gợi ý các bước soạn thảo bài trắc nghiệm

e. Yêu cầu của bài trắc nghiệm
 Có giá trị
 Có độ tin cậy về kết quả
 Độ khó của câu và bài trắc nghiệm
 Độ phân biệt
4. Các hình thức cho điểm bài kiểm tra, đánh giá
4.1 Nhận xét của giáo viên
- Việc nhận xét của giáo viên về bài làm của học viên là công việc nặng nhọc nhưng đó là công việc thể hiện trách nhiệm cao và là hình thức cho điểm hiệu quả nhất đối với bài kiểm tra của học viên.
- Một lời phê phán tốt của giáo viên là:
+ Nhận xét về những điểm đã đạt được và những điểm chưa đạt được..
+ Đưa ra được những gợi ý về nguyên nhân của những khiếm khuyết và cách khắc phục trong bài làm lại
+ Nhận xét có giá trị động viên chứ không phải là lời phán xét
4.2 Chấm điểm
Điểm số không chỉ là sự xác nhận mà còn có giá trị động viên rất lớn. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào ý đồ và cách chấm điểm của giáo viên
- Các loại điểm số:
+ Điểm xác nhận và để thông báo về mức độ kết quả của học viên so với người khác
+ Điểm số điều chỉnh: điều chỉnh hành động học tập của học viên
- Các hình thức chấm điểm:
+ Điểm số thập phân, bách phân (điểm 10 hoặc 100)
+ Điểm bằng chữ cái: A B C D E
+ Lời phê: Đạt, Không đạt
+ Phân loại: Xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu, kém
+ Hỗn hợp: Điểm số kết hợp với phân loại, điểm số kết hợp chữ cái với phân loại
Một số điểm lưu ý khi chấm điểm
- Điểm phải chia thành các phần dựa trên thời lượng bài tập
- Các học viên phải được biết rõ điểm của từng phần trước khi làm bài
- Nên chấm phần làm tốt trước sau đó mới chấm phần khiếm khuyết
- Nếu điểm số nhằm mục đích phân hạng hay phân loại thì bài kiểm tra nên cấu trúc theo độ khó tăng dần
- Nếu điểm số nhằm điều chỉnh hành vi học tập của học viên thì nên dành nhiều điểm cho các câu hỏi khó.
Về Đầu Trang Go down
 
Các phương pháp đánh giá kết quả học tập.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» “Phương pháp tự học: phương pháp mô hình hóa”
» nghiệm pháp beck (BDI) đánh giá trầm cảm
» Chỉ số IQ và phương pháp xác định IQ
» Tìm hiểu Phương pháp xúc cảm thuần lý
» KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Giáo dục học :: Lý luận và Phương pháp dạy học Tâm lý học học-
Chuyển đến