NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Tính xác đối tượng trong dạy học

Go down 
Tác giảThông điệp
nguyenthidiemmy

nguyenthidiemmy


Tổng số bài gửi : 60
Join date : 24/06/2009
Age : 33
Đến từ : Long An

Tính xác đối tượng trong dạy học Empty
Bài gửiTiêu đề: Tính xác đối tượng trong dạy học   Tính xác đối tượng trong dạy học Icon_minitimeWed Apr 21, 2010 6:11 am


Có rất nhiều quan điểm dạy học khác nhau. Việc người giáo viên sử dụng quan điểm dạy học nào trong quá trình giáo dục của mình tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố và quan trọng là làm sao để tích cực hóa được họat động học tập của người học, từ đó mới hình thành kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo… một cách chắc chắn và hoàn thiện nhất.
Quan điểm dạy học mà tôi muốn đề cập và cho là cần thiết đầu tiên trong dạy học là “Dạy học phải sát đối tượng”. Đây là quan điểm dạy học được bắt nguồn từ tính chủ thể trong tâm lý người. Cùng sự tác động của thế giới về cùng một hiện thực khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau cho những hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc thái khác nhau. Cũng có khi cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy nhất nhưng vào thời điểm khác nhau, ở những hòan cảnh khác nhau, với trạng thái cơ thể và tinh thần khác nhau, có thể có mức độ biểu hiện và sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể. Một câu hỏi được đặt ra là do đâu tâm lý người này khác tâm lý người kia?. Điều đó do nhiều yếu tố, trước hết, do mỗi con người có những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không như nhau và đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực họat động, tích cực giao lưu khác nhau trong cuộc sống.
Tính chủ thể trong tâm lý người được ứng dụng thành quan điểm dạy học sát đối tượng có nghĩa là người giáo viên trong công tác giáo dục phải luôn biết chú ý đến cái riêng trong tâm lý của mỗi học sinh. Cái riêng này có thể được các em bộc lộ ngay từ đầu nhưng đôi lúc cũng được các em giấu rất kỹ, việc khám phá tâm lý của học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có những kiến thức và kĩ năng cần thiết về tâm lý của lứa tuổi để có thể đồng cảm, hiểu cách suy nghĩ, và kịp thởi sửa đổi những vấn đề chưa đúng ở các em. “Dạy học sát đối tượng” còn thể hiện ở việc ngưởi giáo viên luôn biết chú ý đến tư chất của từng học sinh, biết phát huy, khen thưởng những em có tư chất tốt cũng như việc động viên, khích lệ các em có tư chất kém hơn. Và hơn thế nữa, quan điểm dạy học sát đối tượng được thể hiện rõ ràng nhất ở việc người giáo viên biết quan tâm đến hòan cảnh gia đình và môi trường sống của học sinh. Bởi vì đó là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh. Người giáo viên dạy học sát đối tượng là người giáo viên luôn bình tĩnh trước những thái độ hay hành vi không phù hợp của học sinh và luôn tự đặt ra câu hỏi do đâu mà chúng lại như vậy? làm thế nào để giáo dục chúng đây? Và ngòai ra thì nhà giáo dục cũng nên đặt ra yêu cầu riêng đối với từng học sinh, đừng đòi hỏi như nhau đối với các học sinh.
“Dạy học sát đối tượng” là quan điểm dạy học cần thiết và hết sức quan trọng đối với những người làm công tác giáo dục. Quan điểm này chủ yếu là nhằm vào đối tượng, để đối tượng cảm nhận sự quan trọng của mình, từ đó có thể tích cực hóa họat động của người học, thực hiện được vai trò của người dạy.
Về Đầu Trang Go down
 
Tính xác đối tượng trong dạy học
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chuyên đề : Những lầm tưởng về tình yêu 05/07/2009
» Vấn đề tình dục trong ngành sư phạm
» TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC
» CHUYÊN ĐỀ “Tầm quan trọng của người mẹ trong tiến trình giáo dục con cái” ngay 9/5/2010
» Nguyên tắc tôn trọng người khác trong giao tiếp

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Giáo dục học :: Lý luận và Phương pháp dạy học Tâm lý học học-
Chuyển đến