NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Quản lí trường tiểu học

Go down 
Tác giảThông điệp
peterduynguyen
Admin
peterduynguyen


Tổng số bài gửi : 143
Join date : 18/04/2010

Quản lí trường tiểu học Empty
Bài gửiTiêu đề: Quản lí trường tiểu học   Quản lí trường tiểu học Icon_minitimeSun Jan 09, 2011 3:53 am

Quản lí trường tiểu học
- Tâm lý - Giáo dục K34 -

Các Mác đã nói : “Tất cả mọi lao động trực tiếp hay lao động chung tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng cần đến sự chỉ đạo những hoạt động của cá nhân nhằm điều hòa các hoạt động đó và thực hiện chức năng chung…Một nhạc sĩ độc tấu vĩ cầm thì tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần một nhạc trưởng..”
Như vậy, quản lý một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống đó mà chủ yếu là những con người, nhằm đạt hiệu quả tối ưu theo mục tiêu đề ra.
I. Khái niệm Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của Nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến.
Hiểu theo nghĩa tổng quát, quản lý giáo dục là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo – gaios dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội.
Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, đối với thế hệ trẻ và với từng học sinh.
II. Mục tiêu Quản lý giáo dục
a. Khái niệm mục tiêu quản lý giáo dục
Mục tiêu quản lý là trạng thái mong muốn được xác định trong tương lai của đối tượng quản lý. Trạng thái đó có thể chưa có mà ta muốn đạt được hoặc đang có mà ta muốn duy trì. Trạng thái đó chỉ đạt được thông qua các tác động của chủ thể quản lý và sự vận động của đối tượng quản lý.
Mục tiêu quản lý là thành tố quan trọng của quá trình quản lý, có vai trò định hướng cho hoạt động quản lý, đồng thời mục tiêu quản lý là căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu quả quản lý.
b. Hệ thống mục tiêu quản lý giáo dục
Bao gồm 6 mục tiêu lớn:
- - Bảo đảm kế hoạch phát triển giáo dục: Tuyển chọn học sinh vào lớp đầu cấp đúng theo số lượng và chất lượng của Bộ giáo dục - Đào tạo qui định, duy trì số lượng học sinh đang học và hạn chế đến mức thấp nhất học sinh lưu ban, bỏ học.
- Bảo đảm chất lượng và hiệu quả giảng dạy, giáo dục: Tiến hành các hoạt động giáo dục theo đúng chương trình và bảo đảm yêu cầu đối với môn học và các hoạt động giáo dục.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên của trường có đủ phẩm chất, năng lực, đồng bộ về cơ cấu, có đủ loại hình để đảm bào giảng dạy giáo dục học sinh đạt chất lượng cao.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thích hợp, phục vụ tích cực cho nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của nhà trường .
- Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ thiết thực cho giảng dạy và giáo dục.
- Xây dựng và hoàn thiện môi trường giáo dục trong nhà trường, thống nhất giáo dục với địa phương, cộng đồng ...
- Thường xuyên cải tiến công tác quản lý, lãnh đạo trường học theo tinh thần dân chủ hóa nhà trường, tạo hoạt động đồng bộ, có trọng điểm, có hiệu quả các hoạt động dạy học và giáo dục.
III. Các nguyên tắc quản lý
a. Nguyên tắc tính Đảng hay nguyê tắc thống nhất chính trị chuyên môn. Nguyên tắc này đặt ra những nhiệm vụ sau:
- Bảo đảm thực hiện những mục tiêu, nguyên lý giáo dục
- Làm cho mỗi giờ lên lớp có sự thống nhất giữa giảng dạy và giáo dục
- Luôn coi trọng công tác chính trị trong giáo viên, cán bộ công nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh
- Tôn trọng sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong trường
b. Nguyên tắc tập trung dân chủ. Thể hiện những yêu cầu sau:
- Thực hiện chế độ thủ trưởng trong trường học
- Thực hiện sự phối hợp và công tác chặt chẽ với các đoàn thể trong trường học.
- Tổ chức sự hoạt động của các tổ chức tư vấn trong trường học.
c. Nguyên tắc kết hợp lãnh đạo theo ngành và vùng lãnh thổ. Nhà trường phổ thông cơ sở phải bảo đảm đồng thời sự lãnh đạo của 2 tổ chức sau: Ủy ban nhân dân địa phương, Ban giáo dục và cơ quan cấp trên của nhà trường.
d. Nguyên tắc tính toán kinh tế hay nguyên tắc tiết kiệm. Nguyên tắc này đòi hỏi phải tính toán, sử dụng một cách hợp lý sức lao động của giáo viên, khả năng của các giáo viên và các phương tiện vật chất kỹ thuật mà nhà trường có vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục.
e. Nguyên tắc tính thiết thực và cụ thể trong việc quản lý trường học. Nguyên tắc này đòi hỏi phải quan tâm một cách thiết thực và cụ thể đối với từng giáo viên trong việc thực hiện các giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục như: bảo đảm cho họ có đủ SGK bộ môn, sách hướng dẫn giảng dạy bộ môn và sử dụng dễ dàng các phương tiện vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc dạy học, giáo dục, không để chúng nằm chết ở các kho chứa mà không được tận dụng để nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục.
f. Nguyên tắc tính khoa học. Hiện nay nhiều tác giả nhấn mạnh đến nguyen tắc này trong việc quản lý giáo dục. Nguyên tắc này đòi hỏi quy trình khoa học khi chuẩn bị ra quyết định, đòi hỏi việc xac định các mục tiêu quản lý phải có cơ sở thực tiễn, tính khoa học ở đây không thể chấp nhận ý chí luận và chủ nghĩa chủ quan, không phân biệt rõ nhu cầu và khả năng trong việc đặt kế hoạch công tác. Tính khoa học cần đòi hỏi phải nêu ra và giải quyết trong quản lý khâu chủ yếu, việc giải quyết khâu này sẽ bảo đảm kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ khác.
g. Nguyên tắc kết hợp nhà nước và nhân dân trong việc xây dựng sự nghiệp giáo dục. Nguyên tắc này đề ra 2 yêu cầu:
- Kết hợp với các gia đình và các tổ chức xã hội để thực hiện việc trực tiếp giáo dục con em, việc tạo ra cac môi trường giáo dục thuận lợi ở địa phương.
- Việc kết hợp với nhân dân và các tổ chức ở địa phương để tạo ra nguồn tài chính và cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự nghiệp giáo dục giáo dục của nhà trường.
IV. Qúa trình quản lý giáo dục
1.Khái niệm quá trình quản lý giáo dục
- Quản lý giáo dục là môt quá trình. Qúa trình quản lý giữ vai trò trung tâm trong hệ thống quản lý vì nó chính là nội dung của hệ thống quản lý. Qúa trình quản lý giáo dục là hoạt động của các chủ thể và đối tượng quản lý, thống nhất với nhau trong một cơ cấu nhất định nhằm đạt mục đích đề ra bằng cách thực hiện các chức năng nhất định và vận dụng các biện pháp, nguyên tắc, công cụ quản lý thích hợp.
- Vì vậy, có thể hiểu quá trình quản lý là quá trình hoạt động của thể quản lý nhằm thực hiện tổ hợp các chức năng quản lý, đưa hệ quản lý tới mục tiêu. Qúa trình quản lý thường diễn ra trong một không gian, thời gian cụ thể, tức là diễn ra theo chu kỳ nên được gọi là chu kỳ quản lý.
2. Các giai đoạn của quá trình quản lý giáo dục
Hiện nay nhiều tác giả thống nhất chia quá trình quản lý thành 5 giai đoạn. Mỗi giai đoạn thực hiện một chức năng quản lý cơ bản: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Nội dung của các giai đoạn được tóm tắt như sau:
a. Giai đoạn kế hoạch hóa
- Soạn thảo kế hoạch:
+ Dự báo hệ thống mục tiêu
+ Lựa chọn hệ thống biện pháp tối ưu
+ Chương trình hóa việc thực hiện kế hoạch cho cả năm học
- Duyệt nội bộ
- Trình duyệt cấp trên và chính thức hóa kế hoạch
b. Giai đoạn tổ chức thực hiện kế hoạch
- Tiếp nhận nguồn dự trữ
- Đưa kế hoạch đến với những người thực hiện
- Thiết lập cấu trúc tổ chức bộ máy
- Xác lập cơ chế phối hợp, công tác giám sát
- Nâng cao trình độ, cải thiện đời sống cán bộ giáo viên.
c. Giai đoạn chỉ đạo
- Nắm quyền chỉ huy điều hành công việc.
- Động viên, khuyến khích
- Giám sát tiến trình công việc
- Điều chỉnh, can thiệp.
d. Giai đoạn kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch
- Đánh giá trạng thái kết thúc
- Phát hiện lệch lạc và nguyên nhân
- Điều chỉnh, uốn nắn
Quá trình quản lý giáo dục được thực hiện theo sơ đồ sau:









Qúa trình quản lý là một thể thống nhất toàn vẹn, sự phân chia quá trình quản lý thành các giai đoạn chỉ có tính chất tương đối để tiện cho việc nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn quản lý giáo dục. Trên thực tế hoạt động quản lý, các giai đoạn gối đầu lên nhau, bổ sung cho nhau, xâm nhập vào nhau, có những chức năng diễn ra ô mọi giai đoạn của chu trình quản lý.
v. Giải pháp quản lý
O Tác động vào nhận thức,
O Tăng cường công tác tổ chức-hành chính,
O Thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý trường học
O Tạo động lực,
O Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện giáo dục,
O Phát triển đội ngũ,
O Phối hợp các lực lượng giáo dục,
O Các giải pháp khác,
O Mối quan hệ của các giải pháp.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Hiếu Minh, Quản lý giáo dục (giáo trình)
2. Nguyễn Lê Văn, Khoa học quản lý nhà trường.
Về Đầu Trang Go down
 
Quản lí trường tiểu học
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Sơ lược tiểu sử Piaget
» Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học
» Người giáo viên chủ nhiệm tiểu học
» Cô bé quàn khăng đỏ
» TÂM LÝ HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Giáo dục học :: Giáo dục học tiểu học-
Chuyển đến