NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Người giáo viên chủ nhiệm tiểu học

Go down 
Tác giảThông điệp
peterduynguyen
Admin
peterduynguyen


Tổng số bài gửi : 143
Join date : 18/04/2010

Người giáo viên chủ nhiệm tiểu học Empty
Bài gửiTiêu đề: Người giáo viên chủ nhiệm tiểu học   Người giáo viên chủ nhiệm tiểu học Icon_minitimeSun Jan 09, 2011 4:01 am

MỤC LỤC
- Tâm lý - Giáo dục K34 -
I. VỊ TRÍ, CHỨC NẮNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT: 4
1. GVCN là người quản lí – giáo dục toàn diện học sinh ở một lớp học: 4
2. GVCN là người cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh: 4
3. GVCN lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực lượng giáo dục trong nhà trường: 5
4. GVCN là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường: 5
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 6
1. Tìm hiểu học sinh lớp chủ nhiệm: 6
a. Nội dung tìm hiểu: 6
b. Cách thức tìm hiểu: 6
2. Xây dựng và giáo dục tập thể học sinh lớp CN: 7
a. Khái niệm tập thể và tập thể học sinh: 7
b. Vai trò của tập thể học sinh: 7
c. Các giai đoạn phát triển của tập thể học sinh: 7
d. Một số biện pháp cơ bản xây dựng và giáo dục tập thể học sinh: 8
3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện: 9
a. GD thế giới quan khoa học và phẩm chất đạo đức cho học sinh. 9
b. Tổ chức các hoạt động học tập: 9
c. Tổ chức các họat động giáo dục lao động và hướng nghiệp: 10
d. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí 10
4. Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong ngoài nhà trường: 10
a. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường: 10
5. Tư vấn: 11
6. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp: 11
a. Khái niệm và ý nghĩa của kế hoạch chủ nhiệm lớp: 11
b. Căn cứ xây dựng: 11
c. Nội dung cơ bản của kế hoạch CN lớp: 11
7. Đánh giá kết quả GD toàn diện của học sinh: 12
III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẶC THÙ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 12
1. Phương pháp giáo dục cá nhân. 12
2. Phương pháp tác động song song 13
3. Phương pháp “bùng nổ sư phạm” 13
IV. ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 14


a.


NGƯỜI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP
I. VỊ TRÍ, CHỨC NẮNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT:
1. GVCN là người quản lí – giáo dục toàn diện học sinh ở một lớp học:
- Người quản lý – giáo dục học sinh là giáo viên chủ nhiệm.
- Quản lý – giáo dục học sinh không chỉ bao gồm việc nắm được những chỉ số hành chính như : tên, tuổi, gia cảnh, xếp loại học tập, đạo đức,… mà còn phải dự báo xu hướng phát triển nhân cách của học sinh trong lớp để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học phù hợp.
- Quản lý toàn diện học sinh bao gồm quản lý, giáo dục cá nhân và tập thể học sinh.
- Quản lý và giáo dục học sinh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: để giáo dục tốt phải quản lý tốt và quản lý tốt giúp cho giáo dục được tốt. Quản lý chặt chẽ, cụ thể, chi tiết, toàn diện sẽ giúp GVCN đề ra phương hướng, biện pháp tác động trong công tác giáo dục cụ thể, chính xác và đạt hiệu quả cao.
Để thực hiện những chức năng này, người GVCN phải có:
- Tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học.
- Kỹ năng lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch giáo dục, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch một cách khoa học.
- Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
- Kỹ năng giao tiếp sư phạm.

2. GVCN là người cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh:
- GVCN không trực tiếp tham gia tổ chức, điều chỉnh công việc của lớp, không làm thay các em trong các hoạt động mà là người định hướng, xây dựng kế hoạch hoạt động của tập thể học sinh, hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung, lựa chọn giải pháp, cách thức tổ chức hoạt động để thực hiện thành công kế hoạch đề ra, đáp ứng các mục tiêu phát triển của lớp và mục tiêu giáo dục của nhà trường.
- GVCN phải quan tâm tổ chức, xây dựng đội ngũ tự quản của lớp, thường xuyên bồi dưỡng năng lực của đội ngũ này để tăng cường sức mạnh tự quản của tập thể học sinh.
- GVCN cần có năng lực đánh già và dự báo chính xác khả năng của học sinh, có khả năng kích thích tiềm năng sáng tạo của các em, lôi cuốn tất cả học sinh tham gia vào hoạt động của lớp, giúp đỡ học sinh xây dựng kế hoạch giáo dục toàn diện, đồng thời theo dõi, giúp đỡ học sinh thực hiện kế hoạch đó. Kịp thời giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn.
3. GVCN lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực lượng giáo dục trong nhà trường:
GVCN là người đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường.
- GVCN là nhà quản lý, nhà sư phạm đại diện cho Hiệu trưởng truyền đạt những chủ trương, yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường đến với học sinh và tập thể học sinh.
- Bằng biện pháp của mình, GVCN giúp cho mỗi học sinh và tập thể học sinh có trách nhiệm tuân thủ và tự giác thực hiện nghiêm túc những yêu cầu này.
- GVCN cần gợi ý với lớp về giả pháp, phương hướng thực hiện sao cho vừa đảm bảo yêu cầu chung vừa phù hợp với điều kiện và khả năng của lớp, tránh gây áp lực cho học sinh và chạy theo thành tích.
GVCN là người đại diện cho học sinh và tập thể học sinh.
- GVCN có trách nhiệm lắng nghe, tập hợp các ý kiến, nguyện vọng của học sinh để phản ánh với Ban giám hiệu và các lực lượng giáo dục trong nhà trường, phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường đáp ứng các nguyện vọng này, tạo môi trường và điều kiện cho học sinh học tập và rèn luyện tốt đồng thời luôn quan tâm bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh.
- GVCN có một nhiệm vụ rất quan trọng là tổ chức phối hợp các lực lượng, thống nhất tác động giáo dục theo một chương trình chung. Nó đòi hỏi rất nhiều thứ ở GVCN như trách nhiệm, uy tín, ý chí…

4. GVCN là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường:
- Hiệu quả giáo dục học sinh phụ thuộc không nhỏ vào khả năng phối hợp và phát huy tiềm nắng của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường về mọi mặt nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với lớp chủ nhiệm.
- Người GVCN dựa vào đặc điểm, điều kiện của nhà trường, lớp, cộng đồng, gia đình học sinh mà có cách thức tổ chức phối hợp với các lực lượng giáo dục khác.
- GVCN cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tầm quan trọng của việc phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong công tác giáo dục thế hệ trẻ.
- GVCN một mặt nắm chắc tình hình lớp chủ nhiệm, mặt khác khai thác triệt để, hợp lý, phát huy mọi tiểm năng của các lực lượng cùng tham gia giáo dục, phát triển nhân cách cho học sinh. Trong đó, GVCN phải xác định giáo dục nhà trường có vai trò định hướng, tạo ra sự thống nhất tác động đến học sinh. Tuy nhiên, cần đánh giá đúng vai trò giáo dục gia đình, xem đây là môi trường hạt nhân cơ bản của quá trình hình thành phát triển nhân cách thế hệ trẻ. GVCN không chỉ biết cách phối hợp tốt với gia đình học sinh mà còn là người tổ chức bồi dưỡng nhận thức lý luận giáo dục cho các bậc cha mẹ khi cần thiết.
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
1. Tìm hiểu học sinh lớp chủ nhiệm:
Công tác chủ nhiệm đòi hỏi phải hiểu học sinh để lựa chọn những tác động sư phạm phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất. Mặt khác, là điều kiện cần trong việc thiết lập quan hệ giao tiếp thuận lợi giữa GVCN và học sinh, là tiền đề cho việc hình thành tình cảm thầy trò gắn bó.
a. Nội dung tìm hiểu:
- Tìm hiểu tập thể học sinh: trình độ phát triển, bầu không khí, các mối quan hệ, sự phân hóa các nhóm, các mối quan hệ…. tạo căn cứ khách quan để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm phù hợp với những mục tiêu, nội dung
Vd: Trong lớp, các bạn khá đề cao bạn A vì A hoạt bát thì có thể cho A làm lớp phó phong trào.
- Tìm hiểu cá nhân học sinh:
+ Các đặc điểm thể chất của học sinh: thể lực, sức khỏe, sinh lí...phát huy ưu thế về thể lực, sắp xếp chỗ ngồi, công việc thích hợp, đặc biệt cho những học sinh có khiếm khuyết cơ thể.
+ Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh: năng lực nhận thức, tư duy, khả năng chú ý, quan sát....
+ Tìm hiểu đặc điểm quan hệ xã hội của học sinh: quan hệ gia đình như điều kiện kinh tế, truyền thống, nền nếp....; quan hệ bạn bè đặc biệt là nhóm bạn thân và đây sẽ là nguồn thông tin chính xác, hiệu quả mà các nguồn thông tin khác không có được. Ở độ tuổi các em học sinh phổ thông thì người bạn đóng một vai trò quan trọng sẻ chia những vấn đề tế nhị của tuổi mới lớn. Ngoài ra cần tìm hiểu thêm quan hệ của học sinh với thầy cô bộ môn, bạn bè trong trường, anh chị gia đình, với hàng xóm, cộng đồng nơi em đang sống.
b. Cách thức tìm hiểu:
- Nghiên cứu hồ sơ học sinh: lí lịch, học bạ...
- Trao đổi, trò chuyện: nắm được tâm tư, nguyện vọng, sở thích...
- Quan sát có chủ định hoặc ngẫu định qua các hoạt động tập thể, cộng đồng...để nắm được thái độ, tình cảm, trình độ, năng lực của bản thân.
- Trao đổi tình hình của lớp và từng học sinh với GVCN hoặc GV bộ môn năm trước.
- Trao đổi với phụ huynh thông qua email, điện thoại, sổ liên lạc...
- Nghiên cứu sản phẩm học tập, lao động của học sinh: báo tường, bài kiểm tra....
Điều quan trọng là GVCN thu thập thông tin của học sinh chính xác, phân tích nguyên nhân và các biện pháp giáo dục thích hợp.
2. Xây dựng và giáo dục tập thể học sinh lớp CN:
a. Khái niệm tập thể và tập thể học sinh:
- Tập thể: là cộng đồng đặc biệt, là hình thái xã hội tâp hợp những người có mục đích, có hoạt động chung, tổ chức chặt chẽ và hệ thống quan hệ phụ thuộc giữa các thành viên.
- Tập thể học sinh: hình thái tổ chức cộng đồng độc đáo của học sinh, một tổ chức cộng đồng chặt chẽ, có nguyên tắc hoạt động nhất định, có chức năng tổ chức, tập hợp, giáo dục học sinh nhằm hướng tới việc thực hiện mục đích giáo dục.
+ Có mục đích chung: mục đích học tập, lao động, rèn luyện , trau dồi đạo đức, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, tích cực chuẩn bị đầy đủ năng lực và phẩm chất để tham gia vào cuộc sống, vào quá trình lao động xã hội.
+ Có hoạt động chung: các hoạt động học tập, lao động, xã hội – công ích, văn hóa – thể thao, văn hóa – thể thao.....phù hợp với các đặc điểm lứa tuổi, trình độ nhận thức, vốn sống, vốn kinh nghiệm và điều kiện học tập, sinh hoạt tập thể.
+ Có hệ thống các quan hệ phức hợp: các quan hệ đa dạng như nghĩa vụ - quyền lợi, chỉ huy – phục tùng, phối hợp tương tác...
+ Có đội ngũ tự quản do tập thể lựa chọn: có chức năng tổ chức và lãnh đạo tập thể học sinh.
b. Vai trò của tập thể học sinh:
- Các quan hệ đa dạng và tốt đẹp, khơi dậy sức mạnh, tiềm năng của cá nhân, thúc đẩy nhu cầu bộc lộ và tự khẳng định của bản thân.
- Tạo điều kiện phát triển toàn diện và hào hòa nhân cách của mình, thể hiện thống nhất giữa cái chung và cái riêng.
Tập thể học sinh tiếp nhận những yêu cầu, chuẩn mực của xã hội, chuyển hóa chúng thành các quan hệ xã hội, chuyển hóa chúng thành các yêu cầu và chuẩn mực nội bộ; để điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân.
c. Các giai đoạn phát triển của tập thể học sinh:
- GĐ 1: Tập thể chưa hình thành
• Thường xuất hiện ở các lớp đầu cấp, tính tổ chức, kỷ luật rời rạc.
- GĐ 2: Tập thể đã hình thành và đang phát triển
• Giai đoạn này tập thể phân hóa thành 3 nhóm:
• Nhóm các phần tử thích hợp làm nòng cốt, hưởng ứng các yêu cầu từ phía giáo dục.
• Nhóm các thành viên thụ động.
• Nhóm các thành viên chậm tiến, cá biệt.
• Giai đoạn này tập thể đựơc tổ chức, kỷ luật chung còn yếu.
- GĐ 3: Tập thể phát triển vững mạnh
Dư luận tập thể được hình thành và củng cố vững chắc, có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ. Mối quan hệ hợp tác, đoàn kết, thương yêu lẫn nhau.
d. Một số biện pháp cơ bản xây dựng và giáo dục tập thể học sinh:
Đề ra những yêu cầu vừa sức, hợp lý cho học sinh:
• Bản chất các yêu cầu này là công cụ điều khiển, lãnh đạo, định hướng học sinh, điều chỉnh hành vi. TẠo ra mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục với khả năng đáp ứng của học sinh, kích thích nhu cầu giải quyết mâu thuẫn, tạo ra động lực cho sự phát triển của học sinh.
• Yêu cầu cần bảo đảm các điều kiện: phù hợp mục đích chung và riêng của tập thể; phù hợp với đặc điểm, điều kiện, khả năng thực hiện của cá nhân hoặc tập thể; đạt được sự thống nhất trong tập thể, yêu cầu mức độ tăng dần.
• Nhiệm vụ của giáo viên: tạo niềm tin cho học sinh đó là hoạt động cần thiết và tự giác; giải thích đầy đủ ý nghĩa và cách thực hiện cũng như cách thực hiện; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá các yêu cầu.
Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp và bồi dưỡng các phần tử tích cực:
• Cán bộ lớp: dựa trên tinh thần tự nguyện của các em, thông tin các GVCN trước đó hoặc sự ủng hộ của các thành viên trong lớp.
• Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong đội ngũ cán bộ lớp.
• Làm rõ nội dung công tác của từng cán bộ lớp và hướng dẫn cụ thể về phương pháp công tác.
• Kiểm tra đánh giá, nhận xét hoạt động của các cán bộ này.
Xây dựng hệ thống viễn cảnh của tập thể:
• Viễn cảnh gần: các mục tiêu đơn giản, thời gian thực hiện ngắn, xuất phát từ nhu cầu của cá nhân.
• Viễn cảnh trung bình: lôi cuốn sự quan tâm chú ý của các em học sinh trong thời gian tương đối dài, buộc các em phải chuẩn bị trong sự hưng phấn chờ đợi.
• Viễn cảnh xa: các mục tiêu về sự phát triển lâu dài của tập thể và các thành viên gắn với thực tiễn xã hội và tương lai của đất nước
Xây dựng kỷ luật tập thể:
Xây dựng dư luận lành mạnh, tiến bộ trong tập thể.
Dư luận tập thể phản ánh những quan niệm, nhận định, đánh giá của tập thể về các vấn đề có liên quan đến sự phát triển của tập thể về các vấn đề có liên quan đến sự phát triển của tập thể và cá nhân học sinh.
Hình thành dư luận tập thể về các vấn đề như:
+ Tinh thần, thái độ học tập tự giác.
+ Ý thức từ rèn luyện, tu dưỡng của học sinh.
+ Đấu tranh với các hành vi sai trái: bỏ học, quay bài....
+ Sẵn sàng ủng hộ, bảo vệ cái đúng
Dư luận tập thể được hình thành qua các con đường sau đây:
+ Vai trò của GVCN
+ Các hoạt động, sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa...
+ Vai trò của cán bộ lớp và các phần tử thích hợp.
+ Qua các hành động của nhà trường.
3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện:
a. GD thế giới quan khoa học và phẩm chất đạo đức cho học sinh.
Hình thành cho học sinh niềm tin đạo đức, ý thức chấp hành luật pháp, động cơ học tập tích cực, thái độ đúng đắn khi ứng xử...Kết quả là học sinh tự giác biến những yêu cầu của xã hội thành hành vi và thói quen tương ứng. Để thực hiện, người GVCN cần chú ý:
- Kết hợp với giáo viên bộ môn để đảm bảo quá trình giáo dục.
- Phối hợp với các tổ chức giáo dục khác, đặc biệt là Đoàn thanh niên tổ chức những hoạt động lôi kéo các em tham gia....
- Tổ chức thi đua học tập, rèn luỵện trong tập thể.
b. Tổ chức các hoạt động học tập:
Tạo điều kiện cho học sinh nắm vững các tri thức, kỷ năng và phát triển năng lực hoạt động, sáng tạo ở học sinh. GVCN cần:
- Đề ra yêu cầu học tập với các em để các em ý thức nghĩa vụ học tập, xác định động cơ, thái độ học đúng đắn.
- Hướng dẫn học sinh tự học, có thể phối hợp với cán bộ lớp tổ chức học nhóm...
- Quan tâm các em yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi.
c. Tổ chức các họat động giáo dục lao động và hướng nghiệp:
d. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí
4. Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong ngoài nhà trường:
a. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường:
- Phối hợp và giúp đỡ tổ chức Đoàn TNCS thực hiện các mục tiêu giáo dục.
- Phối hợp với giáo viên bộ môn.
Thống nhất yêu cầu giáo dục đối với học sinh nhằm định hứơng cho các tác động sư phạm của giáo viên, tạo ra sức mạnh tổng hợp để đạt được mục đích giáo dục
- Phối hợp với BGH và các lực lượng GD khác trong trường.
b. Phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà trường:
Gia đình học sinh:
+ Cùng PHHS thống nhất mục tiêu và yêu cầu cho việc học tập của con em.
+ Thống nhất nội dung, biện pháp, hình thức GD.
+ Thông báo kết quả học tập, đạo đức của con em.
+ Tư vấn kiến thức tâm lí học, giáo dục học, các phương pháp giáo dục gia đình.
+ Đề nghị hỗ trợ cho các hoạt động chăm lo xây dựng vật chất, điều kiện để các em học tập tốt.
Cách thức phối hợp:
+ Thông qua họp phụ huynh: chuẩn bị mục đích, nội dung, hình thức cuộc hợp. Hiểu các chủ trương của nhà trường, tình hình lớp để thông báo, giải thích những thắc mắc cho PHHS.
+ Thông qua sổ liên lạc: thông báo học lực, kết quả rèn luyện và yêu cầu có sự phản hồi từ gia đình học sinh.
+ Qua ban đại diện học sinh.
+ Đến thăm gia đình học sinh.
+ Mời đến trường để trao đổi trực tiếp.
+ Trao đổi qua email, thư từ, điện thoại.
Phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể:
+ Phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội truyền thống, giáo dục lịch sử.
+ Bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương.
+ Hỗ trợ vật chất cho nhà trường, tạo điều kiện hoạt động giáo dục HS.
5. Tư vấn:
- Những khó khăn trong học tập, những mối quan hệ với các lực lượng giáo dục khác.
- Vấn đề sinh lí lứa tuổi.
- Định hướng chọn nghành nghề...
6. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp:
a. Khái niệm và ý nghĩa của kế hoạch chủ nhiệm lớp:
ĐỊNH NGHĨA: là bản thiết kế cụ thể nội dung công tác chủ nhiệm lớp, chương trình hoạt động thực thi của lớp trong giai đoạn cụ thể nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm.
Ý nghĩa:
- Vạch ra phương hướng phát triển của tập thể.
- Các hoạt động được tổ chức theo một chương trình, kế hoạch cụ thể, thốngnhất có thể sự trù những tình huống có thể xảy ra.
- GVCN và HS chủ động, tự tin trong giao tiếp, tiết kiệm thời gian, công sức.
- Huy động được các lực lượng giáo dục khác.
b. Căn cứ xây dựng:
- Mục tiêu, chương trình hoạt động của ngành, cấp học, nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
- Đặc điểm của lớp học: vật chất, đặc điểm của tập thể...
- Đặc điểm của từng địa phương
- Nội lực của GVCN
c. Nội dung cơ bản của kế hoạch CN lớp:
- Đặc điểm, tình hình lớp: những thuận lợi, khó khăn của lớp học để xác định mục tiêu, xây dựng nội dung và lựa chọn phương pháp.
- Mục tiêu cần đạt: gồm nhiệm vụ trọng tâm và các yêu cầu cụ thể.
- Nội dung công việc: gồm GD đạo đức, lao động, thẩm mỹ, thể chất...
-Cách thức thực hiện: cụ thể, rõ ràng, mang tính khả thi cao.
- Yêu cầu về thời gian, tiến độ thực hiện.
- Phân công lực người phụ trách.
- Theo dõi bổ sung, điều chỉnh và phân tích kết quả.
7. Đánh giá kết quả GD toàn diện của học sinh:
-Mục đích:
• Phản ánh kết quả GD của GVCN và các lực lượng GD
• Đánh giá, xếp loại.
• Giúp các lực lượng GD có thông tin khách quan về kết quả GD.
• Giúp học sinh tự đánh giá, điều chỉnh để nỗ lực học tập, rèn luyện tiến bộ.
- Căn cứ:
• Mục tiêu GD từng cấp học.
• Chương trình GD từng cấp học
• Điều lệ của nhà trường
• Kết quả học tập và sự rèn luyện của học sinh
- Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực bảo đảm tính công bằng, chính xác
- Nội dung đánh giá gồm học lực và hạnh kiểm
- Trách nhiệm của GVCN:
• Kiểm tra sổ gọi tên và ghi điểm của lớp
• Tính điểm trung bình, đánh giá kết quả học tập và hạnh kiểm từng học kỳ
• Lập danh sách học sinh cá biệt, học sinh ngoan.
• Ghi vào sổ gọi tên, học bạ, sổ ghi điểm những nội dung: hạnh kiểm, học lực, nhận xét kết quả rèn luyện...
• Phối hợp các tổ chức Đoàn, Đội và Ban đại diện phụ huynh tổ chức các hoạt động GD HS
III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẶC THÙ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
1. Phương pháp giáo dục cá nhân.
Là sự tác động trực tiếp của nhà giáo dục đến cá nhân học sinh bằng cách chuyên biệt hóa hình thức và mức độ tác động sao cho phù hợp với đối tượng nhận tác động, buộc đối tượng phải chấp nhận các chuẩn mực hành vi đạo đức, thực hiện các yêu cầu của nhà giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục.
Ưu điểm:
- Mang lại hiệu quả tức thời, gây dấu ấn ngay.
- Tạo ra những chuyển biến nhận thức, tình cảm, thái độ, hành vi của học sinh.
Hạn chế:
- Hiệu quả tác động phụ thuộc vào mức độ hiểu đối tượng và khả năng phân tích nhạy bén của giáo viên cũng như kỹ năng vận dụng các biện pháp, hình thức tác động phù hợp.
2. Phương pháp tác động song song
Là phương pháp trong đó giáo viên không tác động trực tiếp đến từng đối tượng học sinh riêng lẻ mà thông qua các thành viên khác của lớp như: lớp trưởng, tổ trưởng, bí thư chi đoàn, nhóm, tổ chức hoặc cả lớp…để các thành viên nhắc nhở lẫn nhau, tác động lẫn nhau.
- Ưu điểm:
o Bản chất của tác động song song là xây dựng tập thể học sinh thành môi trường giáo dục, dùng quan hệ tốt đẹp trong tập thể và dư luận lành mạnh của tập thể để chi phối nhận thức, thái độ, tình cảm, hành vi của cá nhân.
o Qua dư luận và truyền thống tập thể, vì danh dự của tập thể, mỗi thành viên tự giác điều chỉnh thái độ, hành vi của bản thân.
- Hạn chế:
Phương pháp này chỉ phát huy tốt khi tập thể phát triển ở giai đoạn thứ ba. Vì vậy, một trong những công tác quan trọng của GVCN là quan tâm xây dựng, phát triển tập thể thành môi trường và phương tiện giáo dục hứu hiệu.
Ba giai đoạn của tập thể:
- Chưa hình thành: Không ai quen ai, không ai phục tùng ai.
- Đã hình thành: Xuất hiện các nhóm dựa trên nhu cầu, sở thích…
- Khuyến khích sự phát triển của các nhóm tích cực, điều chỉnh các nhóm tiêu cực nhằm phát triển tập thể.)
3. Phương pháp “bùng nổ sư phạm”
Là phương pháp và nghệ thuật giáo dục tác động vào đối tượng có vấn đề đặc biệt tốt hoặc chưa tốt. Về bản chất, đó là tác động tay đôi được sử dụng với cường độ mạnh, bất ngờ kích thích quá trình hưng phấn hoặc ức chế của hoạt động sinh lý thần kinh dẫn tới thay đổi các quá trình tâm lý, trạng thái, lý tưởng, hành vi của cá nhân.
- Ưu điểm: Gây được những xúc cảm mạnh mẽ, tạo nên ấn tượng sâu sắc làm lay động, biến chuyển thật sự nhận thức, hành vi của học sinh thông qua những ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi của GVCN.
- Hạn chế: Nếu GVCN không nắm bắt được tâm sinh lý của HS mà tác động quá mạnh hoặc quá yếu sẽ gây ra tác động ngược chiều không như mong muốn.
IV. ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Chủ nhiệm lớp là công tác quan trọng, không thể thiếu được trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, đây cũng là công việc nhiều khó khăn, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc. Để làm tốt công tác này, GVCN cần rèn luyện để có được những phẩm chất và năng lực sư phạm của người giáo viên nói chung, trong đó đặc biệt chú trọng rèn luyện những phẩm chất và năng lực đặc thù sau:
- Yêu thương học sinh. Đây là phẩm chất hàng đầu của nghề giáo, giúp GVCN tự giác chấp nhận những thử thách của nghề nghiệp, đồng thời luôn có sự tìm tòi, sáng tạo trong công việc với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất cho học sinh của mình.
- Yêu nghề, say sưa, nhiệt tình, có trách nhiệm cao với công tác giáo dục và có nghị lực, có ý chí vượt khó. Đây là phẩm chất cần thiết để nâng cao uy tín và khả năng lôi cuốn của GVCN.
- Khiêm tốn học hỏi giúp GV ngày càng nâng cao trình độ nghề, đáp ứng những yêu cầu cao của công việc giáo dục, dạy học va công tác chủ nhiệm lớp.
- Lời nói phải đi đôi với việc làm. GVCN không thể yêu cầu học sinh làm những việc mà mình không làm được, cũng không thể nói với học sinh về những điều mà mình không thật sự nghĩ.
- Lối sống giản dị, mẫu mực giúp cho hình ảnh của người giáo viện gần gũi hơn, làm tăng uy tín và khả năng thuyết phục của họ với học sinh.
- Phải có hiểu biết sâu rộng về môn học mình phụ trách giảng dạy và các môn có liên quan; có trình độ lý luận sư phạm, có kỹ năng vận dụng lý luận sư phạm vào công tác chủ nhiệm lớp một cách khéo léo, linh hoạt; có hiểu biết xã hội.
- Cần có năng lực sư phạm như năng lực giao tiếp, năng lực cảm hóa, thuyết phuc, xây dựng uy tín, năng lực sáng tạo trong công tác giáo dục, dạy học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, giải quyết các tình huống sư phạm…






TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo dục học phổ thông, ĐH Sư Phạm
Giáo dục học tiểu học, ĐH Sư Phạm
Về Đầu Trang Go down
 
Người giáo viên chủ nhiệm tiểu học
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Người giáo viên chủ nhiệm
» Đặc điểm của quá trình GDTH và Giáo dục đạo đức và thẩm mỹ cho học sinh tiểu học
»  tọa đàm "Sinh viên Tâm lý - Giáo dục và định hướng nghề nghiệp"
» Thông báo tọa đàm "Sinh viên Tâm lý - Giáo dục và định hướng nghề nghiệp"
» CHỈ THỊ Về tăng cường phối hợp nhà trường, Gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Giáo dục học :: Giáo dục học tiểu học-
Chuyển đến