NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Dạy học lấy người học làm trung tâm (Phần 1)

Go down 
Tác giảThông điệp
hoangan_tlgd




Tổng số bài gửi : 9
Join date : 04/05/2010
Age : 33
Đến từ : Long An

Dạy học lấy người học làm trung tâm (Phần 1) Empty
Bài gửiTiêu đề: Dạy học lấy người học làm trung tâm (Phần 1)   Dạy học lấy người học làm trung tâm (Phần 1) Icon_minitimeTue May 10, 2011 2:59 am

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC



TÊN ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU QUAN ĐIỂM VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM (STUDENT-CENTERED APPROACH)
Ở KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH



TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12/2010



Bài viết của An sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các anh/chị và các bạn!


Lời ngỏ
Để giúp em hoàn thành bài tiểu luận kết thúc học phần môn Tổ chức hoạt động dạy học “Tìm hiểu quan điểm về phương pháp dạy học (Hướng tập trung vào hoạt động của người học) lấy người học làm trung tâm (Student - Centered Approach) ở Khoa tâm lý – giáo dục Trường Đại học Sư phạm TP.HCM”. Ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân em còn có sự nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ rất nhiều từ Tiến sĩ Nguyễn Đức Danh. Thầy Đức Danh đã tạo điều kiện cho em có cơ hội được một lần thử sức nghiên cứu sâu hơn về một đề tài Giáo dục học mà mình yêu thích. Ngoài ra, thầy cũng hướng dẫn, cũng như định hướng cho bài tiểu luận này rất nhiều. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến sự sẻ chia, trả lời những câu phỏng vấn cho bài tiểu luận này của em: Tiến sĩ Trần Thị Thu Mai (Phó trưởng khoa Tâm lý – giáo dục), Thạc sĩ Lê Thị Hân (Giảng viên khoa Tâm lý – giáo dục), Sinh viên Mai Mỹ Hạnh (sinh viên Tâm lý – giáo dục Khóa K33), Sinh viên Chế Dạ Thảo (sinh viên Tâm lý – giáo dục Khóa K34).
Lời cuối, cho em gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy Nguyễn Đức Danh cùng quý thầy cô, cũng như các anh/chị sinh viên đã nhiệt thành giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu!
Thân ái!

A. Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình tồn tại và phát triển của nhân loại, con người đã phải không ngừng tìm hiểu, khám phá và cải tạo thế giới khách quan vì lợi ích của cá nhân và cộng đồng. Trong quá trình nhận thức và cải tạo đó, con người tiếp thu được những kinh nghiệm sống và hoạt động. Đến một trình độ phát triển nhất định, khi xã hội tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sống và hoạt động, thì các thế hệ sau không cần phải mò mẫm tìm kiếm những kinh nghiệm giản đơn, rời rạc và phổ biến nữa, mà được kế thừa những kinh nghiệm của thế hệ đi trước thông qua con đường dạy học và giáo dục. Giáo dục là sự truyền thụ và lĩnh hội hệ thống kinh nghiệm xã hội giữa các thế hệ.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước thời mở cửa, ngành giáo dục phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng. Đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, từ việc đổi mới phương pháp dạy học và hướng tới xây dựng một xã hội học tập trong nhà trường là phải xây dựng mục tiêu lấy người học làm trung tâm.Trong quan điểm dạy học hiện nay được sử dụng trong nhà trường thì tư tưởng dạy học lấy người học làm trung tâm là một trong những đường hướng có thể đáp ứng được yêu cầu xã hội đặt ra hiện nay.
Thực tế ngày càng chứng minh rằng trong quá trình học, người học đòi hỏi kiến thức, thông tin rộng hơn và nhiều hơn chứ không chỉ gói gọn trong sách vở. Đồng thời cũng thấy rõ nhược điểm là người học lúng túng về việc tiếp nhận và lựa chọn nguồn thông tin đa dạng hiện nay hiện nay. Ở Việt Nam hiện nay, có nhiều ý kiến bàn bạc, tranh luận về lấy người học làm trung tâm. Có ý kiến cho rằng cần thiết phải lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy và học, song lại coi nhẹ vai trò của người dạy. Ngược lại, có ý kiến nêu rằng việc lấy người học làm trung tâm là không đúng hoặc không phù hợp với thực tiễn dạy học ở nước ta. Vấn đề lấy người học làm trung tâm là vấn đề còn mới đối với người dạy do trước đây quan niệm chủ yếu là người dạy truyền đạt kiến thức cho người học, quá trình học thường là tiếp nhận thụ động. Vấn đề dạy học lấy người học làm trung tâm đã được đề cập đến khá nhiều trong các tài liệu dạy học trong và ngoài nước.

Nhằm muốn nghiên cứu sâu hơn về quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm hiện nay, trong khuôn khổ bài tiểu luận ngắn này tôi đã chọn vấn đề dạy học lấy người học làm trung tâm để làm báo cáo cho đề tài tiểu luận cuối khóa cho mình. Bài viết tìm hiểu quan điểm về phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm (hướng trung tâm hoạt động vào người học) trình bày những điểm chính yếu của đường hướng lấy người học làm trung tâm trong dạy - học ở Việt Nam nói chung và ở giảng viên cũng như sinh viên Khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng dưới đường hướng đổi mới chương trình dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
II. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua bài tiểu luận này tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm ở khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM. Và thông qua đó tôi cũng mong mình có thể biết được thực trạng những ưu điểm, khó khăn khi áp dụng phương pháp này trong quá trình dạy - học ở khoa Tâm lý – Giáo dục hiện nay như thế nào. Từ đó rút ra một vài nguyên tắc về phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm trong giảng dạy.
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
1. Khách thể nghiên cứu: Giảng viên và sinh viên trường Đại học Sư Phạm TP.HCM.
2. Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm ở khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM hiện nay.
IV. Giả thuyết nghiên cứu: Đa phần giảng viên và sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục đều hiểu khá tốt về phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong trong quá trình dạy - học .
V. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích hệ thống hoá cơ sở lý luận về phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm hiện nay.
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như hỏi ý kiến chuyên gia, khảo sát, phân tích và tổng hợp lý thuyết, phỏng vấn để tìm hiểu về quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm ở khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM hiện nay.
- Rút ra một vài nguyên tắc rút ra một vài nguyên tắc về việc dạy học lấy người học làm trung tâm trong giảng dạy hiện nay tại khoa Tâm lý – Giáo dục.
- Lấy người học làm trung tâm là gì, nó được khái luận hóa như thế nào trong hoạt động dạy học và giáo dục và thực trạng hiện nay ra sao? Vai trò của người dạy và người học trong lớp học theo đường hướng lấy người học làm trung tâm là gì?
Chi tiết câu trả lời cho các câu hỏi này được đề cập trong những mục dưới đây của bài tiểu luận.
VI. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia.
- Phương pháp khảo sát.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
- Phương pháp phỏng vấn.
VII. Giới hạn đề tài:Quan điểm về phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm ở khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư Phạm TP.HCM.

...... hsbc Đặng Hoàng An hsbc ......
(Xem tiếp phần 2)
Về Đầu Trang Go down
 
Dạy học lấy người học làm trung tâm (Phần 1)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Dạy học lấy người học làm trung tâm (Phần 2)
» Dạy học lấy người học làm trung tâm (Phần 3)
» Trung tâm giá trị sống innerspace
» Khóa học mơi Trung Tâm inner space (22/3 - 12/4)
» MỘT SỐ NÉT TÂM LÝ ĐẶC TRƯNG CỦA TUỔI THANH NIÊN

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Giáo dục học :: Tổ chức hoạt động dạy học-
Chuyển đến