NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Giáo sư Canada đưa bộ môn tâm lý học nhân văn vào Việt Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

Giáo sư Canada đưa bộ môn tâm lý học nhân văn vào Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Giáo sư Canada đưa bộ môn tâm lý học nhân văn vào Việt Nam   Giáo sư Canada đưa bộ môn tâm lý học nhân văn vào Việt Nam Icon_minitimeMon Jun 29, 2009 9:59 pm

"Trước đây, tôi luôn cảm thấy sợ hãi khi đứng trước đám đông. Nhưng giờ tôi đã khắc phục được mặc cảm ấy. Tôi có thể nói chuyện thoải mái trước một lớp học 70 người", chị Đỗ Ngọc Khanh, Viện Tâm lý học Việt Nam, nói với phóng viên VnE trong buổi tổng kết khoá học về tâm lý học nhân văn của Giáo sư Michel Daigneault.

Đây là lần thứ 5, Giáo sư Daigneault, Đại học Quécbec tại Trois - Rivières (Canada) đến Việt Nam để giảng dạy về bộ môn tâm lý học nhân văn. Chủ đề của khoá học lần này là "Mối quan hệ trợ giúp", nhằm tiếp cận các phương pháp thực hành, trợ giúp những người gặp khó khăn về mặt tâm lý tự tìm ra hướng giải quyết trong các tình huống thường nhật.Giáo sư Canada đưa bộ môn tâm lý học nhân văn vào Việt Nam 10736602-23.8.4

Chương trình do Viện Tâm lý Việt Nam tổ chức, nhằm giúp các học viên, đa phần là các cán bộ của Viện, tiếp cận với những phương pháp thực hành của bộ môn tâm lý học nhân văn, còn rất mới ở Việt Nam.

Được hỏi về điểm đặc thù của Tâm lý học nhân văn, một học trò của GS Daigneault, anh Trần Anh Châu, cho biết, hiện tâm lý học có 3 trường phái:

- Thứ nhất là trường phái phân tâm của Freud cho rằng, những ham muốn bị dồn nén trong vô thức quyết định hành vi của con người, vì vậy con người không có cách gì kiểm soát hành vi của mình.

- Thứ hai là trường phái hành vi, cho rằng con người luôn bị tác động bởi bên ngoài. Theo đó, con người không thể quyết định hành động của mình một cách độc lập.

- Trường phái thứ 3 là tâm lý học nhân văn, xuất hiện từ thập kỷ 60, dựa trên nền tảng khác với hai trường phái trên. Tâm lý học nhân văn cho rằng con người có thể nhận thức và kiểm soát được hành vi của mình (chứ không phải do vô thức quyết định) và con người có thể độc lập quyết định về hành vi của mình (chứ không phải hoàn toàn do tác động bên ngoài).

Một học viên khác, bác sĩ Sơn, Viện Tâm thần Trung ương Thường Tín, cho biết, tâm lý học nhân văn không thể giúp chữa trị cho những người mắc bệnh thần kinh nặng, mà nó chỉ có thể áp dụng cho những người còn tỉnh táo để biết mình đang làm gì. Vì vậy, không nên hiểu nó như là một cách trị liệu bệnh thần kinh.

Phóng viên VnE đã có cuộc phỏng vấn ngắn với GS Daigneault:

- Trường phái tâm lý học nhân văn khuyến khích con người bộc lộ tâm lý cá nhân khá cao. Giáo sư có nghĩ rằng, nó sẽ gặp trở ngại ở Việt Nam, một đất nước có truyền thống coi trọng các giá trị tập thể nhiều hơn?

- Tôi không nghĩ như vậy. Tâm lý học nhân văn giúp bạn loại bỏ những mặc cảm tâm lý, có nghị lực và niềm tin để sống với thực tại. Chúng tôi luôn nhấn mạnh ba từ: ở đây, bây giờ và thế nào. Có nghĩa là, nếu bạn luôn ý thức được mình đang ở đâu, đang làm gì và làm thế nào, thì bạn sẽ xoá bỏ được những suy nghĩ không thực tế. Bạn luôn có thể nói điều bạn muốn nói ngay ở đây, lúc này, mà không phải e dè gì cả. Điều này cũng rất gần gũi với tinh thần của đạo Phật, khuyên người ta phải biết sống với thực tại. Phật giáo thấm sâu vào văn hoá nước các bạn, vì vậy tôi nghĩ rằng, sẽ không phải là một trở ngại lớn với các bạn trên con đường tiếp cận với tâm lý học nhân văn.

- Giáo sư sẽ thường xuyên giảng dạy tại Việt Nam?

- Lần đầu tiên tôi đến Việt Nam năm 1995. Sau đó năm 1999, tôi quay trở lại. Hồi đó tôi đã giảng một khoá ngắn về tâm lý học nhân văn ở trường Đại học Tổng hợp. Lần này tôi quay trở lại hỏi những học viên cũ thì thấy họ có nhắc lại nhiều điều mà tôi đã đề cập đến trong khoá học lần đó. Tôi rất mừng, vì điều đó chứng tỏ tâm lý học nhân văn đã bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam. Tương lai, tôi sẽ thường xuyên trở lại đất nước của các bạn, có lẽ là mỗi năm một lần.

Minh Hy
Việt Báo (Theo_VnExpress.net)
Về Đầu Trang Go down
 
Giáo sư Canada đưa bộ môn tâm lý học nhân văn vào Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Việt Nam ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới?
» Nhân Cách Tôn Giáo
» Làm thủ tục hải quan – giao nhận XNK giá rẻ
» ANTON SEMIONNOVIC MAKARENKO- NHÀ GIÁO DỤC XÔ VIẾT LỖI LẠC (1888-1939)
» MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ TÌNH YÊU DƯỚI CÁI NHÌN CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học nhân văn-
Chuyển đến