NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Khó khăn và giải pgaps trong việc tiếp cận học sinh cá biêth

Go down 
Tác giảThông điệp
peterduynguyen
Admin
peterduynguyen


Tổng số bài gửi : 143
Join date : 18/04/2010

Khó khăn và giải pgaps trong việc tiếp cận học sinh cá biêth Empty
Bài gửiTiêu đề: Khó khăn và giải pgaps trong việc tiếp cận học sinh cá biêth   Khó khăn và giải pgaps trong việc tiếp cận học sinh cá biêth Icon_minitimeWed Apr 18, 2012 7:18 pm

MỘT SỐ KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC TIẾP CẬN HỌC SINH BẤT HỢP TÁC TRONG THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG


- PM. Nguyễn Ngọc Duy -

Trong công tác tham vấn học đường hiện nay có một thực tế rất phổ biến là bên cạnh những hoc sinh tự ý thức được mình có vấn đề và chủ động tìm đến sự hổ trợ của chuyên viên tham vấn thì còn rất nhiều học sinh chưa tự ý thức được. Và việc tiếp xúc với các em này thường là do chuyên viên tham vấn chủ động tìm đến học sinh hoặc là do các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường giới thiệu các em với chuyên viên tham vấn. Và điều này khiến cho hầu hết các học sinh thuộc dạng này có tâm thế phòng vệ hoặc là bất hợp tác với chuyên viên trong quá trình tham vấn. Vậy thì ở những trường hợp này chuyên viên tham vấn sẽ gặp những khó khăn cụ thể nào? Và liệu có những giải pháp nào để giúp chuyên viên tham vấn tiếp cận và xây dựng được mối quan hệ một cách hiệu quả, nhanh chóng với các em hay không?
Qua thực tiễn tham vấn ở trường Khánh Hội A, tôi thấy có rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các học sinh dạng này. Khó khăn đầu tiên là sự tự vệ rất cao của các em với một số biểu hiện như không nói gì chỉ ừ,à, cúi mặt lặng thinh cho hết buổi tham vấn. Có em thì lại nói dối và bịa chuyện một cách rất khéo về tất cả những thông tin về bạn bè, gia đình thậm chí là thầy cô của các em. Có một học sinh lớp 6 đã kể với tôi rằng cha mẹ của em đi làm suốt ngày và gần như không quan tâm gì tới em. Nhưng sau đó qua thông tin của các thầy cô thì ba mẹ em đã li hôn và bây giờ em sống với ông bà nội. Có em khác thì lại nói với tôi là thầy giáo dạy anh văn rất khó và thường đánh chửi học sinh. Nhưng tìm hiểu ra thì giáo viên anh văn của lớp em đó lại là cô giáo…Và còn rất nhiều câu chuyện khác mà các em thêu dệt thậm chí là các em tự bịa ra một vấn đề nào đó và nhờ chuyên viên giúp đỡ. Ngoài ra các em này còn lãng tránh hoặc nói cho qua chuyện chứ không thực sự đi vào vấn đề.
Không chỉ tự vệ các em dạng này đôi lúc còn bất hợp tác thậm chí là chống đối lại chuyên viên. Nếu như ở trên thì các em chỉ có im lặng, nói tránh đi hoặc là che dấu vấn đề của mình thì ở đây các em biểu lộ sự không hợp tác một cách công khai qua việc không thèm trả lời hoặc trả lời tùy tiện các câu hỏi của chuyên viên. Tôi đã được tiếp xúc với một em mà từ đầu case đến cuối case em đó chỉ tưởng tác với tôi bằng một điệu cười khẩy. Hoặc có trường hợp khác thì học sinh chỉ trả lời “không biết” cho mọi câu hỏi được đưa ra. Không những thế có em còn biểu lộ thái độ cáu gắt, giận giữ thậm chí là chọc ghẹo chuyên viên. Đã có những câu nói như thế này “nhanh lên thầy ơi, mất thời gian quá, em còn bận đi bơi”, “mệt quá chị ơi”, “có trò gì khác chơi không chị?”…vang lên trong phòng tham vấn của chúng tôi. Tôi còn nhớ mãi cái ngày đầu tiên chúng tôi đến trường Khánh Hội A trong vai trò của những chuyên viên tham vấn tâm lý. Ngày đầu tập vào nghề với những giọt nước mắt ấm ức và tủi thân. Vâng với sự hăm hở của ngày đầu chúng tôi hăng hái bước vào cổng trường và những câu nói chào đón chúng tôi đầu tiên phát ra từ các học sinh lớp 6 “Hi các bạn tâm lý”. Chúng tôi khựng lại có lẽ vì một sự thiếu tôn trọng từ những câu chào của các em học sinh lớp 6. Thế nhưng đó chỉ là sự mở màn. Trong nhóm chúng tôi có một bạn người Bắc, và khi case tham vấn đầu đời của bạn ấy diễn ra thì nước mắt bạn cũng tuôn chảy bởi vì một nữ sinh lớp 8, thân chủ của bạn ấy đã giả giọng Bắc và chọc ghẹo bạn ấy với những câu từ rất quá đáng. Hoặc những câu hỏi đời tư như “thầy có người yêu chưa?”, “thầy đẹp trai quá”…là những câu chọc của miệng của các nữ sinh cá biệt. Và còn rất nhiều câu chuyện “dở khóc dở cười” nữa mà chúng tôi phải gặp trong quá trình tham vấn với dạng học sinh này. Không chỉ có thế, những lời nói xấu và xoi mói về chuyên viên cũng được lang truyền giữa các em này.
Những học sinh được các lực lượng giáo dục trong nhà trường giới thiệu với chuyên viên tham vấn thường là các học sinh cá biệt nên có những thái độ này cũng dễ hiểu. Nhưng điều chúng ta cần quan tâm là những thái độ, hành vi như trên của các em cá biệt thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tham vấn? Vâng điều đầu tiên mà chúng ta thấy được đó là chuyên viên tham vấn không nắm được thông tin dẫn đến không xác định được vấn đề của thân chủ vì thế mà không giúp thân chủ nhận ra và giải quyết vấn đề được. Ngoài ra những việc trên còn làm cho việc xây dựng mối quan hệ giữa thân chủ và chuyên viên tham vấn rất khó khăn. Trong khi mối quan hệ này là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành bại của quá trình tham vấn. Và đương nhiên với những mức độ chống đối gay gắt cũng dễ gây tổn thương cho nhà tham vấn, đặt biệt là những chuyên viên còn “non tay nghề”.
Vậy thì có những liệu pháp nào để cài thiện những biểu hiện trên và góp phần đẩy nhanh việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà tham vấn với học sinh cũng như giúp cho nhà tham vấn hiểu được vấn đề của học sinh dễ dàng và nhanh hơn không? Vâng qua một số kinh nghiệm thực tế của chúng tôi, tôi xin đưa ra một số liệu pháp cụ thể như sau.
Đầu tiên chuyên viên phải nhận thức được rằng, những hành vi như thế là dễ thấy ở dạng học sinh này để chuẩn bị tâm thế và dễ thông cảm với các em hơn.
Sau nữa là chuyên viên phải có thái độ chân thành và tin tưởng học sinh. “Muốn người ta làm gì cho mình thì hãy làm cho người ta như vậy”. Học sinh rất nhạy cảm nên nếu như chuyên viên nghi ngờ và thiếu sự chân thành với chúng thì chúng sẽ dễ dàng nhận ra và sẽ tiếp tục đáp lại bằng những sự phòng thủ và chống đối như ta thấy ở trên. Và khoảng cách giữa nhà tham vấn và học sinh lại càng xa hơn. Còn nếu như chuyên viên cứ tin tưởng và chân thành hoàn toàn với những điều mà học sinh chia sẻ, dù đó là những điều chúng bịa đặt thì từ từ chúng sẽ nhận ra việc nói dối chuyên viên là không cần thiết. Đồng thời qua sự chân thành ấy, mối dây tình cảm sẽ được kết chặt chẽ hơn giữa chuyên viên và học sinh. Từ đó chúng sẽ tự chia sẽ những vấn đề của chúng. Một tai hại mà nhóm chúng tôi gặp phải khi bước đầu thực tập tham vấn là chúng tôi có thành kiến với học sinh trường Khánh Hội A, một trường “có tiếng”. Nên chúng tôi tỉ ra nghi ngờ và luôn thăm dò xem những điều học sinh nói có đúng không? Hay nói cách khác là chúng tội sợ bị lừa gạt. Vì một chút cái tôi đó mà một số bạn trong nhóm chúng tôi đã phải rất vất vã trong việc xây dựng thiện cảm với học sinh trường này.
Ngoài hai vấn đề nền tảng là nhận thức và thái độ vừa nói thì trên tinh thần tiếp cận từ từ đi từ cái chung, cái học sinh hứng thú đến vấn đề cần tìm hiểu, chuyên viên có thể áp dụng thêm những cách thức cụ thể như sau để tiếp xúc với học sinh dạng này.
Câu hỏi đầu tiên thường là tên và lớp của học sinh. Và có thể chuyên viên sẽ nhận được câu trả lời một cách gượng ghịu của học sinh. Tiếp theo chuyên viên nên hỏi thầy cô nào đã đưa em đến đây? Thầy cô ấy nói em đến đây để làm gì? Vậy em hình dung đến đây để làm gì? Sau khi nghe câu trả lời của học sinh bạn có thể giải thích thêm cho học sinh biết một số điều về tham vấn như sẽ được giữ bí mật, an toàn, thỏa mái…
Tiếp đến chuyên viên có thể nói với học sinh những câu đại loại như “hôm nay chúng ta sẽ không nói chuyện học hoặc bất cứ chuyện gì ghê gớm. Chúng ta chỉ “tám” và chơi với nhau thôi”. Từ đây, chuyên viên có thể bắt đầu tiếp cận với học sinh qua những sở thích của chúng.
Sở thích đầu tiên là âm nhạc. Chuyên viên có thể hỏi “em thích thể loại nhạc nào? Vì sao thế?”. Hoặc là “em thích bài hát nào? Vì sao?”, cũng có thể là câu hỏi về ca sĩ, nhóm nhạc mà em thích. Với một ít vốn kiến thức về âm nhạc chuyên viên sẽ có được một cách tiếp cận và gây thiện cảm với học sinh. Không những thế qua việc tìm hiểu thị hiếu âm nhạc của các em, chúng ta cũng có thể nhận ra được một phần tính cách của các em. Ví dụ như nếu học sinh thích rock hoặc hiphop thì thường là hướng ngoại, thích hoạt động và thường là các em hay nghịch phá. Hoặc là các em thích thể loại “bop” hay “balat” thì thường có tính cách trầm hơn và theo kinh nghiệm thực tiến ở trường Khánh Hội A thì các vấn đề của các em này gặp phải thường là do các mối quan hệ, đặt biệt là do gia đình.
Cũng như thế ta có thể nói chuyện tiếp với học sinh về phim ảnh với các câu hỏi liên quan đến thể loại phim, bộ phim, hoặc là nhân vật, diễn viên. Hãy cùng với học sinh bình phẩm một bộ phim, hay nhân vật nào đó mà chúng thích và với câu hỏi đại loại như “em thấy mình có những điểm gì giống với nhân vật đó?”, chuyên viên sẽ khám phá thêm những điều thú vị về con người của học sinh đó.
Ngoài ra chúng ta cũng có thể hỏi sở thích về ăn uống, các địa điểm vui chơi, màu sắc hay là môn thể thao yêu thích của các em. Những thông tin này các em sẽ dễ dàng thậm chí là hào hứng chia sẽ với chúng ta. Qua đó mối quan hệ được thắt chặc và ta cũng nắm được thêm nhiều đặc điểm và đôi khi lại chính là nguồn lực của quá trình tham vấn sau này.
Ngoài những vấn đề trên thì game là vấn đề mà các em sẽ rất thích thú trò chuyện với chúng ta nếu chúng ta biết cách gợi mở. Tôi chọn game là vấn đề tiếp theo chuyên viên tham vấn dùng để trao đổi với học sinh vì có một thực trạng mà tôi thấy là 100% các em học sinh thuộc dạng này điều chơi game (chủ yếu là game onlie). Ở lĩnh vực này ta nên thảo luận những câu hỏi dạng như “em có chơi game không?”, “game gì?”, “level bao nhiêu?”, “chơi nhóm hay đánh lẻ?”…Những câu hỏi này không chỉ giúp học sinh dễ dàng trao đổi với ta để từ từ cởi bỏ cái vỏ bọc tự vệ mà hợp tác với ta mà quá đó ta còn nắm thêm được nhiều thông tin thú vị khác như thời lượng học tập mỗi ngày của các em, mối quan hệ bạn bè của các em. Đặt biệt như câu hỏi “nick name của nhân vật trong game của em là gì? Vì sao em đặt tên nhân vật như thế?” sẽ giúp ta hiểu rất nhiều về con người thật sự của các em. Vì trong thế giới ảo các em có xu hưởng bộc lộ những điều mình thích, những điều mình muốn qua cái tên của nhân vật. Ví dụ như có một trường hợp là một em học sinh học yếu trông có vể rất nhút nhát và hiền lành nhưng em đặt tên nick name nhân vật của mình là “tayduakhongchet”. Và khi hỏi ra thì mới biết em rất thích cảm giác mạnh và khát kháo được bức phá ra khỏi cái nề nếp của gia đình. Em có vẻ hiền như thế để qua mặt cha mẹ mà thôi.
Tiếp theo chúng ta có thể trò chuyện với học sinh về các mối quan hệ của chúng, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè với các vấn đề như có bao nhiều bạn? Bạn nam nhiều hay bạn nữ nhiều? Bạn nào thân nhất? Người bạn nào trẻ thích nhất? Vì sao? Quan điểm của trẻ về một người bạn tốt,…
Ngoài ra chuyên viên còn có thể trao đổi với học sinh về những ước mơ, dự định trong tương lai của chúng. Thường thì các em rất thích thú khi được đề cập đến vấn đề này. Chúng kể ra rất nhiều ngành nghề và công việc mà chúng ao ước. Đặt biệt với các nam sinh cá biệt thì những ngành nghề mà các em đề cập đến thường mang tính chất mạnh mẽ như công an, cảnh sát, vận động viên, võ sư…Những điều này không chỉ giúp chuyên viên xây dựng mối quan hệ với học sinh mà qua đó, chuyên viên còn nắm được rất nhiều thông tin hữu ích về định hướng tương lai của học sinh. Nhờ đó chuyên viên hiểu học sinh hơn. Không những thế sự định hướng này còn là một nguồn lực rất lớn để giúp các em học sinh dạng này điều chỉnh lại trong quá trình tham vấn sau này. Ví dụ như có một nữ sinh lớp 8 được giám thị đưa đến tôi trong tình trạng học lực yếu, suốt ngày chỉ lo tụ tập bạn bè “chải chuốt”, quậy phá, và chọc ghẹo thầy cô. Đây cũng là một trong những nữ sinh đã chọc ghẹo một bạn trong nhóm của tôi đến khóc như tôi đã nêu ở trên. Nhưng sau quá trình tiếp xúc bằng những thao tác nãy giờ tôi đề cập đặc biệt là ở phần định hướng nghề nghiệp này. Em ấy muốn sau này được trở thành một nhân viên trong lĩnh vực ngân hàng. Và chỉ dựa vào điều này tôi đã giúp em ấy nhận ra hiện tại em ấy có những gì, và em ấy cần những điều gì và cụ thể hơn nữa là cần làm những việc như thế nào để đạt được ước mơ ấy. Và qua một vài thao tác cụ thể hóa khác em ấy đã quyết tâm và thay đổi. Bây giờ sau một năm quay lại trường được nghe các thầy cô phản ánh “bây giờ em L khác nhiều rồi, ngoan lắm và học rất chăm. Cô rất yên tâm.” Vâng những thao tác nhỏ nhưng đôi khi lại tạo được những thành quả đáng giá.
Sau một hồi tiếp cận với học sinh thông qua những vấn đề chung chung, gần gũi và phù hợp với hứng thú của học sinh. Đến đây học sinh đã phần nào làm quen và có đôi chút thiện cảm với chuyên viên. Và bây giờ chuyên viên có thể một cách nhẹ nhàng tiếp cận việc học hành và các mối quan hệ để tìm hiểu vấn đề của học sinh. Nhưng xin hãy bắt đầu với những vấn đề học sinh dễ dàng trao đổi với chúng ta như: em thấy học có mệt không? em thích, ghét môn nào nhất? Vì sao? Điểm tổng kết kỳ vừa rồi của em bao nhiêu? Em thích thầy cô nào nhất? Vì sao? Gia đình em có bao nhiêu người? Em thân với ai trong gia đình nhất?...
Trên đây là một số vấn đề để tiếp cận với dạng học sinh không chủ động đến với chuyên viên tham vấn nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng mối quan hệ cũng như giúp chuyên viên nắm được một số thông tin và đặc điểm của thân chủ. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa hiệu quả của những hướng tiếp cận trên chuyên viên cần sáng tạo ra những hình thức tiếp cận mới mẻ và sinh động để tránh việc chỉ ngồi nói chuyện qua lại khiến các em mất hứng thú và nhàm chán. Một số hình thức mà chuyên viên có thể sử dụng như là cho học sinh viết ra giấy hoặc vẽ ra những suy nghĩ, quan điểm của mình thay vì nói. Ví dụ như ở việc trao đổi về các mối quan hệ ở trên, ta có thể yêu cầu học sinh ghi ra giấy tên người bạn mà em thích nhất và liệt kê ra ba điểm tốt của bạn ấy chẳng hạn. Hoặc là ta có thể yêu cầu trẻ vẽ một bức tranh về gia đình của trẻ thay vì yếu cầu trẻ kể về gia đình…
Ngoài những cách thức tiếp cận đã nói nãy giờ, tôi thiết nghĩ chúng ta cũng nên quan tâm đến những điều cần tránh trong việc tiếp xúc với các em. Theo kinh nghiệm của bản thân thì tôi thấy cần tránh có thái độ lạnh lùng và giữ khoảng cách quá cao, xa với các em. Đối với các em cá biệt dạng này chúng ta không để đứng ở trên để kéo các em lên mà cần hạn mình xuống ngang bằng với các em như vậy mới có thể nâng các em lên được. Ngoài ra chuyên viên không được nghi ngờ thân chủ, dù cho thân chủ đang nói dối hay bịa chuyện như tôi đã nói ở phần trên. Không những thế chuyên viên còn không nên vội vã trong việc tiếp cận vấn đề của thân chủ. “Dục tốc thì bất đạt”. Sự vội vã này không đẩy nhanh hiệu suất mà chỉ làm các em tự vệ mạnh mẽ hơn mà thôi. Chuyên viên cũng không nên dùng câu từ hàn lâm, triết lý hoặc quá chuẩn mực. Vì như thế các em sẽ cảm thấy nặng nề, thậm chí là sáo rỗng. Thay vì thế, chuyên viên nên sử dụng các từ ngữ phổ thông gần gũi với các em hơn, Thậm chí chuyên viên cũng nên thỉnh thoảng dùng một vài từ lóng mà thế hệ các em đang dùng như vậy sẽ tạo được thiện cảm và sự thỏa mái cho học sinh hơn. Để làm được điều này chuyên viên cần thường xuyên tìm hiểu thế giới của các em thông qua việc nói chuyện, đọc báo, lướt qua các diễn đàn, website của các em. Bên cạnh đó chuyên viên cũng tránh việc vì lấy lòng các em mà quá xuồng xả trong giao tiếp và dễ giải trong lúc bàn luận các vấn đề liên quan đến chuẩn mực xã hội. Chuyên viên cũng không nên hùa theo các em để chỉ trích, phê bình một giáo viên hay học sinh nào đó. Vì có một thực tế là các em học sinh dạng này có thành kiến với các giáo viên và các bạn học giỏi hoặc gương mẫu rất nhiều. Chính vì vậy mà việc nói xấu là không tránh khỏi thậm chí còn phổ biến nữa. Với các trường hợp này, chuyên viên cần giải thích hoặc giúp các em nhận thức đúng đắng nếu như thấy có thể điều chỉnh được lúc đó. Còn nếu như các em chưa thực sự mở lòng hoặc mối quan hệ giữa chuyên viên và học sinh chưa sâu hay là đối tượng mà các em phản ánh có vấn đề thực sự thì chuyên viên nên im lặng lắng nghe và lưu ý để giải quyết về sau.
Nói tóm lại việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa chuyên viên tham vấn với các học sinh cá biệt là một điều hết không hề đơn giản và chúng ta có rất nhiều cách thức cũng như lưu ý trong việc tiếp cận với những học sinh dạng này. Vì vậy chuyên viên cần dựa vào đặc điểm của từng học sinh mà sáng tạo ra những cách tiếp cận cho thích hợp. Tuy nhiên trên hết vẫn là tình yêu, sự chân thành và lòng mong muốn học sinh mình tốt hơn mới là yếu tố then chốt. Đây mới chính là cái chìa khóa mở được cánh cửa tâm hồn đầy chai đá nhưng không thiếu phần mỏng manh và thương tích của các em.
Về Đầu Trang Go down
 
Khó khăn và giải pgaps trong việc tiếp cận học sinh cá biêth
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nguyên tắc tôn trọng người khác trong giao tiếp
» CHỈ THỊ Về tăng cường phối hợp nhà trường, Gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên
» Thông báo về việc trao giải cho tình huống tháng 5
» Số 7 :“Sinh viên và việc làm thêm”
» Việc Làm Thêm Cho Sinh Viên

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học nhân văn-
Chuyển đến