NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CNTT TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

Go down 
Tác giảThông điệp
admin
Admin
admin


Tổng số bài gửi : 60
Join date : 14/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CNTT TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CNTT TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC   THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CNTT TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Icon_minitimeMon Sep 21, 2009 7:30 pm




Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động giảng dạy và học tập được coi là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đại học. Bài viết đề xuất một số giải pháp liên quan đến việc thúc đẩy ứng dụng CNTT một cách sâu rộng tại các trường đại học ở nước ta hiện nay.

Xây dựng hạ tầng mạng CNTT
THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CNTT TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC 13Xây dựng hạ tầng mạng CNTT được coi là bước đi đầu tiên khai phá việc ứng dụng CNTT trong đào tạo. Có thể nói, nhìn một cách tổng thể, hệ thống mạng của nhiều trường đại học hiện nay đã đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng máy tính, truy cập Internet và một số dịch vụ thông tin cơ bản. Tuy nhiên, nếu so với nhu cầu, nhìn chung các trang thiết bị hiện tại mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của cán bộ - đối tượng tham gia giảng dạy mà chưa đáp ứng được nhu cầu của các sinh viên - đối tượng tham gia học tập. Tại các trường đại học, hầu như mới chỉ dừng lại ở việc đầu tư một số phòng máy tính truy cập Internet mà chưa tập trung đáp ứng việc sử dụng CNTT cho việc học tập. Do vậy, nếu có nhu cầu, các sinh viên phải tự trang bị máy tính cũng như kết nối ADSL.

Việc nâng cao hơn nữa khả năng đáp ứng của mạng máy tính trong các trường đại học là điều cần thiết để hỗ trợ sinh viên sử dụng CNTT trong học tập. Để trường đại học không chỉ là nơi sinh viên đến ngồi nghe giảng xong rồi về mà không có các trao đổi học tập khác nữa thì họ cần có một môi trường có thể truy nhập Internet từ bất kỳ vị trí nào trong trường. Ngoài ra, sinh viên cũng cần được sử dụng một số phòng máy tính mà tại đó, họ có thể thực hiện các bài tập cũng như các hoạt động học tập theo nhóm sau giờ giảng.

Về đầu tư, ngoài việc phải mua các trang thiết bị phần cứng thì việc lựa chọn phần mềm có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm chi phí. Với các hệ điều hành (HĐH) dùng cho máy tính, có 2 giải pháp: Sử dụng HĐH Windows có bản quyền (của Microsoft) hoặc HĐH Linux mã nguồn mở. Hiện nay, Microsoft đang có chính sách miễn phí quyền sử dụng Windows cho các trường đại học kỹ thuật. Các trường thuộc khối này cần cân nhắc việc sử dụng kết hợp cả hai HĐH. Tuy nhiên, điều cần quan tâm khi lựa chọn phương án triển khai là phải tính đến yếu tố lệ thuộc sau này khi sử dụng. Đối với các trường đại học khối kỹ thuật, không nên để sinh viên hoàn toàn bị phụ thuộc vào một HĐH bản quyền như Windows. Đối với các phần mềm ứng dụng được lựa chọn cài đặt trên các HĐH, cần ưu tiên các phương án sử dụng phần mềm mã nguồn mở vì chi phí này không quá lớn, chưa kể là nhiều phần mềm mã nguồn mở lại có chất lượng cao (như: Open Office, Firefox, Thunderbird, Gimp…).

Các hệ thống dịch vụ CNTT

Trong môi trường đại học, các hệ thống dịch vụ CNTT đóng một vai trò hết sức quan trọng để đưa các thông tin đến người dạy và người học một cách nhanh nhất, không tạo ra những “thời gian chết” làm ảnh hưởng tới thời gian dành cho nghiên cứu, sáng tạo. Hiện nay, chúng ta mới chỉ triển khai được một số dịch vụ đơn giản như e-mail, tin tức nội bộ hoặc một số thông tin quản lý đào tạo dành cho sinh viên. Các trường đại học cần tập trung đầu tư nhiều hơn nữa để triển khai một số hệ thống dịch vụ thông tin quan trọng như: Hệ thống thông tin hành chính điện tử; Hệ thống thông tin quản lý đào tạo; Hệ thống thông tin trợ giúp học tập.

Hệ thống thông tin hành chính điện tử: Hệ thống này có ý nghĩa giúp quản lý hiệu quả vaứ việc lưu chuyển thông tin nhanh, không bị thất lạc giữa các phòng, ban, khoa, viện, trung tâm. Đặc biệt, vì chất lượng quản lý liên quan chặt chẽ đến chất lượng công tác nghiên cứu, đào tạo của các trường đại học, nên việc tăng cường các dịch vụ thông tin hành chính điện tử cũng sẽ đem lại hiệu quả cho đào tạo. Để thực hiện điều này, về mặt công nghệ có thể có nhiều giải pháp, trong đó, có thể xem hệ thống thông tin hành chính điện tử trong nhà trường như là giải pháp quản lý doanh nghiệp (ERP) hay giải pháp kiến trúc hướng dịch vụ (SOA).

Hệ thống thông tin quản lý đào tạo: Với việc áp dụng mô hình đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì việc áp dụng CNTT trong quản lý đào tạo đóng vai trò cốt lõi mà nếu thiếu vắng hệ thống này, sinh viên sẽ hoàn toàn mất phương hướng trong lựa chọn môn học, và về phía quản lý sẽ không thể tổ chức, kiểm soát các lớp học theo mô hình tín chỉ. Hiện nay, nhiều trường đại học đã áp dụng hệ thống quản lý cho phép sinh viên đăng ký lớp học mà chưa áp dụng với các giảng viên. Khi hệ thống tín chỉ được áp dụng cho tất cả các khóa học tại các trường đại học thì cần áp dụng thêm cả việc đăng ký giảng dạy đối với giảng viên. Ngoài ra, hệ thống cũng cần được coi là nơi cung cấp đầy đủ thông tin tham khảo về nội dung từng môn học để giúp sinh viên dễ dàng trong việc lựa chọn môn học phù hợp.

Hệ thống thông tin trợ giúp học tập: Đối với các sinh viên chuyên ngành CNTT, khi nhập học thường được cung cấp một tài khoản e-mail để trao đổi thông tin học tập, tuy nhiên, đây cũng chỉ mới là phương tiện cơ bản nhất trợ giúp việc trao đổi thông tin. Cần có thêm các dịch vụ khác trợ giúp việc trao đổi thông tin giữa sinh viên với giảng viên, sinh viên với cựu sinh viên, sinh viên với bạn cùng lớp… Ngoài ra, hệ thống trợ giúp học tập cũng sẽ là nơi cung cấp và chia sẻ các thông tin cũng như tài liệu liên quan đến học tập.

Về mặt xã hội, có thể nói, hệ thống thông tin trợ giúp học tập như là một thế giới của các giảng đường ảo mà chúng ta có thể xây dựng dựa trên nền công nghệ Web 2.0 của các mạng xã hội được dùng phổ biến hiện nay.

Giảng dạy kiến thức CNTT

Trang bị tốt kiến thức CNTT cho sinh viên là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong học tập. Trong chương trình đào tạo hiện nay đã có môn Tin học đại cương là một môn học trang bị kiến thức đại cương về ngành khoa học máy tính. Kiến thức này phù hợp làm kiến thức cơ sở đối với sinh viên các ngành kỹ thuật để sau này có điều kiện phát triển các lĩnh vực chuyên môn giao thoa với lĩnh vực CNTT ngay cả khi không làm việc ở ngành CNTT. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là hiện nay sinh viên vẫn thiếu kiến thức về mảng kỹ năng khai thác CNTT vào các công việc học tập và làm việc sau này. Cần có thêm môn học giúp sinh viên của tất cả các chuyên ngành (không chỉ chuyên ngành kỹ thuật) có thể tiếp xúc với môi trường CNTT ngay từ khi mới nhập học. Kết thúc môn học, các sinh viên được trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức để có thể sử dụng trong mọi hoạt động học tập ở trường đại học như: Sử dụng máy tính căn bản và khả năng viết báo cáo học tập bằng máy tính, truy cập, trao đổi thông tin thông qua các dịch vụ thông tin của trường, khai thác các dịch vụ trên Internet để hỗ trợ học tập.

Kho học liệu điện tử

Để nâng cao chất lượng giảng dạy, việc khuyến khích các giảng viên trong trường chia sẻ bài giảng là hết sức cần thiết. Đây có thể coi như một “diễn đàn” trao đổi chuyên môn giảng dạy để mọi người cùng xây dựng một giáo trình mang dấu ấn về chất lượng thay vì mỗi người phải bỏ công sức ra cho những công việc giống nhau.

Về công nghệ, việc xây dựng một kho học liệu như vậy không quá khó, có thể sử dụng công nghệ sẵn có như Wifi hay e-learning với Moodle và Exe để tạo một môi trường chia sẻ như thế. Tuy nhiên, việc tổ chức và tạo một cơ chế khuyến khích các giảng viên cùng tham gia đóng góp vào một môi trường chia sẻ là công việc cần được quan tâm thích đáng. Về lâu dài, kho học liệu điện tử chính là tạo môi trường tiền đề giúp hình thành các loại hình đào tạo mới như học từ xa, học liên tục. Kho học liệu điện tử cũng có thể giúp tạo ngân hàng các câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm.

Các phòng học thực hành chuyên đề công nghệ

Từ trước đến nay, khi nói đến trang bị CNTT, chúng ta mới chỉ nghĩ đến đó là một phòng máy tính với các phần mềm chuyên dụng mà ít ai nghĩ tới việc trang bị CNTT phải gắn với các thiết bị và phần mềm theo một chuẩn công nghệ đặc thù phục vụ một số thí nghiệm thực hành cụ thể nào đó. Do đó, sinh viên thường thiếu các kiến thức gắn với thực tế trong quá trình học tập tại trường đại học.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, cần phải có thêm các phòng thực hành chuyên đề theo các công nghệ chuyên sâu giống như trong thực tế sản xuất và nghiên cứu. Các phòng thực hành, thí nghiệm như thế thường có chi phí tốn kém vì nó sử dụng công nghệ của một hãng sản xuất lớn nào đó. Chúng ta cần có những lựa chọn khác nhau cũng như tìm được các đối tác sẵn sàng hỗ trợ về tài chính, công nghệ khi đào tạo công nghệ của họ. Trong lĩnh vực CNTT, có nhiều đối tác lớn đã có kế hoạch hợp tác với các trường đại học để thực hiện quảng bá công nghệ của họ. Ví dụ, Hãng Microsoft với chương trình sử dụng phần mềm miễn phí tại các trường kỹ thuật thông qua hỗ trợ các chương trình học tập công nghệ: Chương trình MSDN Academic Alliance trên website: www.msdnaa.net miễn phí cho phép các sinh viên khoa CNTT tham gia sử dụng các công nghệ mới nhất có bản quyền của Microsoft trong học tập. Các khoa CNTT của các trường đại học đều có thể đăng ký tham gia chương trình này và sinh viên có thể tải về các công cụ để thực hành. Đặc biệt, từ năm học 2008-2009, Microsoft còn hỗ trợ các khoa CNTT tham gia sử dụng 2009 Standard Vitual LAB để thực hành các môn học cơ bản như hệ điều hành, hệ thống nhúng… Chương trình Microsoft Tech Net (trên http://technet.microsoft.com) hỗ trợ phòng thực hành ảo cho tất cả các công cụ thông dụng của Microsoft.

Tương tự, Hãng IBM cũng tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ đào tạo đại học của IBM trên trang http://www.ibm.com/university/academicinitiative. Trong năm 2008, IBM và Google đã phối hợp tổ chức các Virtual Lab về các công nghệ của IBM và Google, sử dụng mô hình điện toán đám mây (cloud computing). Các tập đoàn CNTT lớn khác như Sun Microsystem, Oracle, Cisco cũng tổ chức những nội dung tương tự, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đào tạo CNTT.

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập không thể chỉ được hiểu theo nghĩa đơn giản là dùng máy tính vào các công việc như biên soạn rồi trình chiếu bài giảng điện tử ở trên lớp. Cần phải hiểu ứng dụng CNTT là một giải pháp tổng thể dùng CNTT đem lại hiệu quả trong mọi hoạt động liên quan đến đào tạo. Với hiện trạng của các trường đại học ở nước ta hiện nay, để việc ứng dụng CNTT mang lại hiệu quả cao, đòi hỏi một nỗ lực rất lớn trong cả đầu tư tài chính lẫn công sức.
Về Đầu Trang Go down
https://ngoinhatraitim.forumvi.com
 
THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CNTT TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thiết kế dự án hiệu quả: Sử dụng Kiến thức Sáng tạo
» TLH nhận thức trong giải thích hành vi sức khoẻ
» Hội thảo : Giáo dục Phòng chống Lạm dụng Ma túy và Tái nghiện trong Trường học và Cộng đồng13 & 14 / 05/ 2010
» ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH LỨA TUỔI TIỂU HỌC - NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC GIÁO DỤC ĐỐI VỚI LỨA TUỔI NÀY
» CHUYÊN ĐỀ “Tầm quan trọng của người mẹ trong tiến trình giáo dục con cái” ngay 9/5/2010

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Giáo dục học :: Tổ chức hoạt động dạy học-
Chuyển đến