NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 NHỮNG XU HƯỚNG TRÊN CON ĐƯỜNG TRƯỞNG THÀNH CÁ NHÂN

Go down 
Tác giảThông điệp
chuong gio

chuong gio


Tổng số bài gửi : 14
Join date : 24/06/2009
Age : 33
Đến từ : Đồng Nai yêu thương

NHỮNG XU HƯỚNG TRÊN CON ĐƯỜNG TRƯỞNG THÀNH CÁ NHÂN Empty
Bài gửiTiêu đề: NHỮNG XU HƯỚNG TRÊN CON ĐƯỜNG TRƯỞNG THÀNH CÁ NHÂN   NHỮNG XU HƯỚNG TRÊN CON ĐƯỜNG TRƯỞNG THÀNH CÁ NHÂN Icon_minitimeSat Jan 30, 2010 8:20 am

Những xu hướng trên con đường trưởng thành cá nhân
Mặc dù sự phát triển của trẻ em là theo các cách thức khác nhau trong những nền văn hoá xã hội khác nhau, vẫn có những khuynh hướng đặc thù nhất định trong sự phát triển trong bất cứ XH nào - dù đó là XH nguyên thuỷ hay XH phát triển. Những xu hướng này là cơ bản hướng tới tự lập và đóng góp cho XH như một thành viên của XH thống nhất. Sau đây là một số xu hướng đó
1. Từ phụ thuộc tới tự lập
Một trong quá trình rõ ràng hướng đến sự trưởng thành là sự biến đổi phụ thuộc trong giai đoạn bào thai, sơ sinh, thiếu niên tới sự độc lập vào thời thanh niên. Kiên trì với sự phát triển tới độc lập và tự lực là một ý thức rõ ràng của cá tính và đòi hỏi thông tin, năng lực và các giá trị. Trong XH của chúng ta (nước Mỹ: Chú thích của tôi) nó bao gồm sự giải phóng hoàn toàn khỏi gia đình và những nhóm XH để trở thành một cá nhân với đầy đủ quyền của bản thân.
2. Thoả mãn với thực tại (tự chủ)
Freud đưa ra pleasure principle - khuynh hướng tìm kiếm sự thoải mái và tránh những đau đớn hay những bất lợi - đó là phương pháp cơ bản trong việc điều khiển những hành vi bản năng.
Tuy nhiên, ông ta đã nghĩ là nguyên lý này nên được kết hợp với nguyên lý thực tế - sự thực tế mà chúng ta phải học để lĩnh hội và đối mặt nếu chúng ta muốn thoả mãn các nhu cầu. Cần phân biệt giữa tưởng tượng với thực tế, kiểm soát tham vọng và bốc đồng, kìm chế những sự thoả mãn trung gian để đạt tới những mục tiêu lâu dài, và học cách đương đầu với những đau đớn bất công, thất vọng và những dao động của cuộc sống.
3. Sự thiếu tri thức tới kiến thức
Trẻ sơ sinh hoàn toàn thiếu tri thức, nhưng đã bắt đầu nhanh chóng thu thập kiến thức về bản thân và môi trường xung quanh. Cùng với thời gian, nhưng thông tin được tổ chức thành một hình mẫu mạch lạc bao gồm những giả thiết liên quan đến thực tế, cơ hội và những giá trị được cung cấp cho cá nhân với một hệ thống tham khảo tương đối bền vững để hướng dẫn những hành vi của anh ta. Nếu hệ thống tham khảo này muốn được coi là đầy đủ, nó phải được thực tế hoá, được liên kết với những loại vấn đề mà cá nhân phải giải quyết, và là một giá trị để cá nhân tin cậy. Cũng vậy, nó phải linh hoạt để sửa đổi cho thích ứng với trải nghiêm mới.
4. Từ thiếu năng lực tới năng lực
Toàn bộ thời kỳ từ sơ sinh tới thời thanh niên được hướng tới việc làm chủ tinh thần, cảm xúc, XH và các năng lực cơ bản khác cho giai đoạn trưởng thành. Cá nhân cần những kỹ năng trong việc giải quyết vấn đề và ra quyết định, học cách làm chủ những xúc cảm của anh ta và sử dụng chúng để làm cuộc sống thêm phong phú, học cách ứng xử với cá nhân khác để xây dựng những mối quan hệ thân thiện. Ở đây cũng bao gồm việc chuẩn bị cho tình dục, hôn nhân, nghề nghiệp, làm cha mẹ và những vấn đề gặp phải khác trong cuộc sống trưởng thành.
5. Từ ít quan tâm đến tình dục đến thích tình dục
Những thể hiện đầu tiên về giới tính, tương đối từ từ và phổ biến, được tìm thấy trong lứa tuổi sớm; thậm chí trẻ sơ sinh có thể cảm thấy khoái cảm với một số kích thích tình dục. Thời thơ ấu cũng thường có mức độ cao của sự liên hệ tính dục. Với việc dậy thì sớm, sự khác nhau của việc thích tình dục gia tăng nhanh chóng, thông thường thậm chí thành việc sống kiểu như vợ chồng. Ở đây, cần chú ý là sự trưởng thành tính dục liên quan đến sự trưởng thành trong các lĩnh vực khác của đời sống. Vì tính dục luôn thay đổi, nên hành vi tính dục trưởng thành bao gồm việc khả năng thiết lập mối quan hệ thân thiết và thoải mái giứa các cá nhân.
6. Thiếu ý thức vế luân lý tới đạo đức
Trẻ mới sinh hoàn toàn thiếu ý thức về luân lý - trong cái nghĩa là nó không có khái niệm " Đúng", "Sai". Rất nhanh sau, nó học được hành vi được chấp nhận là hành vi " Đúng". Hành vi không được chấp nhận là "Sai". Dần dần, nó hình thành hình mẫu bao gồm các giá trị hoạt động như là người hướng dẫn bên trong kiểm soát hành vi - mà chúng ta thường được biết đến như là cái "siêu tôi". Ban đầu, nó chấp nhận các giá trị này một cách mù quáng. Nhưng cùng với sự truởng thành, nó sẽ biết đánh giá chúng, và hình thành những giá trị riêng của chúng.
7- Lấy mình làm trung tâm tới lấy người khác làm trung tâm
Trẻ sơ sinh tuyệt đối quan tâm đến nhu cầu và mong muốn của nó, nhưng với thời gian, nó sẽ mở rộng sự hiểu biết, quan tâm đến nhu cầu của người khác. Nó bao gồm khả năng ban tặng tình yêu trong một gia đình, và coi cộ
ng đồng và XH như một tổng thể.
Về Đầu Trang Go down
 
NHỮNG XU HƯỚNG TRÊN CON ĐƯỜNG TRƯỞNG THÀNH CÁ NHÂN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» những bước phát triển của vị thành niên
» MỘT NGƯỜI TRƯỞNG NHÓM THÀNH CÔNG
» Xu hướng nhân cách
» ĐÁM MÂY ĐEN THÀNH NHỮNG ĐÓA HOA TRỜI, KHI ĐƯỢC ÁNH SÁNG ĐẾN...HÔN
» Lý thuyết về hình thành nhận thức ở trẻ em

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học phát triển-
Chuyển đến