NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
nguyenthidiemmy

nguyenthidiemmy


Tổng số bài gửi : 60
Join date : 24/06/2009
Age : 33
Đến từ : Long An

Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học Empty
Bài gửiTiêu đề: Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học   Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học Icon_minitimeMon Mar 15, 2010 9:34 pm

Đề Tài: Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học
- Nguyễn Thị Diễm My-

LỜI GIỚI THIỆU

“ Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, học hành là ngoan”
Lứa tuổi học sinh tiểu học được xem là một lứa tuổi ngoan hiền, ngây thơ và trong trắng nhất của đời người. Họat động học tập là họat động chủ đạo của các em trong thời kỳ này. Tuy nhiên các em lại có một đời sống tình cảm hết sức đa dạng, phong phú và cơ bản là mang tính tích cực. Việc giáo dục tình cảm cho các em ở lứa tuổi này đóng một vai trò hết sức quan trọng, làm nền tảng cho những tình cảm của các em sau này. Vì vậy các giáo viên và các bậc cha mẹ học sinh phải thật sự hiểu và có cái nhìn đúng đắn nhất về đời sống tình cảm của các em mới có thể có được cách ứng xử phù hợp nhất. Chính vì tầm quan trọng của tình cảm đối với mỗi cá nhân, nhất là các em đang ở độ tuổi mới lớn, người nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài tiểu luận “Đời sống xúc cảm, tình cảm của trẻ tiểu học”. Nhân đây thì người nghiên cứu cũng xin cám ơn cô Nguyễn Thị Tứ đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này.

Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học.
I) Một số vấn đề cơ bản về xúc cảm và tình cảm
1) Khái niệm tình cảm
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ
Tình cảm có một số đặc điểm sau :
- Về nội dung phản ánh: chủ yếu phản ánh mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhu cầu, động cơ của con người.
- Về phạm vi phản ánh: mang tính lựa chọn và gắn với những sự vật có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu hoặc động cơ của con người.
- Về phương thức phản ánh: tình cảm thể hiện thái độ của con người bằng các rung cảm. Tình cảm mang đậm màu sắc chủ thể .
Xúc cảm và tình cảm có những điểm khác nhau :

Xúc cảm Tình cảm
- Có ở người và ở động vật - Chỉ có ở con người
-Có trước - Có sau
- Là một quá trình tâm lý - Là thuộc tính tâm lý
- Có tính nhất thời, biến đổi và - Có tính ổn định lâu dài
Phụ thuộc vào tình huống

2) Các mức độ của đời sống tình cảm
Xét từ mức độ từ thấp tới cao, đời sống tình cảm có những mức độ sau:
1. Màu sắc xúc cảm của cảm giác : Là các sắc thái cảm xúc đi kèm theo quá trình cảm giác nào đó . Ví dụ cảm giác về màu xanh da trời gây cho ta một xúc cảm nhè nhẹ, lâng lâng..
2. Xúc cảm là những rung cảm xảy ra nhanh, mạnh, rõ rệt hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác
3. Xúc động là một dạng xúc cảm có cường độ rất mạnh, xảy ra trong thời gian ngắn, có khi chủ thể không làm chủ được bản thân
4. Tình cảm là thuộc tính tâm lý ổn định bền vững, nói lên thái độ của cá nhân. Người ta thường nói đến 2 nhóm tình cảm :
- Tình cảm cấp thấp có liên quan tới sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu cơ thể.
- Tình cảm cấp cao bao gồm :
Tình cảm đạo đức
Tình cảm trí tuệ
Tình cảm thẩm mĩ
Tình cảm mang tính thế giới quan
3) Vai trò của tình cảm
Trong tâm lý học người ta xem tình cảm là mặt tập trung nhất, đậm nét nhất trong nhân cách của con người. Với nhận thức, tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi chân lý. Tình cảm nảy sinh và biểu hiện trong họat động, đồng thời tình cảm cũng là nguyên nhân thúc đẩy con người họat động.
II) Đặc điểm chung về sự phát triển xúc cảm và tình cảm
1) Đối tượng gây xúc cảm cho học sinh tiểu học
Chủ yếu là những sự vật, hiện tượng, hình ảnh… cụ thể, sinh động. Sự thích thú, buồn bực, sợ hãi… của các em thường xảy ra trong khi đang trực tiếp tri giác các sự vật, hiện tượng cụ thể.
Ví dụ : các em nữ khi nhìn thấy búp bê đẹp trong tiệm thì thích thú và đòi mẹ mua cho bằng được, nhìn thấy con vật đáng sợ thì chạy lại ôm mẹ với gương mặt đầy lo lắng.
2) Trẻ em tiểu học dễ xúc cảm hay xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của mình
- Tính dễ xúc cảm của trẻ trước hết thể hiện ở chỗ xúc cảm thâm nhập vào mọi quá trình tâm lý của các em.
- Các em dễ xúc cảm, đồng thời hay xúc động( xúc cảm mạnh). Một điểm tốt, một lời khen của cô giáo có thể làm cho các em reo lên sung sướng. Bị một điểm kém hơn, bị một lời chê trách của cô giáo có thể làm cho các em buồn khóc. Bằng nghệ thuật kể chuyện truyền cảm, giáo viên có thể dễ dàng gây ra ở các em sự thích thú đến reo lên hay sự thương xót không cầm được nước mắt, hoặc sự tức tối muốn hành động ngay lập tức ( dậm chân, dậm tay, nhấp nhõm…)
- Các em dễ xúc động và khó kìm hãm những xúc cảm của mình, thể hiện nhiều lúc không trả lời được những câu hỏi của thầy cô cũng khóc, không bằng lòng một điều gì đó cũng khóc, và cũng khóc khi bị bạn chế giễu…
Đặc điểm trên đây gắn liền với sự phát triển sinh lý thần kinh ở lứa tuổi này. Đó là do quá trình hưng phấn còn mạnh hơn quá trình ức chế, võ nảo chua đủ sức thường xuyên điều chỉnh họat động của bộ phận dưới võ nảo được.
Về mặt tâm lý thì ý thức của các em chưa thật sự làm chủ được cảm xúc của mình. Tuần rồi trên PHONGDIEP.NET có một câu chuyện của cô bé Thanh lớp 4, ở một trường tiểu học TPHCM, tôi xin dẫn ra đây để làm rõ đặc điểm này của trẻ tiểu học :
“- Đi nấu cơm không muộn Thanh! Tối thì thắp đèn đọc truyện, ngày thì ngủ gật. Có ai học hành như thế không hả?
Tôi len lét nhìn mẹ rồi đi xuống bếp, vẫn lén lút khóc. Tôi cố gắng để tiếng khóc không bị bật thành tiếng nhưng cuối cùng nó vẫn vỡ oà ra, không kìm nén nổi.
- Có chuyện gì vậy Thanh? – Tiếng mẹ tôi vọng xuống, gay gắt
Tôi đứng gục đầu vào cánh cửa khóc tức tưởi như bị đòn oan. Chân tay tôi run bắn lên , tưởng chừng có trăm ngàn con kiến đang râm ran đốt.
- Mẹ mới nói vậy đã khóc rồi hả? Học lớp mấy rồi? Con với chả cái, chỉ làm khổ bố mẹ là giỏi!
Mẹ tôi giận dữ đóng sầm cánh cửa rồi bỏ đi đâu đó
Tôi không lý giải được tâm trạng lúc này của mình . Tủi thân. ấm ức. Như vừa mất mát một cái gì đó.”
3) Học sinh tiểu học còn chưa ý thức đầy đủ những tình cảm của mình và sự hiểu biết những tình cảm của người khác còn bị hạn chế.
Theo kết quả các nghiên cứu của N.S.Leitec và P.I. Iakobson thì đứa trẻ 7 tuổi thường chưa có khả năng tri giác đúng đắn những biểu hiện giận dữ , sự sợ hãi và nỗi kinh hòang của người khác. Do sự thiếu hòan thiện trong tri giác và sự hiểu biết những tình cảm mà làm cho học sinh tiểu học thường hay bắt chước máy móc người lớn trong việc biểu hiện tình cảm của mình. Thật vậy, trong đa số trường hợp học sinh tiểu học thường hay bắt chước phong cách giao lưu thiện chí hoặc thiếu thiện chí của người lớn một cách máy móc, rập khuôn.
Ví dụ : khi trẻ tiểu học quan sát thấy cha của chúng nói những lời lớn tiếng, thậm chí là đánh mẹ chúng khi họ cải nhau thì chúng sẽ bắt chước và hành động y như vậy khi có xích mích, gây gỗ với bạn bè.
4) Tình cảm của học sinh tiểu học còn chưa bền vững
- Các em đang yêu thích một đối tượng nào đó, nhưng có đối tượng khác hấp dẫn hơn thì dễ bị thu hút vào đấy, quên mất đối tượng cũ.
Ví dụ : Trẻ lớp ba đang chơi trò xây nhà một cách say mê, nhưng bỗng nó nhìn thấy một con búp bê thật đẹp, nó sẽ có xu hướng rời bỏ trò chơi cũ và chơi ttò mới cùng với con búp bê.
- Đặc điểm này cũng biểu hiện ở chỗ các em dễ thay đổi bạn. Các em hay có hiện tượng nghĩ chơi với bạn này nếu bạn này nghịch ý hoặc chơi chán và chơi với bạn kia vì thấy bạn kia nhiệt tình và hăng hái hơn.
- Sự dễ dàng chuyển hòa xúc cảm cũng là biểu hiện của đặc điểm này. Các em ( nhất là lớp 1,2) có thể khóc đấy nhưng rồi lại vui cười ngay. Thường các em chưa có trạng thái xúc cảm kéo dài như người lớn.
Theo cô Trần Thị Thu Mai – giảng viên khoa Tâm lý giáo dục trường đại học sư phạm TPHCM thì “tình cảm của các em ở lứa tuổi này chưa thể sâu sắc, bền vững như người lớn là điều tất nhiên, bởi vì những ấn tượng do xúc cảm của các em đem lại còn phải được củng cố, liên kết với nhau, “nhào luyện”, thể nghiệm trong quá trình sống của các em mới hình thành nên những tình cảm bền vững được”. Tuy vậy, ta cũng không nên nghĩ rằng mọi ấn tượng của lứa tuổi này rồi sẽ phai mờ đi, trái lại cần thấy rằng chính những xúc cảm mạnh đó để lại trong tâm hồn trong trong trắng của các em những ấn tượng rất đậm nét ( kể cà những ấn tượng tốt hoặc xấu), và có khi càng lớn lên thì các ấn tựợng đó càng sâu đậm thêm mãi.
III) Những đặc điểm tình cảm cấp cao
1) Tình cảm trí tuệ
- Đi học, các em học sinh tiểu học đã dần dần quan tâm lo lắng đến kết quả học tập. Tình cảm này ban đầu chưa thấy rõ ở các em. Lúc mới vào học, các em chỉ mới chú ý đến bản thân quá trình học tập, về sau mới quen dần với nội dung các môn học. Ở lớp 3 và 4, các em đã bắt đầu tỏ ra thích một môn nào đó và cũng đã bắt đầu ham thích đọc sách. Từ lớp 1, các em đã chú ý thi đua với bạn, cố gắng học tập để đạt kết quả tốt. Điểm số tốt hay xấu đối với các em là hết sức quan trọng. Những xúc cảm do việc nhận điểm số gây ra ở học sinh tihọc được tô điểm bằng những sắc thái khác nhau. Các em mong ngóng chờ đợi sự đánh giá của thầy cô về câu trả lời hoặc bài tập của mình, hồi hộp khi nhận được điểm sô. Các em phấn khởi hẳn lên khi nhận điểm tốt và tỏ ra buồn nãn khi bị điểm xấu. Thái độ của thầy cô giáo và cha mẹ đối với kết quả học tập của các em có ảnh hưởng rõ rệt đến sự cố gắng học tập của các em hoặc cũng có thể làm cho các em nản chí trong quá trình học, tùy theo cách đáng giá đó như thế nào.
- Tính tò mò và ham hiểu biết là đặc điểm rõ nét nhất của tình cảm trí tuệ của học sinh tiểu học. Việc tò mò tìm hiểu những sự vật và hiện tượng mới lạ trong tự nhiên và xã hội đã xuất hiện ngay từ lứa tuổi mẫu giáo, nhưng mang tính chất giản đơn hơn so với sự tò mò tìm hiểu ở lứa tuổi tiểu học. Học sinh tiểu học thu nhận được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau: qua giảng dạy ở nhà trường , qua sách báo, thông tin trên mạng và qua kinh nghiệm thực tiển của bản thân. Các em có khuynh hướng đem so sánh những điều hiểu biết trong sách vở, lời giảng ở nhà trường với những điều thu nhận được trong thực tế cuộc sống, do đó nảy sinh nhiều thắc mắc muốn tìm hiểu những điều sâu sắc hơn. Các em muốn được gỉai đáp đầy đủ vấn đề thắc mắc nên thường hay hỏi, hay đặt ra vấn đề để tìm hiểu. Đó là chổ dựa cơ bản cho việc truyền đạt những kiến thức khoa học cho các em, tổ chức cho chúng tìm tòi, thu họach những tri thức sinh động trong sách vở và đời sống thực tế
-Đọc sách trở thành nhu cầu của việc tìm tòi, hiểu biết và bắt dầu trở thành một họat động ham thích của trẻ tiểu học. Sự ham thích đọc sách của học sinh lớp 1,2 liên quan trực tiếp với kết quả của việc lĩnh hội những từ mới, những mẫu chuyện nhỏ, của sự cố gắng đọc lưu lóat, rành mạch. Về nhà các em thường mở sách ra đọc to cho cả nhà nghe và muốn mọi người cùng mình quan tâm đến những mẩu chuyện, những chi tiết trong đó. Học sinh lớp 3 và 4 bắt đầu ham thích đọc truyện tranh, truyện khoa học dài hơn so với những bài trong sách giáo khoa. Các em thường trao đổi sách, truyện cho nhau để đọc, kể cho nhau nghe những điều mình lấy làm thích thú khi đọc sách.
Việc tổ chức họat động đọc sách ở thư viện nhà trường, giới thiệu cho học sinh những lọai sách bổ ích, lành mạnh hợp với nhu cầu và khả năng tiếp thu của trẻ, việc khêu gợi cho các em cách vận dụng những điều thu nhận được trong sách vào bài làm, bài học ở lớp, vào đời sống…tất cà những việc làm đó đều có tác dụng khuyến khích và phát triển lòng ham muốn đọc sách và tìm tòi cái mới ở các em.
2) Tình cảm thẩm mĩ
- Học sinh tiểu học có nguyện vọng giữ gìn vẻ bề ngòai sạch đẹp nên thầy cô giáo và phụ huynh cần duy trì nguyện vọng của các em muốn làm mình sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng, giữ đầu tóc sạch gọn, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Dễ dàng phát triển khiếu thẩm mỹ ở học sinh tiểu học bằng cách khêu gợi cho các em lòng yêu thích nghe nhạc, hát và vẽ các lọai tranh. Các em rất ưa thích những bản nhạc, bài ca hùng tráng, thích xem những bức tranh có nhiều màu sắc và thích vẻ tranh phong cảnh, tranh châm biếm phản ánh sinh họat.
-Có thể hình thành ở học sinh tiểu học thái độ thẩm mỹ với nghệ thuật dân gian, các vật trang hòang, các bức tranh thêu và dạy cho các em sử dụng các nhạc cụ dân tộc.
3) Tình cảm đạo đức
Học sinh tiểu học dần dần hiểu được các khái niệm đạo đức, cách đánh giá. Trên cơ sở các tri thức hiểu biết, nhờ cách đánh giá nhất định của người lớn, các em tập xây dựng những phán đóan đạo đức riêng của mình.
-Các họat động nhóm, tập thể, họat động cùng nhau trong học tập và sinh họat làm phát triển tình cảm tập thể, tình bạn ở học sinh tiểu học. Tình bạn làm nảy nở tinh thần giúp đở lẩn nhau, trách nhiệm đối với mình và đối với người khác, quan tâm đến trách nhiệm hình thành của cả lớp và cả Đội.
Ví dụ vào năm 1994, trong phong trào giúp bạn vượt khó, trong đợt phát động chiến dịch ”Nụ cười hồng giúp bạn nghèo vui tết” tại một trường Khanh Bình ở quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, có một em học sinh lớp 3 cầm tờ giấy 500 đồng nhưng cứ đứng gần tthùng lạc quyên không chịu bỏ vào. Một lát sau em ấy nói với cô giáo tổng phụ trách Đội : “Sáng má em cho em 500 đồng ăn sáng, em muốn giúp bạn 300 đồng thôi, cô thối lại cho em 300 đồng. Và với 200 đồng ấy, em học sinh mua được 2 viên kẹo để ăn cho đỡ đói bụng, trưa về ăn cơm. Đúng là “ lá lành đùm lá rách”
- Học sinh tiểu học đủ sức phân tích và khái quát những sự việc gây cảm xúc trong hành vi của con người. Các em biết lừa dối là xấu.
IV) Phương pháp giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học
1) Sử dụng hình ảnh trực quan sinh động
Trong dạy học, việc sử dụng đồ dùng dạy học đẹp, đúng quy cách, những thí nghiệm hấp dẫn, những mô hình sinh động không những giúp học sinh nắm vững tri thức mà còn tác động đến xúc cảm đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ ở học sinh. Khi sử dụng phương tiện trực quan trong việc gíao dục tình cảm cho các em, giáo viên phải biết kết hợp một cách linh họat các đồ vật, tranh ảnh với lời nói, cử chỉ của mình , giáo dục tình cảm không tách rời mà phải thông qua truyền thụ kiến thức.
Việc dùng các tác phẩm văn học nghệ thuật để tác động đến xúc cảm của học sinh cũng đặc biệt quan trọng. Xem tranh ảnh, đọc sách báo, xem phim, nghe ca nhạc có tác động đến xúc cảm và tình cảm của các em, có sức cuốn hút mạnh mẽ, để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồ các em.
Hình ảnh trực quan gần gũi, sinh động và tòan diện chính là tấm gương của thầy, cô giáo và cha mẹ. Cho nên giáo dục tình cảm cho các em bằng chính sự biểu thị tình cảm của giáo viên là hết sức quan trọng.
- Khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em khi giáo dục tình cảm
Yêu cầu này đặt ra cho giáo viên phải nắm được nhu cầu, thị hiếu, nguyện vọng, ước mơ cũng như hòan cảnh riêng của các em. Có nắm được đặc điểm này, giáo viên mới có thể lựa chọn được phương tiện thích hợp tác động đến tình cảm của học sinh ( quyển truyện tranh, bộ phim, trò chơi…). Kinh nghiệm của nhiều giáo viên thành công trong việc giáo dục những học sinh chưa ngoan đã chỉ ra rằng : việc tìm cách tác động đến tình cảm tích cực của học sinh là bí huyết thành công. Nhưng tác động chỉ có hiệu quả khi các em đang ở trạng thái tâm lý thuận lợi. Chẳng hạn, các em đang vui, đang buồn, đang ân hận đều là mỗi trạng thái khác nhau. Tác động đến tình cãm của các em phải tế nhị, nhẹ nhàng, thể hiện sự ân cần cởi mở và tấm lòng tâm phúc. Nếu nghỉ học sinh tiểu học còn nhỏ, chưa biết gì nên đối xử thế nào cũng được thì hết sức sai lầm. Anh mắt lạnh lùng, lời nói thô bạo, hành vi mang tính áp đặt sẽ gây nên các phản ứng tiêu cực, không tốt về giáo viên. Tất nhiên đối với học sinh phải vứa thương vừa nghiêm. Chỉ thương , mà không nghiêm các em sẽ coi thường yêu cầu của giáo viên, trái lại chỉ nghiêm các em sẽ sợ sệt, xa lánh và dễ có ác cảm với giáo viên.
2) Tình cảm của học sinh tiểu học phải luôn luôn được củng cố trong những họat động cụ thể

Qúa trình hình thành hay xóa bỏ một tình cảm nào đó phải công phu lâu dài. Do vậy , vấn đề giáo dục tình cảm cho học sinh rất phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ. Muốn hình thành một tình cảm nào đó phải tạo ra nhửng xúc cảm tích cực cùng lọai. Sự liên kết những ấn tượng đẹp của nhiều xúc cảm mới sẽ tạo nên tình cảm. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải tìm cách gợi lại những xúc cảm củ làm cơ sở tạo nên những xúc cảm mới và tập cho các em tự thử nghiệm những tình cảm trong những họat động cụ thể.
Để củng cố tình cảm của học sinh còn cần phải đưa các em vào các họat động khác nhau. Chỉ trong những họat động cụ thể ( học tập, lao động, vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ..) trẻ mới tiếp xúc với những hiện tượng, sự vật cụ thể, mới nảy sinh xúc cảm, có thử thách mới rèn luyện tình cảm của mình. Chẳng hạn, học sinh tiểu học thích tham gia các họat động tập thể. Không tổ chức cho các em họat động tập thể thì không thể hình thành tình cảm tập thể đúng đắn cho các em được.
Gíao dục tình cảm cho học sinh là công việc phức tạp khó khăn, đòi hỏi nhiều công phu và là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường, gia đình và xả hội. Đối với học sinh tiểu học thì công việc này càng có ý nghĩa, bởi lẻ tuổi học sinh ở bậc này là tuổi hoa, tuổi “ sống “ nhiều về tình cảm. Nắm được những đặc điểm tình cảm và biết được phương pháp giáo dục tình cảm cho các em học sinh tiểu học là nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên.


Tài liệu tham khảo
1. Tâm lý học phát triển – Vũ Thị Nho
2. Tâm lý học lứa tuổi tiểu học – Trần Thị Thu Mai
3. PHONGDIEP. NET
4. Tâm lý học đại cương – Nguyễn Xuân Thức
5. Bùi Văn Huệ (1997). Giáo trình Tâm lí học tiểu học. Nxb Giáo dục, Hà Nội
6 .Phạm Minh Hạc (Chủ biên), Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn (1991). Tâm lí học (sách dùng trong các trường THSP). Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Về Đầu Trang Go down
chipheo_hcm




Tổng số bài gửi : 2
Join date : 22/01/2011

Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài viết theo kiểu từ chương   Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học Icon_minitimeSat Jan 22, 2011 7:52 am

Vấn đề cần xác định lúc này không phải là viết lại theo sách. Những kiến thức này đã có trong sách mà là khám phá ra cái gì mới.
Chúng ta không thể so sánh giữa tình cảm trẻ em với tình cảm của người lớn để rồi rút ra kết luận mang tích định hướng.
Điều căn cơ nhất ở đây là xác định xem
1 - Tâm lý được hình thành trong đời sống xã hội.
2 - Tâm lý là cấu trúc nền tảng đã có sẵn chỉ đển thời điểm chín muồi là bộc phát.
Về Đầu Trang Go down
nguyenthidiemmy

nguyenthidiemmy


Tổng số bài gửi : 60
Join date : 24/06/2009
Age : 33
Đến từ : Long An

Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học   Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học Icon_minitimeWed Jan 26, 2011 1:59 am

Hi bạn,
Cám ơn bạn đã có những góp ý cho bài viết của mình. Đầu tiên, mình muốn nhấn mạnh với bạn rằng, bài viết của mình hoàn toàn không có một giới hạn nào cả. Chính vì vậy trong cái bao la vô tận về đời sống xúc cảm, tình cảm mình chỉ phân tích một số hướng tiếp cận mà mình cho là cần thiết. Hơn nữa, đối với mình, dù làm gì, phân tích gì đi nữa đều phải có cơ sở lý luận làm nền tảng, mà cơ sở lý luận đúng đắn nhất chỉ có thể là những khoa học đã được xem xét và qua nhiều lần chỉnh sửa đã được cụ thể ở SGK.
Ngoài ra, đây là bài tiểu luận mà mình đã nộp cô, do đó việc nó được cấu trúc theo từng chương là điều hết sức bình thường, đồng thời cũng là một công việc mà mình nghĩ là hết sức khoa học. Chúc bạn có nhiều bài viết va nhiều góp ý hay cho diễn đàn. Thân ái!
Về Đầu Trang Go down
peterduynguyen
Admin
peterduynguyen


Tổng số bài gửi : 143
Join date : 18/04/2010

Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học   Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học Icon_minitimeWed Jan 26, 2011 7:12 pm

riêng mình thì xin chân thành cám ơn bạn My đã trình bày khá rõ về vấn đề này. Có lẻ mình cũng cần nhiều bài viết căn bản dạng như vậy Chipheo nhỉ. Vì diễn đàn mình có nhìu thành viên có chuyên ngành ngoài tâm lý lắm. Duy cũng góp một xí ý của con chí là bài viết của bạn My dựa trên CSLL là các S GIÁO TRÌNH,tham khảo chứ đại học không có SGK,OK My nhỉ
Ngoài ra mình rất quan tâm 2 vấn đề mà Chipheo đưa ra,Chipheo có thể phân tich thêm hông
Về Đầu Trang Go down
nguyenthidiemmy

nguyenthidiemmy


Tổng số bài gửi : 60
Join date : 24/06/2009
Age : 33
Đến từ : Long An

Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học   Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học Icon_minitimeWed Jan 26, 2011 8:16 pm

Là giáo trình, đúng rồi. hihi. Tự nhiên mình lại ngộ ra một chân lý. Thanks tinh tinh nhé
Về Đầu Trang Go down
chipheo_hcm




Tổng số bài gửi : 2
Join date : 22/01/2011

Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học Empty
Bài gửiTiêu đề: hi   Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học Icon_minitimeFri Feb 11, 2011 1:56 am

Vấn đề mình đặt ra ở đây là chính kiến của người làm khoa học chứ không phải là học trò trả bài cho giáo viên!
Ý của mình là phân biệt một cách tường minh giữa di truyền và giáo dục.
cái nào đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành nhân cách con người. Di truyền hay Giáo dục?. Bạn đứng trên quan điểm cá nhân và dùng chính kiến của bản thân mà giải thích.Tâm lý học mác xít (và cũng là quan điểm của bạn - theo giáo trình) xem giáo dục đóng vai trò chủ đạo. Với mệnh đề này liệu có thuyết phục được các hiện tượng xã hội đã và đang xẩy ra trong cuộc sống không?. Người được học ở đại học phải là người biết tôn thờ chân lý và theo đuổi tự do học thuật. Theo mình một phát kiến khoa học phải là phát kiến có mật độ tri thức dày và đáng tin cậy. Ví dụ như kết luận của bạn dưới đây;
"Qúa trình hình thành hay xóa bỏ một tình cảm nào đó phải công phu lâu dài. Do vậy , vấn đề giáo dục tình cảm cho học sinh rất phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ. Muốn hình thành một tình cảm nào đó phải tạo ra nhửng xúc cảm tích cực cùng lọai. Sự liên kết những ấn tượng đẹp của nhiều xúc cảm mới sẽ tạo nên tình cảm."
Thì chưa đạt được đến điều đó.
- "Muốn hình thành một tình cảm nào đó phải tạo ra nhửng xúc cảm tích cực cùng lọai" Tạo nó như thế nào? đó mới là công việc của người làm khoa học chứ nói nó như thế này đó là công việc của người sao chép!
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học   Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Đời sống xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi tiểu học
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH LỨA TUỔI TIỂU HỌC - NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC GIÁO DỤC ĐỐI VỚI LỨA TUỔI NÀY
» Tiêu chuẩn chẩn đoán tình trạng tăng động giảm chú ý
» SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở LỨA TUỔI NHI ĐỒNG ( 6- 12 tuổi )
» sống trong đời sống cần có một tấm lòng
» Tình yêu - tình bạn và sự khác biệt

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học phát triển-
Chuyển đến