NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 TRỊ LIỆU PHÂN TÂM

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

TRỊ LIỆU PHÂN TÂM Empty
Bài gửiTiêu đề: TRỊ LIỆU PHÂN TÂM   TRỊ LIỆU PHÂN TÂM Icon_minitimeWed Oct 06, 2010 9:15 pm

TRỊ LIỆU PHÂN TÂM
- PM. Nguyễn Ngọc Duy –
Khoa Tâm lý – Giáo dục
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM

I. Cơ sở của liệu pháp phân tâm
Trị liệu phân tâm (Psychoanalytic therapy) bắt nguồn từ lý thuyết phân tâm cuối thế kỷ XIX do nhà tâm thần học người Áo Sigmund Freud đề xuất. Theo Freud thì đời sống tâm lý con người như một tảng băng trôi với 4/5 chìm dười mặt nước.
Đời sống tâm lý bao ba phần: cái nó, cái tôi và cái siêu tôi. Phần tảng băng nổi trên bề mặt nước ta có thể nhìn thấy được là phần ý thức. Phần tảng băng nằm ngay phía dưới mặt nước, khi nổi khi lặng là phần tiền ý thức. Còn phần tảng băng khổng lồ chìm sâu dưới nước mà ta không thể thấy được là tiềm thức hay còn gọi là vô thức.
Ngoài ra, phân tâm học còn có một quan điểm rất lý thú về nhân cách dựa trên lý thuyết về đời sống tâm lý ở trên. Theo phân tâm thì nhân cách của một người bao gồm có ba phần: bản năng, ý thức và ý thức xã hội.
Bản năng hay cái nó hoặc la Id là phần trong cùng của nhân cách, ở đây có sự xung đột bản năng thường xuyên xảy ra. Những cảm xúc, mong muốn thôi thúc nhân cách thỏa mãn và giải tỏa. Và cái Id này liên tục chi phối, gây sức ép với ý thức bản ngã. Nhưng bị bản ngã kìm hãm.
Ý thức hay còn gọi là ego, cái tôi hoặc là bản ngã tham gia vào hoạt động của con người như một giao diện giữa thực tại và suy nghĩ. Nó giúp duy trì tình trạng cân bằng động giữa các áp lực xung đột và nhận biết thực tại.
Và cuối cùng là ý thức xã hội hay còn gọi là superego, cái siêu ngã hay cái siêu tôi là ý thức trách nhiệm và lương tâm trong xã hội. Nó đóng vai trò là hàng rào kiểm soát cuối cùng hành vi của con người. Nếu ở trường hợp nào đó mà ý thức cũng không thể kìm hãm cái bản năng và hùa theo để vi phạm những chuẩn mực xã hội thì superego sẽ giúp cho con người dừng lại. Ví dụ như một người gặp đèn đỏ và cố tình vượt đèn đỏ, thì ở đây ý thức của người này đã vượt ra khỏi những chuẩn mực xã hội cho phép. Và lúc này, superego bắt đầu lên tiếng: vượt đèn đỏ là phạm pháp, là gây tai nạn, là gây mất trực tự giao thông, sẽ bị phạt, …Và nếu như superego thắng được cái ý thức đang muốn vượt đèn đỏ thì người đó sẽ dừng lại.
Theo phân tâm học thì quá trình phát triển của nhân cách trải qua 5 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn xung động bản năng ở trẻ sơ sinh. Tiếp theo những cấm đoán đầu tiên bắt đầu xuất hiện ở trẻ 2 – 3 tuổi. Ở đây mộ số nhu cầu cấp bách không thể thực hiện ngay hoặc sẽ không thực hiện được. Giai đoạn thứ ba là hình thành cái tôi ở trẻ 3 tuổi. Lúc này con người bắt đầu ý thức về chính mình và những điều mà trẻ cho là thuộc về mình như dành đồ chơi, kẹo…Giai đoạn thứ tư là hình thành các quy tắc, quy định và trách nhiệm ở lứa tuổi mẫu giáo. Và giai đoạn cuối cùng là hình thành cái siêu ngã khi trẻ trưởng thành: tính đúng mực, trách nhiệm, lương tâm và nghĩa vụ với bản thân, gia đình và xã hội.
II. Khái niệm về liệu pháp phân tâm:
Liệu pháp phân tâm là phương pháp điều trị bằng đàm thoại, trò chuyện để có thể đi sâu vào các mối quan hệ. Đồng thời khám phá ra các động cơ và những xung đột vô thức trong chủ thể bị nhiễu tâm, lo âu…do bị dồn nén. Để qua đó giúp chủ thể giải tỏa và lấy lại thăng bằng trong tâm lý.
Chính vì thế mà trị liệu phân tâm có mục tiêu là làm “bộc lộ vô thức” để có thể hiểu rõ mối liên hệ giữa triệu chứng hiện tại với nguồn gốc quá khứ. Qua đó giúp cho người bệnh thấu hiểu được vấn đề mà họ đang gặp phải. Ngoài ra, trị liệu phân tâm còn có nhiệm vụ cũng cố cái tôi của thân chủ, giúp người bệnh tin tưởng vào chính mình, yêu lấy mình. Không những thế, trị liệu phân tâm còn có nhiệm vụ nhận biết tác động nội tâm, giải quyết mẫu thuẫn và chấn thương ban đầu của thân chủ và đồng thời làm tăng nghị lực nơi họ, cũng như loại trừ các triệu chứng tâm bệnh và xây dựng lại toàn bộ nhân cách của bệnh nhân.
Và để đạt được những múc tiêu đó, nhà trị liệu phân tâm cần thực hiện được những nhiệm vụ sau: Đầu tiên là tìm ra được cơ chế dồn nén cũng như chế ngự được xung đột nơi người bệnh. Đồng thời phải biết lắng nghe để phát hiện nguyên nhân dẫn đến xung đột cũng như tái thiết lập ký ức bị dồn nén lâu ngày nơi bệnh nhân. Trải nghiệm lại những cảm giác căng thẳng hay đau đớn. Ngoài ra nhà trị liệu còn có nhiệm vụ chuyển những ý nghĩ bị dồn nén từ bình diện vô thức vào ý thức hay nói khác đi là phải thấu hiểu mối liên quan giữa triệu chứng hiện tại và những xung đột bị dồn nén trước đó. Bởi lẻ người bệnh sẽ dần hồi phục khi họ được giải thoát khỏi sự dồn nén đã được thiết lập từ tuổi thơ và quá trình trị liệu được diễn ra trong suốt quá trình trò chuyện bộc lộ vô thức.
Trong quá trình trị liệu phân tâm người bệnh sẽ sử dụng một số cơ chế tự bảo vệ chẳng hạn như: cơ chế kìm nén để kìm nén những cảm xúc, hành vi của mình; cơ chế chối bỏ để từ chối thừa nhận cảm xúc thật của mình; cơ chế phản ứng ngược để bộc lộ những phản ứng ngược lại với cảm xúc thật của bản thân; cơ chế phóng chiếu dùng để đặt những cảm xúc, những suy nghĩ, những mong muốn của bản thân vào người khác và tưởng tượng rằng người khác cũng có những tư tưởng, cảm xúc giống mình; cơ chế chia tách là không tha thứ cho bản thân, quá nhạy cảm với sự chống đối; Cơ chế hợp lý hóa là đưa ra những lý do để bào chữa cho những nhu cầu, mong đợi của bản thân không được thỏa mãn; Cơ chế giận dữ là bộc lộ những cảm xúc giận giữ khi bản thân mình hoặc người thân bị chỉ trích, nguy hiểm hoặc sỉ nhục. Nó có thể bộc lộ qua những hành động như đánh đấm, cào cấu, la mắng…; Cơ chế thoái lùi tức là cơ chế thân chủ quay trở lại những giai đoạn phát triển trước đó, những người này thường ít trưởng thành về mặt hành vi; Cơ chế rút lui là cơ chế tránh né người khác hoặc kể cả các vấn đề trong xã hội.
III. Một số kỹ thuật trị liệu cơ bản trong trị liệu phân tâm
Nhắc đến trị liệu phân tâm ta không thể không nói đến kỹ thuật liên tưởng tự do. Kỹ thuật này dùng câu hỏi, lời nói để khơi gợi lại những cảm xúc mà bệnh nhân khó chịu, khuyến khích bệnh nhân tự do bốc lộ ý nghĩ của mình. Và để thực hiện được kỹ thuật này thì nhà trị liệu cần phải có nghệ thuật đặc câu hỏi một cách thông minh và khéo léo để gợi mở cho bệnh nhân tự bộc lộ.
Ngoài ra trị liệu phân tâm còn có kỹ thuật chống đối. Kỹ thuật này điều có ở cả nhà trị liệu và cả bệnh nhân. Bệnh nhân có thể chống đối bằng cách vi phạm quy trình trị liệu hoặc né tránh không muốn hợp tác để trị liệu. Đối với trường hợp này nhà trị liệu cần phá tan sự chống đối đó để giúp người bệnh đối diện với vấn đề để có thể vượt qua bằng cách chống đối lại cái mà họ chống đối để vào được trong vô thức.
Bên cạnh đó, giải mộng cũng là một kỹ thuật được sử dụng thường xuyên trong trị liệu phân tâm. Vì theo phân tâm học thì giấc mơ chứa đựng rất nhiều thông tin vô thức. Nên giải nghĩa được giấc mơ cũng có thể phần nào tìm ra được cái cơ chế vô thức đang chi phối những hành vi bị rối nhiễu nơi người bệnh.
Tiếp theo là kỹ thuật chuyển di và phản chuyển di. Đây là thủ thuật mà thân chủ có thể dùng để chuyển những cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực của bản thân lên nhà trị liệu. Nên nhà trị cần phải trang bị cho mình một “bộ áo giáp” và phải tỉnh táo để có thể tránh được thủ thuật chuyển di này.
Nói tóm lại, trị liệu phân tâm là một trong những hệ thống phương pháp trị liệu rất tốt và nó được sử dụng phổ biến ở các nước châu Âu, đặc biệt là ở Pháp. Tuy nhiên để, thực hiện được liệu pháp này nhà trị liệu phải nắm được một kiến thức rất sâu về tâm lý đặc biệt là vô thức. Đây là một điều không phải dễ chút nào và cũng không phải ai cũng có thể làm được.

Về Đầu Trang Go down
 
TRỊ LIỆU PHÂN TÂM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÝ TRỊ LIỆU
» Khóa tập huấn nâng cao về tâm lý trị liệu
» Triết lý trị liệu của trường phái thân chủ trọng tâm
» Những đóng góp của Tâm lý học Gestalt trong lĩnh vực trị liệu
» NHẬP MÔN PHÂN TÂM HỌC

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học trị liệu-
Chuyển đến