NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Xây dựng thương hiệu

Go down 
Tác giảThông điệp
peterduynguyen
Admin
peterduynguyen


Tổng số bài gửi : 143
Join date : 18/04/2010

Xây dựng thương hiệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Xây dựng thương hiệu   Xây dựng thương hiệu Icon_minitimeTue Feb 07, 2012 4:11 pm

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
- PM. Nguyễn Ngọc Duy –
-
Trong thời buỗi kinh tế thị trường hiện nay, việc thành lập công ty hay xí nghiệp không còn phải là chuyện hiếm hoi. Chính vì vậy mà các công ty chẳng khác gì nấm mọc sau mưa. Đi theo đó là các tên tuổi công ty này, xí nghiệp kia giăng kín lối bầu trời thương trường. Vậy thì phải làm sao để tên tuổi của công ty mình bức lên và chói sáng trên bầu trời ngỗn ngang ấy.
Vâng đây luôn là một khát khao và là một bài toán khó cho mọi doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu mạnh. Đúng vậy, thương hiệu gắn liền với sinh mệnh của doanh nghiệp. Thương hiệu mất doanh nghiệp mất, thương hiệu còn doanh nghiệp còn, thường hiệu tốt thì doanh nghiệp phát triển.
Vậy thì thương hiệu là gì? Thương hiệu là một cái tên, một cái hình…hay nói chung là những tổng thể những đặc điểm của doanh nghiệp được biểu thị trên thương trường. Nó mang đậm tính cá thể của doanh nghiệp.
Vậy còn bản chất tâm lý của thương hiệu là gì? Vâng bản chất tâm lý của thương hiệu được hội tụ từ ba yếu tố là nhận thức, tình cảm và niềm tin. Nắm được điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng doanh nghiệp nói chúng và xây dựng thương hiệu nói riêng.
Nếu ví thương hiệu như một con tàu thì nhận thức chính là bánh lái, tình cảm chính là động cơ và niềm tin chính là thân tàu. Cả ba yếu tố trên điều tối quan trọng và không thể thiếu. Nếu thiếu một trong ba thì con tàu không thể vận hành được có khi còn bị chìm nữa. Thương hiệu cũng thế, nếu thiếu một trong ba yếu tố trên cũng không được. Chính vì thế khi xây dựng thương hiệu ta cần tác động đồng bộ lên ba yếu tố: Nhận thức – tình cảm – niềm tin.
Bước đầu tiên khi chúng ta đi xây dựng thương hiệu đó là định vị xem thương hiệu của chúng ta đang nằm ở vị trí nào. Với một biểu đồ 2 chiều có trục tung là tình cảm, niềm tin và trục hoành là nhận thức bạn dễ dàng xác định được vị trí hiện tại của thương hiệu mà mình muốn xây dựng. Bắt đầu từ trục tung, tính theo chiều kim đồng hồ thì nếu thương hiệu nằm ở khoảng thứ nhất thì đây là thương hiệu tốt đang phát triển và càng ở mức độ cao thì thương hiệu càng mạnh. Kế đến là khoảng thứ hai. Thương hiệu ở khoảng này có đặc đặc điểm là cung cấp đủ nhận thức nhưng thiếu yếu tố tình cảm nên việc chúng ta cần làm là tăng cường tạo thiện cảm và niềm tin cho khách hàng.
Tiếp đến là thương hiệu ở khoảng thứ ba, ở đây thương hiệu có đặc điểm là đang suy yếu và nếu không điều chỉnh thì thương hiệu có nguy cơ sụp đỗ. Việc cần làm cho loại thương hiệu này là điều chỉnh cả ba mặt nhận thức, tình cảm và niềm tin.
Và cuối cùng là khoảng thứ tư. Thương hiệu ở đây có đặc điểm là tạo được tình cảm, niềm tin chó khách hành nhưng còn yếu về mặt nhận thức. Và việc cần làm đương nhiên là điều chỉnh mặt nhận thức của thương hiệu.
Chúng ta cần lưu ý phân biệt giữa thương hiệu mạnh và khuynh hương tiêu dùng. Bản chất của khuynh hương tiêu dùng là thị hiếu tiêu dùng. Nếu xét vể ba mặt như ở trên thì yếu tố đầu tiên chỉ dừng lại ở mức dộ nhận thức cảm tính. Tức là khách hành chỉ nhận thức chưa đầy đủ về các đặc điểm, tính chất của thương hiệu. Ở mặt thứ hai chỉ dừng lại ở mức độ xúc cảm. Và mặt thứ ba thì chỉ là niềm tin bình thường chưa vững chắc.
Còn nếu như thương hiệu mạnh thì bản chất của nó chính là thói quen tiêu dùng. Để có được thói quen tiêu dùng này thì đòi hỏi ba mặt như đã phẩn tích ở trên phải ở mức: nhận thức đầy đủ, tình cảm sâu sắc và niềm tin vững chắc.
Ngoài ra khi xây dựng một thương hiệu chúng ta cần lưu ý đến yêu cầu 10 T sau:
Thứ nhất đó là TÊN. Cần đặt một cái tên ngắn gọn, phản ánh được vấn đề và hợp lý.
Thứ hai là Tượng hình. Yếu tố tượng hình là điều không thể thiếu đối với việc thiết kế thương hiệu. Cần chọn hình khái quát được đặc điểm của doanh nghiệp hay sản phẩm.
Thứ ba là Tượng thanh. Âm thanh là yếu tố không bắt buộc nhưng cũng nên có để tăng phần hiệu ứng cho thương hiệu.
Thứ tư là Tinh thần. Thái độ, tinh thần muốn chăm sóc khách hành của doanh nghiệp cũng phải được biểu lộ ra ở thương hiệu, cụ thể là ở câu slogan.
Thứ năm là Trí nhớ. Một thương hiệu tốt là một thương hiệu dễ nhớ.
Thứ sáu là Thiện cảm. Thương hiệu phải dễ thương, tạo được thiện cảm trong lòng khách hành. Yếu tố này rất quan trọng vì nếu được lặp đi lặp lại nhiều rất sẽ tạo ra một sức ảnh hưởng rất lớn theo nguyên lý “mưa dầm thấm đất” của ông bà ta.
Thứ bảy là Tìm hiểu và Thấu hiểu về sản phẩm. Thương hiệu phải cung cấp được các thông tin cơ bản để khách hành muốn tìm hiểu về sản phẩm thì có thể biết tìm ở đâu được.
Thứ tám là Tin tưởng. Thương hiệu phải tạo ra được sự tin tưởng cho khách hàng. Một lưu ý nhỏ nhưng rất quan trọng đó là sự thống nhất toàn bộ về thương hiệu về mặt lịch sử cũng như địa lý. Tránh trường hợp bất nhất trong thương hiệu.
Thứ chín là Tiềm lực. Thương hiệu phải thể hiện được các tiềm năng của doanh nghiệp. Qua đó góp phần cũng cố niềm tin và thiện cảm cho thương hiệu.
Thứ mười là Thích ứng. Thích ứng với môi trường, văn hóa xã hội là điều không thể thiếu. Có được điều này thì thường hiệu mới có được chỗ đứng bền vững trong lòng khách hàng.
Tóm lại, xây dựng thương hiệu là một việc hết sức quan trọng và cũng vô cùng khó khăn. Đòi hỏi sự nổ lực, sáng tạo và uyển chuyển rất lớn của doanh nghiệp.
afro afro afro afro
Về Đầu Trang Go down
 
Xây dựng thương hiệu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Vinh danh thương hiệu làm đẹp lần II
» Nhìn lại " Vinh danh thương hiệu làm đẹp lần I"
» Sói Bạc và Vinatoc- ứng viên tham gia "thương hiệu làm đẹp lần 2"
» Sói Bạc và Vinatoc- ứng viên tham gia "thương hiệu làm đẹp lần 2"
» DẠY TRẺ BẰNG TÌNH THƯƠNG VÀ SỰ HIỂU BIẾT

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học kinh doanh-
Chuyển đến