NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Sáng tạo và nuôi dưỡng lý tưởng

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

Sáng tạo và nuôi dưỡng lý tưởng Empty
Bài gửiTiêu đề: Sáng tạo và nuôi dưỡng lý tưởng   Sáng tạo và nuôi dưỡng lý tưởng Icon_minitimeMon Jun 29, 2009 10:10 pm

1. Chúng ta đang cần hướng đến một môi trường đại học đúng nghĩa cho việc phát triển khả năng sáng tạo của sinh viên. Đại học đúng nghĩa phải là nơi mà tinh thần học hỏi tìm hiểu được thúc đẩy mạnh mẽ nhất, là nơi mà khám phá phát minh được chứng thực và hoàn thiện, là nơi mà sự động não được khuyến khích vì ý kiến bộc phát chưa suy nghĩ cẩn trọng không gây nguy hại gì, là nơi mà sai lầm thiếu sót được tìm ra do tranh luận giữa những khối óc thông minh đầy kiến thức.

Tuy nhiên trên hết, đại học phải là nơi hình thành trí tuệ, thái độ và nhân cách của sinh viên - những nhà lãnh đạo tương lai qua tương tác với giáo sư để làm cho giá trị của đại học trở thành giá trị của xã hội.

Đại học phải phát triển trong những người sinh viên các phẩm chất và khả năng có giá trị cho sự phát triển cộng đồng, phát triển xã hội. Nhưng điều đó không có nghĩa là cá tính phải tự diệt và cá nhân chỉ trở thành những công cụ của tập thể, của cộng đồng. Vì nếu một cộng đồng gồm toàn những cá nhân được tiêu chuẩn hóa như nhau mà không có những mục tiêu và sáng kiến độc đáo thì sẽ là một cộng đồng kém cỏi, không có khả năng phát triển. Trái lại, mục đích của giáo dục phải là việc đào tạo những cá nhân biết suy nghĩ một cách độc lập, sáng tạo và xem việc phục vụ cộng đồng là mục đích cao cả nhất của đời mình.

2. Nhưng làm sao để thực hiện được lý tường giáo dục đó? Phương pháp quan trọng nhất của giáo dục luôn luôn gồm những gì nhằm khuyến khích người học thực hiện thật sự. Điều này áp dụng cho cả những cố gắng đầu tiên khi tập viết của học sinh mẫu giáo cũng như đối với việc làm luận văn của sinh viên sắp tết nghiệp đại học. Nhưng đằng sau mỗi hành động thực hiện đều có những động cơ làm căn bản, làm lý do cho hành động đó và rồi chính chúng được củng cố và nuôi dưỡng bởi thành quả của hành động. ở đây có những khác biệt đáng kể nhất về động cơ hành động và chúng là điều quan trọng nhất của giá trị giáo dục. Không ai cho rằng nhà trường và thái độ người thầy lại không có ảnh hưởng gì đến sự hình thành nền tảng tâm lý người học.

Một động cơ cho hành động thuộc bản chất con người, đó là sự mong muốn được thừa nhận, được coi trọng bởi người khác. Nếu vắng sự kích thích tinh thần này, sự hợp tác gắn bó thật sự giữa con người sẽ hoàn toàn không xảy ra được. Trong tình cảm phức tạp này, động cơ tốt và xấu nằm bên nhau. Mong muốn được thừa nhận là động cơ lành mạnh, nhưng muốn chứng tỏ mình mạnh hơn, giỏi hơn, thông minh hơn người khác dễ dàng dẫn đến những tâm lý ích kỷ quá đáng và có thể trở thành tai hại cho cá nhân lẫn cộng đồng. Do đó nhà trường và người thầy phải đề phòng để tránh việc sử dụng những phương pháp dễ dàng tạo ra tham vọng cá nhân trong khi thúc đẩy việc học tập.

3. Lý thuyết về tranh đấu cho sinh tồn được nhiều người kể đến như một sự chấp thuận việc khuyến khích tinh thần cạnh tranh phá hoại nhau giữa những cá nhân. Như thế là sai lầm vì con người chỉ tồn tại trong xã hội với những con người khác cùng cộng tác lẫn nhau. Do đó chúng ta phải cảnh giác chống lại việc dạy tuổi trẻ xem việc thành công kiêu giàu có và quyền thế hơn người theo nghĩa thường tình như là mục đích cao cả cuộc sống. Bởi vì một người thành công kiếu đó trong cuộc sống là người thu nhận quyền lợi từ những người khác, thường là nhiều hơn so với cống hiến của người đó. Giá trị của một người phải được xem ở những gì mà người đó cống hiến chứ không phải ở những gì người đó thu nhận để sở hữu và hưởng thụ.

Trong quá trình cải tổ đổi mới, khi vai trò của mối quan hệ giữa chính quyền và cơ chế thị trường chưa ổn định, nhiều người thành công trong việc trở nên giàu có và thế lực hiện nay có thể tạo nên sự nhầm lẫn về giá trị biểu kiến dựa trên những, gì họ sở hữu - trong khi có thê họ không cống hiến gì có giá trị cho cộng đồng mà thực chất chỉ vơ vét hưởng thụ và ăn bám vào sự cống hiến của người khác. Tóm lại, điều quan trọng của một nền giáo dục đại học có giá trị là khả năng suy nghĩ sáng tạo và óc phê phán độc lập được phát triển trong người sinh viên và lý tưởng phục vụ cộng đồng được nuôi dưỡng thành mục đích cao cả nhất của cuộc đời.

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống
Về Đầu Trang Go down
 
Sáng tạo và nuôi dưỡng lý tưởng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» khoảnh khắc Bình Dương (1)
» khoảnh khắc Bình Dương (2)_chuyện bên lề
» TƯ DUY SÁNG TẠO
» khoa học về sáng tạo
» Hãy thắp sáng lên

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học sáng tạo-
Chuyển đến