NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 khoa học về sáng tạo

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

khoa học về sáng tạo Empty
Bài gửiTiêu đề: khoa học về sáng tạo   khoa học về sáng tạo Icon_minitimeMon Jun 29, 2009 10:11 pm

Đã có nhiều nguyên nhân được nêu ra về tình trạng học sinh bỏ học, không hứng thú học, song có một nguyên nhân ít được nhắc tới đó là việc coi thường tâm lý "thích sáng tạo" của học sinh, chỉ lo nhồi nhét kiến thức.

Đã từ lâu, ngành giáo dục chủ trương đổi mới cách dạy, cách học nhưng kết quả đạt được chưa cao. Mà nguyên nhân sâu xa là ở chỗ, yêu cầu giáo viên rèn óc thông minh sáng tạo cho học trò nhưng lại không trang bị cho giáo viên khoa học về sự sáng tạo. Khoa học về sự thông minh nảy sinh qua việc dạy cho học sinh biết cách phân tích, tổng hợp, suy diễn. Nhưng như thế là chưa đủ khi thiếu những bài học yêu cầu về sự sáng tạo. Ngay ở các kỳ thi toán quốc tế, thí sinh giải những bài toán khó trong đó đã cho biết giả thiết và kết luận, thí sinh chỉ phải tìm ra cách suy diễn từ giả thiết và kết luận. Tư duy của họ giống như một con chim trong lồng, có thể nhảy nhót nhưng không ra khỏi lồng. Cái lồng đây chính là đề bài. Dĩ nhiên, rèn được óc thông minh cũng tốt và không dễ, nhưng thời đại ngày nay đòi hỏi sự sáng tạo, nhất là với những nước còn nghèo như nước ta để đuổi kịp rồi vượt lên so với các nước khác.

Vậy ngành giáo dục phải làm gì? Phải làm sao sớm có khoa học về sự sáng tạo, để không còn "kêu gọi" dạy và học sáng tạo chung chung nữa? Hiện nay, còn nhiều nhận thức cảm tính không đúng xung quanh hai chữ "sáng tạo". Ví như cho rằng phải dạy thật tốt, học thật tốt, chờ cho học sinh có nhiều kiến thức rồi mới dạy sáng tạo, học sáng tạo. Đành rằng nhiều kiến thức là một thuận lợi cho sự sáng tạo nhưng không nhất thiết người nhiều kiến thức hơn thì sáng tạo hơn người ít kiến thức, vì đặc điểm của "sáng tạo" là có thể xuất hiện ở những người có trình độ học vấn rất khác nhau.

Từ trước đến nay, ngành giáo duc chỉ đưa công tác nghiên cứu khoa học vào các trường đại học mà không đưa vào các trường phổ thông. Trước đây, Trường Đại học sư phạm Hà Nội đã chủ trương sử dụng học sinh phổ thông trung học làm cộng tác viên cho các đề tài nghiên cứu khoa học và đã gặt hái được những thành công. Qua đó thấy nổi lên hai sức mạnh lâu nay bị bỏ phí:

Một là sức mạnh liên kết bộ ba: đại học, phổ thông, cuộc sống. Cả ba đều có lợi vì đại học được nối thêm tay, thêm óc của đông đảo học sinh phổ thông, phổ thông được tiếp xúc với một hình thức học rất tiến bộ có tác dụng nhiều trong việc rèn luyện tác phong công nghiệp và tư duy sáng tạo, cuộc sống có thêm lực lượng học sinh để chuyển giao công nghệ từ một cơ quan khoa học vào cuộc sống.

Hai là "tâm lý thích sáng tạo" của con người. Ngẫm ra, đã là con người thì ai cũng chán khi phải kéo dài mãi một việc mà không hề có đổi mới. Ngay ở lứa tuổi mẫu giáo, các cháu cũng đã bộc lộ rõ tâm lý đó: cho các cháu một đồ chơi dù hay, dù đẹp đến mấy, chơi mãi rồi cũng chán. Khi đó các cháu sẽ bày ra những đồ chơi, cách chơi do các cháu tự nghĩ ra. Ngày nay, nhiều người nói đến việc học sinh bỏ học, chán học, không hứng thú học và chỉ ra nhiều nguyên nhân mà quên nguyên nhân cốt lõi là coi thường tâm lý "thích sáng tạo" của học sinh, chỉ lo nhồi nhét kiến thức.

Vậy, phải xây dựng được một khoa học về sáng tạo để chỉ đạo việc dạy và học sáng tạo. Muốn vậy phải có một sự nhất trí cao và một quyết tâm lớn để xây dựng một lộ trình thích hợp. Về bước đi thì bước đầu có thể giao cho hai trường Đại học sư phạm trọng điểm mở màn. Về bộ môn thì trước hết hãy triển khai với môn Toán bởi hai lẽ: một là loài người đã thừa nhận "toán học là thể dục của trí não"; nó đòi hỏi sự chính xác nghiêm ngặt nên dễ phát hiện ra những sai sót mà ở môn khác có thể bỏ qua; hai là toán học không cần trang thiết bị gì (ngày nay, có thể đôi khi cần đến máy tính điện tử).

Mỗi học sinh như một cây non. Nếu đem trồng ngoài trời thì nó có thể trở thành cây đại thụ, nhưng nếu đem trồng trong chậu cảnh thì nó sẽ chỉ là cây cảnh. Chính cái chậu cảnh đã ngăn không cho cây non trở thành cây đại thụ. Cách dạy truyền thụ một chiều, nhồi nhét chính là những chậu cảnh. Nên phá các chậu cảnh đi và cách phá tốt nhất là đưa sáng tạo vào các trường học một cách bài bản, khoa học.

GS TSKH Nguyễn Cảnh Toàn
Nguồn: Khoa học và Phát triển
Về Đầu Trang Go down
 
khoa học về sáng tạo
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Khoá học "Tư duy tích cực" (khoá mới)
» TƯ DUY SÁNG TẠO
» Hãy thắp sáng lên
» Trể tự kỷ
» Sáng tạo và nuôi dưỡng lý tưởng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học sáng tạo-
Chuyển đến